Chia sẻ bằng cả trái tim. Công đức vô lượng!

thai-le-huc-2Đời người cũng phải chọn lấy khinh trọng, nhanh chậm, việc gì thì phải nên làm trước, việc gì thì phải nên làm sau, thứ tự trước sau cũng phải đưa ra chọn lựa. Chúng ta thường nói: “Chí yếu mạc nhược giáo tử(đời người việc lớn thứ nhất là phải dạy tốt con cái). Nếu như con cái chúng ta không được dạy tốt, thì đời nay bạn có được hạnh phúc không? Con người này có phước báo không? Đời sống của người này có thể trải qua được yên vui không? Những năm cuối đời của chúng ta quyết định ở chỗ con cái có hiểu việc hay không, có hiếu thuận hay không. Nếu như giáo dục ra con cái không hiểu chuyện, nửa đời sau của chúng ta sẽ rất khó sống vì chúng ta không biết được hôm nay con cái lại sẽ cho ta diễn đoạn kịch nào, để cho ta thâu thập tàn cuộc. Cho nên giáo dục con cái phải được đặt lên hàng đầu, đặt ở vị trí quan trọng. Vậy thì nặng nhẹ, nhanh chậm bạn phải chọn lựa.

Thế nào gọi là giáo dục?

Phải làm thế nào để dạy tốt con cái? Xin hỏi: Phụ huynh hiện tại cảm thấy cái gì là giáo dục? Ồ! “Thân giáo”. Chúng ta vỗ tay cổ vũ cho vị này. Đáp án này đều không xuất hiện ở người ba bốn mươi tuổi, đều là bậc trưởng bối cao tuổi mới có được đáp án này. Khi tôi diễn giảng ở Malaysia, tôi hỏi phụ huynh: “Cái gì gọi là giáo dục?”. Có một vị phụ huynh rất là thành thực, ông nói: “Thi được 100 điểm”. Ông ấy đáng được cổ vũ, bởi vì ông ấy không có chút hư ngụy nào, ông đem suy nghĩ trong lòng mình nói ra.

Tôi dạy học trò, tôi cũng rất chú trọng việc phối hợp với phụ huynh. Lần đầu cùng phụ huynh nói chuyện, tôi thường hỏi phụ huynh: “Ông cảm thấy giáo dục con cái, thì thái độ làm việc, làm người có phải là việc quan trọng của cả đời hay không? Hay là điểm số quan trọng, đem số điểm của con cái từ 98% kéo lên đến 100%. Sự việc nào là quan trọng? Là việc trước quan trọng hay là việc sau quan trọng?”. Có người nói việc trước quan trọng và không có người nói đến việc sau. Bạn xem, phụ huynh của chúng ta có sang suốt hay không? Nghe ra thì rất sang suốt.

Xin hỏi: Đại bộ phận phụ huynh là đang coi trọng thái độ làm người, làm việc hay là đang coi trọng điểm số của con cái. Điểm số phải không? “Lần này con thi được mấy điểm, mau đem ra đây!”. Trong đầu phụ huynh chỉ quan tâm đến điểm số.

Xin hỏi các vị phụ huynh: Chúng ta phải xem lại! Chúng ta đều nói với trẻ nhỏ là “Làm người thì lời nói việc làm phải đi đôi”. Vậy tại vì sao chúng ta rõ ràng cảm thấy thái độ làm người, làm việc quan trọng, nhưng cuối cùng trọng tâm của chúng ta lại tập trung ở trên điểm số? Vì sao có thể như vậy? Kỳ thật không thể trách phụ huynh của chúng ta, bởi vì họ chưa thể nhận ra được là cách làm người, làm việc đối với cả đời của đứa bé có sự ảnh hưởng dài lâu, to lớn cỡ nào! Còn điểm số, 100 điểm lập tức xem thấy được. Hơn nữa họ còn có thể đem ra nói: “Con trai tôi tam khoa, tứ khóa đều 100 điểm”.

Chúng ta phải bình lặng mà suy xét, ngày nay chúng ta đem trẻ nhỏ hướng chúng đi trên con đường của điểm số. Xin hỏi: Chúng sẽ đi đến đời sống như thế nào? Bạn có thể xem thấy được hay không? Bạn mong muốn thúc đẩy chúng đi trên con đường này, bạn cũng phải tường tận, chúng ta đang đẩy trẻ nhỏ đi về hướng danh lợi.

Chủ nghĩa học vị

Các vị phụ huynh! Tôi cũng là sản vật của chủ nghĩa học vị. Các vị có thấy ra được không? Các vị thật quá nhân từ, không muốn làm tổn thương ngay trước mặt tôi. Tôi chính là sản vật của chủ nghĩa học vị. Tôi còn nhớ khi tôi đang đi học sơ trung, khi thi chỉ đạt được 98 điểm, tôi khóc đến nửa ngày. Vì sao vậy? Bởi vì lúc đó muốn được là học sinh ưu tú của lớp nên nếu kém đi hai điểm và không được ghi danh thì nhân sinh của tôi kể như tiêu rồi. Có cần nghiêm trọng như vậy không? Tại vì sao tôi phải cảm thấy nghiêm trọng đến như vậy? Bạn xem, chúng ta vừa mới lên sơ trung, cái tâm sợ được, sợ mất nghiêm trọng đến như vậy. Một đứa nhỏ sợ được, sợ mất, cả đời này không thể có được hạnh phúc mà thường hay phải phiền não Đông, phiền não Tây.

Chủ nghĩa học vị chính là chỉ nghĩ đến điểm số của chính mình, muốn đạp lên người khác. Cho nên vốn dĩ tôi đáng nên có tâm huyết của Phạm Trọng Yêm là: “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc(Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ), nhưng bởi vì chủ nghĩa học vị nên tôi chỉ nghĩ đến đánh bại người khác. Tôi nghĩ lại, khi còn đi học cao trung, vừa được phát sổ điểm đều lướt nhìn người khác bao nhiêu điểm. Nếu như số điểm của họ cao hơn ta, nội tâm của ta rất là khó chịu, mặt lớn, mặt nhỏ thật khó coi. Chúng ta phải suy xét xem nhân cách như vậy có thể có được hạnh phúc không.

Tôi còn nhớ khi tôi tốt nghiệp đại học, vừa lúc đó ở bên trong cửa tiệm gặp một bạn học lúc sơ trung, mỗi lần thi anh ấy đều hạng nhất. Trong ấn tượng của tôi, hạng nhất trong lớp rất giỏi. Ngay khi anh ấy tốt nghiệp ra trường, bởi vì thời gian dài vùi đầu ở trong đống sách, cho nên năng lực tiếp xúc với người đặc biệt kém, vừa nói đến kinh nghiệm làm việc trong xã hội thì anh ấy liền run lên. Anh ấy nói: “Con người tại vì sao mà khủng khiếp vậy? Tôi cảm thấy rất sợ khi tiếp xúc với họ”. Bạn xem, năng lực tiếp xúc với người của anh ấy rất thấp và do vậy, tấm lòng bao dung với người khác cũng không hình thành. Cho nên đời sống của anh ấy như vậy không thể nào có được hạnh phúc.

Chúng ta cùng nhau suy xét: Chúng ta đẩy trẻ nhỏ đi con đường chủ nghĩa học vị. Khi chúng ra trường, chúng có thể lấy được bằng tiến sĩ, thạc sĩ rất nhiều. Xin hỏi: Hiện tại mức độ thất nghiệp nhiều nhất là học vị nào? Hiện tại tốt nghiệp cao trung thì không thất nghiệp vì lao động, rửa bát, quét dọn, họ bằng lòng làm, cho nên họ không bị thất nghiệp. Trái lại tốt nghiệp đại học, nghiên cứu sinh, cảm thấy mức lương đó quá thấp nên họ không bằng lòng làm.

Ảnh hưởng chủ nghĩa học vị với thái độ con người

Xin hỏi: Đại học, thạc sĩ đã cho đứa nhỏ thái độ gì? Không thể cúi xuống. Nhân sinh phải có thể cúi thì mới có thể vươn lên.

Hiện tại mỗi năm sinh viên tốt nghiệp trên đại học số lượng rất là nhiều, thế nhưng có rất nhiều người đang thất nghiệp. Có hay không vậy? Chúng ta cùng nhau suy xét một chút, đây là từ trong thể chế giáo dục đã bồi dưỡng nhân tài hơn 10 năm, khi ra trường thì không dùng được. Sinh viên ra trường rất nhiều, thế nhưng nếu như các vị có bạn bè là chủ xí nghiệp, là chủ sở hữu một công ty, thậm chí là lãnh đạo của các cơ quan nhà nước, bạn thử hỏi họ xem thanh niên hiện tại có phải là nhân tài thật sự hay không. Họ sẽ trả lời thế nào? Họ sẽ nói với bạn là không tìm được nhân tài. Máy móc giáo dục vẫn luôn sản xuất ra, kết quả các xí nghiệp cảm thấy không dùng được.

Cho nên các vị phụ huynh, nếu như bạn nói với con của bạn là: “Con chỉ cần thi cử là đủ rồi, các việc nhà con không cần phải làm” thì xin bạn hãy nghĩ lại. Bạn luôn bảo chúng thi cử, mải lo thi cử để đi lên, sau khi tốt nghiệp đại học rồi bảo đảm chúng có đời sống hạnh phúc mỹ mãn. Có phụ huynh nào đưa ra tiêu chuẩn này với con của bạn không? Bạn sẽ bị thất vọng. Bạn dường như nói với chúng: “Chỉ cần con đi học cho tốt, thì về sau con sẽ được thuận buồm xuôi gió”. Không thể có việc này, hiện tại không có. Về trước có hay không? Về trước cũng không có.

Hôm nay con cái tốt nghiệp đại học rồi, nếu như chúng không biết cách làm người, không biết sống hòa thuận với người, cơ hội có tốt hơn cũng sẽ vuột mất ngay trước mặt chúng. Nếu bạn nói với con bạn: “Chỉ cần con học thẳng lên trên, các việc khác không cần phải làm” thì trẻ nhỏ sẽ có một thái độ khiếm khuyết, chính là lòng trách nhiệm. Một đứa nhỏ có lòng trách nhiệm, chúng mới chịu gánh vác. Thế nhưng bạn nói với chúng: “Cứ học thẳng lên trên thì tốt rồi!”. Kỳ thật chúng đi học là vì cái gì? Xem mặt của ai vậy? Xem mặt của cha mẹ, như vậy mà học. So với một đứa bé hiếu tâm, vậy thì hoàn toàn không như vậy. Đứa bé có hiếu tâm thì chúng phải để cha mẹ an lòng. Chúng hy vọng về sau có thể làm cho đời sống của cha mẹ được tốt hơn. Cho nên chúng không ngừng nâng cao năng lực cùng đức hạnh của chính mình. Đứa bé như vậy sẽ phát triển rất tốt.


Chia sẻ bằng cả trái tim. Công đức vô lượng!

Trả lời