Chia sẻ bằng cả trái tim. Công đức vô lượng!

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360 GIẢNG GIẢI – TẬP 26

Chủ giảng: Thầy giáo, Tiến sĩ Thái Lễ Húc
Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ, Viên Đạt Cư Sĩ, Mộ Tịnh Cư Sĩ, Phước Tịnh Cư Sĩ
Thuyết minh: Hạnh Quang
Download toàn bộ MP3



Quần thư trị yếu 360 – Tập 26

Đời người, nói thật giống như nằm mộng vậy. Mấy mươi năm trước đây, các vị có cảm thấy giống như là nằm mộng không, hơn nữa chúng ta cảm thấy giấc mộng này càng lúc càng nhanh. Lúc còn nhỏ thì cảm thấy ngày tháng trôi qua sao mà chậm như vậy, ta phải lớn nhanh nhanh, đặc biệt là càng lớn thì bao lì xì càng nhiều. Lúc đó chưa hiểu chuyện, là cách nghĩ của trẻ thơ. Nhưng mà ngược lại sau khi đã trưởng thành, đặc biệt là khi đã 30 tuổi rồi, hình như là một năm trôi qua rất nhanh, hình như là vừa mới đây thôi.

Gần đây tôi thường gặp một số bạn bè, tôi nói ây da! Lại gặp nhau nữa rồi”. Người bạn đó nhìn nhìn tôi: “Đã tám tháng rồi, nhanh thật!”. Cho nên, người xưa nhắc nhở chúng ta một tấc thời gian, một tấc vàng”. Thật vậy, không phải là không có lý, phải nên trân quý! Cho nên, việc đảm đương này rất quan trọng, bởi vì đời người bình lặng lại mà suy xét, ý nghĩa của cuộc sống đời người là ở chỗ nào? Các vị đã xem qua kết luận của một quyển sách chưa, ý nghĩa của người này là đã để lại mười tỷ, các vị có xem qua báo cáo như thế này chưa vậy, có hay chưa? Có hay không báo cáo nói là, ý nghĩa của người này chính là anh ấy ngồi trên cái bàn cầu làm bằng vàng, ở trong ngôi nhà trị giá 100 triệu Mỹ Kim, có hay không? Chẳng có gì cả, ngược lại thì như thế nào? Bị người ta cười chê. Những người như vậy, tiêu tiền như thế thì chẳng giữ tiền được.

“Tam Tự kinh” dạy chúng ta nguyên tắc truyền thừa trong gia đạo: “Nhân di tử, kim mãn doanh, ngã giáo tử, duy nhất kinh”. Người ta để lại cho con đầy rương vàng, ta dạy con chỉ có một bộ sách, để lại cho con cháu những lời giáo huấn, để lại tấm gương cho con cháu. Những người trí nhớ sáng suốt, họ rất sáng suốt có thể để lại lâu dài tấm gương và đức hạnh, gia đạo.

Cụ Phạm Trọng Yêm lúc đương thời có tín tâm, hành vi, khí phách của ông có thể làm cho con cháu ngàn đời sau noi theo.

Tri sĩ cận hồ dũng”, biết thẹn là gần có dũng. Thưa các vị học trưởng, hành vi của chúng ta có thể làm cho ai noi theo? Trước mắt là con cái không có noi theo chúng ta. Nếu như hành vi không đạt được hiệu quả, vậy thì phải tự cảnh tỉnh mình. Đức phong không đủ thì đến cả con cái cũng không cảm động. Những thứ để lại, những thứ mang theo được, là người hiểu biết.

Xin hỏi mọi người, con người giờ phút cuối cùng thì hình dạng như thế nào? Buông thỏng hai tay, hai chân mà ra đi. Tay thì buông ra như vầy thì các vị cầm được thứ gì đi theo chứ, đúng không? Con người có lúc nghĩ chết rồi thì chẳng còn gì, hiện giờ ta còn tranh giành cái gì nữa chứ, còn chấp trước điều gì nữa, còn tham cầu điều gì nữa chứ? Luôn nghĩ như vậy thì dần dần sự tham cầu sẽ nhạt bớt đi. Con người mấy mươi năm cực khổ vì những thứ không mang theo được mà liều mạng, sống đi chết lại như vậy, các vị nói đời người như vậy có đáng hay không? Mà đời người chỉ có một việc chân thật chính là nâng cao linh tánh, linh tánh dựa vào cái gì để nâng cao? Dựa vào việc học tập lời giáo huấn của Thánh Hiền để nâng cao, cho nên cuộc đời của chúng ta là phải học tập.

Thưa chư vị trưởng bối, chúng ta học tập ở trường học, học tốt thì được lên lớp, học tệ thì phải ở lại lớp, mọi người có muốn ở lại lớp không? Trước mắt, cuộc đời này của chúng ta học tập với trạng thái như thế nào, bản thân phải tự đánh giá một chút, học quá tệ thì phải xuống lớp. Cho nên đời người là không ngừng học tập, phải luôn nâng cao, nếu không thì sẽ bị thụt lùi. Cho nên người thật sự có tầm nhìn xa thì họ sẽ không suy nghĩ việc hưởng lạc trước mắt, buông thả dục vọng, như vậy thì sẽ bị dục vọng gây trở ngại trí huệ của họ. Như vậy, đã học thì điều quan trọng nhất là phải sửa đổi lỗi lầm, phải đột phá, phải nâng cao.

Thưa chư vị học trưởng, chúng ta có biết được khuyết điểm của mình ở chỗ nào hay không? Tìm ra được khuyết điểm thì các vị mới có thể đột phá, mới có thể nâng cao. Tôi phát hiện ra chúng ta có một khuyết điểm nghiêm trọng đó là trốn tránh. Mọi người biết là tôi quanh co một vòng lớn là muốn nói gì rồi. Chúng ta có sự trốn tránh, thoái lui, không tin tưởng bản thân mình, không chịu đảm đương. Chạy trốn, chạy đi đâu, trốn có thoát không? Trong “Luận Ngữ” có dạy chúng ta: “Cửu yếu bất vong bình sanh chi ngôn”, khi giao ước điều gì thì dẫu bao lâu cũng không quên. Con người nên nhớ những lời nguyện đã phát ra trong đời này không được xuất ngân phiếu khống. Thật sự nói với mọi người sợ là sợ ở chỗ nào? Đều là ở chỗ không chịu đảm đương, sau đó thì luôn lãng tránh, sợ đến chết đi sống lại. Ngược lại, nếu các vị gánh vác thì sự sợ hãi này sẽ thoái lui, bởi vì tinh thần của chúng ta dụng ở “thà vì thành công mà tìm phương pháp”, thì sẽ không hao tốn nhiều ở trong sự lo lắng, sợ hãi, hoảng hốt, thoái lui, điều này nhất định phải đột phá. Chỉ cần tùy thuận theo tập khí, sự thoái lui, thì linh tánh của đời này sẽ đi xuống. Bất cứ việc gì cũng có lúc gặp khó khăn nhất, đối trị tập khí thật sự cũng không phải dễ, giống như bị lột da vậy. Mọi người đã bị lột da chưa? Rất là đau. Lúc gặp khó khăn nhất, vượt qua được mới là anh hùng. Đồng thời, con người không nên chỉ có nghĩ sự khổ vui ở trước mắt, phải nhìn xa. Tập khí này hôm nay không phá bỏ thì đời đời kiếp kiếp bị đọa lạc. Tập khí ngày hôm nay nếu phá bỏ thì sẽ có chút đau khổ, vấn đề là nó chỉ khổ có một lúc. Phá bỏ tập khí rồi thì tùy thuận tánh đức đối nhân xử thế, mỗi ngày đều là “học nhi thời tập chi”, học thì phải luyện tập. Các vị phối hợp một chút nhé, các vị không phối hợp thì tôi cảm thấy đoạn vừa giảng các vị nuốt không trôi, hoặc là các vị rơi vào suy nghĩ vô cùng u tối. Nhưng giả như nếu không thể chịu được một chút khổ, không phá bỏ những tập khí này, thì đời đời kiếp kiếp trở thành nô lệ của nó. Phải thật sự nghĩ thông suốt những đạo lý này thì họ sẽ có sức mạnh. Họ đã thông suốt, đã nhìn thấu, sẵn lòng buông bỏ tập khí, họ không muốn bản thân mình sa ngã nữa, chìm đắm trong đọa lạc nữa.

Cho nên chư vị học trưởng, giả như các vị sinh con gái thì phải chấp nhận, phải dạy dỗ cháu thành người con gái hiền thục, chính là sự cống hiến to lớn nhất đối với quốc gia, dân tộc. Sự cống hiến này chắc chắn là lỗi lầm trầm trọng khi các vị đi ra hoằng dương văn hóa, vì sao vậy? Chúng ta đi hoằng dương văn hóa, con gái của mình thì không được dạy tốt, bản thân thì không phải là hình dáng của người hoằng dương văn hóa, người có thể hoằng đạo. Đây là bài học của tuần trước, các vị sao mà không có phản ứng vậy? Đạo không thể hoằng người. Các vị xem, con người có thể hoằng đạo, người của các vị nên theo luân thường, theo bổn phận mà làm, thì hành vi đó chính là hoằng đạo. Giả như không phù hợp với tận bổn phận, miệng thì nói hoằng dương văn hóa, nói Kinh điển, mà lại có vấn đề về tệ nạn.

Người xưa nói hành thiện: “Bất luận hiện hành nhi luận lưu tệ, bất luận nhất thời nhi luận cửu viễn, bất luận nhất thân nhi luận thiên hạ”. Họ suy nghĩ rất sâu xa.

Hiện hành tuy thiện, nhi kỳ lưu túc dĩ hại nhân, tắc tự thiện nhi thực phi dã, hiện hành tuy bất thiện, nhi kỳ lưu túc dĩ tế nhân, tắc phi thiện nhi thực thị dã”. Người hiện nay có lúc nói: “Tôi muốn hết lòng chăm sóc con cái, tôi muốn dạy chúng cho tốt”, có người thì nói “tâm lượng của các vị quá nhỏ hẹp, phải mang thiên hạ trong lòng”, có đúng không, có lý không? Các vị sao mà nhìn tôi cười vậy, có đạo lý hay không? Không có đạo lý. Bởi vì đạo lý là phải được đối chiếu với Kinh điển, nếu không thì mỗi người đều có một bộ, nghe đến cuối cùng thì không biết ai đúng. Mọi người có kinh nghiệm hay không? Có một việc cứ ở đó do dự không quyết, rốt cuộc là đi hỏi năm người bạn, cả năm người bạn nói đều không như nhau, xin hỏi mọi người là nên nghe theo ai? Đều không nghe ai, nên nghe theo Kinh điển. Đến cả Khổng Lão Phu Tử cũng nghe theo Kinh điển, chúng ta vẫn nghe theo bản thân mình hay nghe theo người khác? Khổng Lão Phu Tử nói: “Thuật lại mà không trước tác, tin vào đạo lý đời xưa. Đối với cổ Thánh tiên Hiền họ chẳng có chút hoài nghi nào, đến nỗi giúp đỡ người khác, giáo hóa đại chúng cũng đều y theo Kinh điển mà nói, không nên giảng theo ý của riêng mình. Trong “Hiếu kinh” có một thái độ xử thế rất quan trọng, mọi người nên ghi nhớ trong lòng, “không phải phép mặc của tiên vương, không dám mặc; không phải phép nói của tiên vương, không dám nói; không phải đức hạnh của tiên vương, không dám làm. Một người trước tiên nhất định phải y theo Kinh điển, y theo từng lời nói việc làm của Thánh Hiền mà đối nhân xử thế. Theo nề nếp cũ, lâu dần thì sẽ tiếp thu được, sẽ không vượt quá. Mới bắt đầu mà không thật sự hành trì theo Thánh Hiền và Kinh điển thì cái nền móng này chắc chắn không bền vững. Luôn nói rất nhiều cách nghĩ của bản thân mình, còn thêm vào ý kiến, rất là nguy hiểm. Dẫn người khác đi sai đường, bản thân mình cũng có thể đi sai đường.

Tiếp theo, chúng ta xem câu hai mươi. “Đôn thân”. Đây là một đoạn ở trong “Hậu Hán Thư”, ở quyển thứ tư, trang 576. Đoạn Kinh văn ở trong “Sử Bật”, chúng ta cùng nhau đọc qua một lần.

Quân vương đối với người thân quyến của mình mặc dù thương yêu sâu đậm nhưng nhất định phải có uy nghiêm, nếu không họ sẽ sanh ngạo mạn. Thân phận của thân quyến mặc dù tôn quý nhưng nhất định phải dùng pháp luật để quản chế, nếu không họ sẽ hoành hành vô độ.

Chúng ta xem một vị quân vương, đế vương, các ngài là người tôn quý nhất của quốc gia, cũng là người sang giàu nhất. Sang giàu đến đỉnh điểm, con cái của họ cũng ở trong sự sang giàu như vậy, giả như không có được giáo dục tốt thì rất dễ dàng đọa lạc. Mọi người hãy bình tâm suy nghĩ, hiện nay đời thế hệ thứ hai của các nhà doanh nghiệp đã xuất hiện rất nhiều vấn đề. Nếu như nhà doanh nghiệp này không có quan niệm chuẩn xác về giáo dục thì thế hệ kế tiếp của họ vô cùng ngạo mạn, xa xỉ, gọi là “kiêu, xa, dâm, dật”. Chữ “dâm” này nghĩa là phóng túng bản thân, chơi bời lêu lỏng, tiêu xài hoang phí. Vì vậy đế vương cũng vậy, những người có địa vị trong xã hội cũng vậy, nhất định phải giáo dục tốt thế hệ sau của họ, nếu không thì sau tuổi trung niên và về già thì họ sẽ gặp khốn đốn đảo điên, họ không biết được con cháu của họ sẽ làm tiêu tan gia sản của họ như thế nào, phá hoại gia tộc của họ như thế nào.

Trước đây chúng ta đã đọc qua “Tài Đức Luận”, mọi người có nhớ không? Đó là lý do quốc gia, gia tộc bị phá hoại tiêu tan, đều là do đào tạo ra những con người “tài thắng đức”. Quá thông minh rốt cuộc là phá hoại tiêu tan nhà cửa, không có nền tảng của đức hạnh. Chúng ta xem: “Đế vương chi ư thân thích, ái tuy long, tất thị chi dĩ uy”, vô cùng yêu thương người thân của họ, nhưng mà chữ yêu này cần phải đưa thêm trí huệ vào. Phải “bi trí song vận”, “ân oai bính thí”, vừa rộng lượng vừa nghiêm khắc. Các vị phải có ân từ, phải có oai nghiêm; oai nghiêm có được từ đức hạnh của các vị, có được từ nơi gia quy, gia đạo của các vị, không thể thiên lệch một bên. Từ bi thương xót thì phải có thêm trí tuệ. Vì vậy, “Tư Trị Thông Giám” có một câu nhắc nhở chúng ta, đối xử với con cái, thậm chí yêu quý những người có duyên trong cuộc đời của chúng ta, bạn bè thân thiết đều phải nắm được phương pháp đúng đắn, tâm thái đúng đắn để yêu thương họ, nếu không thì “ái chi bất dĩ đạo, thích sỡ dĩ hại chi dã”. Xem từ nơi gia đình; một gia đình bị suy sụp, thực tế cha mẹ của họ, thậm chí là ông bà của họ, đến cả anh chị của họ đều phải suy nghĩ lại. Có tánh cưng chiều họ nên mới tạo ra hậu quả như vậy. Cũng giống như vậy, ở trong đoàn thể, cấp dưới hung hăng càn quấy, rất kiêu ngạo, có thể là do cấp trên đã nâng đỡ cho họ. Xem ra như là đang thương yêu họ, nhưng thực tế thì đang hủy diệt họ. Cho nên điều này, “ái chi bất dĩ đạo, thích sở dĩ hại chi dã”. Vì vậy trong đoạn này, các vị đế vương là vô cùng điềm tĩnh, vô cùng thương yêu, nhưng nhất định phải oai nghiêm, không để cho con trẻ thô lỗ khinh suất, phải có quy củ.

Quá trình từ bé đến trưởng thành của chúng tôi, cha mẹ rất là oai nghiêm. Chúng tôi tinh nghịch, bướng bỉnh, ba và mẹ vừa nhìn thì chúng tôi liền im ngay, hoặc là tằng hắng lên một tiếng thì chúng tôi ngoan lại liền. Đây chính là “thị chi dĩ uy”, phải tuân thủ quy củ. “Thể tuy quý”; “thể tuy quý” này có nghĩa là vương công quý tộc, thân phận vô cùng tôn quý. Nhưng mà, “tất cấm chi dĩ độ”, nhất định phải quy định những quy củ để quy định riêng cho những người người thân, nếu không thì những người thân này rất dễ hoành hành xem thường đạo lý.

Mọi người thử xem, ở các triều đại đều có việc con của các vị hoàng đế vô cùng hung hăng, đó là do sự dạy bảo không tốt. Rốt cuộc, vẫn có chuyện vương công quý tộc ức hiếp dân chúng, gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho xã hội. Cho nên việc đế vương giáo dục con cái là vô cùng quan trọng.

Chúng ta xem trang 576, dẫn về chuyện trong lịch sử. Chúng ta đếm ngược hàng thứ năm, có nói đến “như thị”, chính là nếu như có thể “thị chi dĩ uy, cấm chi dĩ đô”, như vậy thì sự hòa thuận của gia đình này mới có thể duy trì lâu dài. “Như thị hòa mục chi đạo hưng”, bởi vì họ hiểu được sự cung kính sẽ không phạm những điều sau đây. “Cốt nhục chi ân toại”, họ biết cung kính, biết tri ân báo ân. Không biết đó là lẻ đương nhiên mà phóng túng dục vọng. Chữ “toại” này nghĩa là tình cốt nhục mới có thể không ngừng duy trì, kéo dài về sau. Lập tức nêu lên: “Tích Chu tương vương tứ cam chiêu công, Hiếu Cảnh hoàng đế kiêu lương hiếu vương”. Đây là những câu chuyện trong lịch sử. Cưng chiều em trai của ông ấy, không phải là con trai mà là em trai. Người em trai đó vô cùng tàn ác, phạm phải đại họa, rốt cuộc người anh không thể không xử lý. “Sớm biết có hôm nay, thì ngày đó đừng làm. Mọi người xem, Hoàng đế Hiếu Cảnh cũng là minh quân một đời. Nhưng con người muốn làm được thì phải luôn luôn phải sáng suốt, điều này cũng chẳng dễ dàng. Bởi vì cái tập khí của con người hễ không cẩn trọng thì nó sẽ trỗi dậy. Vì vậy, chúng ta thấy rất nhiều người mẹ của các nhà nho thông thái đặc biệt nhạy cảm với sự phát triển tâm tánh của người con, họ biết được tăng trưởng điều thiện, sửa chữa sai lầm.

Ví như đứa trẻ này bị té ngã, ở nơi đó mè nheo không chịu ngồi dậy, những người tôi tớ ở xung quanh phải đến đỡ nó, người mẹ thì nói “cứ bỏ mặc nó, tự té ngã thì tự đứng dậy, tự mình chịu trách nhiệm”, như vậy mới không tạo thành thái độ ỷ lại.

Như việc ăn cơm, hôm nay đúng lúc thích ăn, ăn say sưa, ra sức gấp, lại yêu cầu bới cơm, người mẹ lập tức tằng hắng, nhắc nhở chúng không nên tăng trưởng tâm tham. Đây là một người mẹ rất điềm tĩnh. Mọi người có làm được không? Đạo lý nổi bật này cần phải tăng thêm và chịu làm thì mới được lợi ích.

Tôi nói đến chỗ này chợt nhớ đến một câu chuyện, chính là chuyện tôi đòi mẹ cho quà. Tôi muốn mua một món đồ, mẹ tôi không đồng ý, tôi nằm lăn lộn trên mặt đất la hét. Các vị đều hiểu tôi rất rõ rồi, tôi sẽ không nói. Các vị xem tôi bướng bỉnh như vậy, ồn ào như vậy, nhưng mẹ tôi vẫn như như bất động, cũng không thèm nhìn tôi. Thật là một biện pháp hay, vì sao? Nhìn thì sẽ có lúc mềm lòng, không nhìn. Mẹ chỉ xem sách, tôi la hét đến cuối cùng cảm thấy quá mệt, nghỉ một lúc thì tự bỏ đi. Cách này không có tác dụng, tôi cũng không biết cách nào tốt hơn nữa, lần sau sẽ không dùng nữa, lần sau sẽ tuân thủ phép tắc. Vì vậy, cha mẹ phải giữ vững phép tắc thì con cái của các vị sẽ tuân theo quy tắc để làm việc.

Đường Thái Tông hạ lệnh cho Đại thần Ngụy Trưng và các đại thần khác soạn ra bộ sách này, cho nên cách trị quốc thời “Trinh Quán” này ông luôn cầm sách trên tay để ghi nhớ những lời giáo huấn này, sau đó thì áp dụng vào trong gia đình của ông và trong việc tham gia việc triều chính. Năm Trinh Quán thứ mười, Lý Thái là Ngụy Vương, con trai của Đường Thái Tông, cũng là trưởng tôn của Hoàng Hậu sanh ra (là em trai của thái tử), vô cùng thông minh. Đường Thái Tông rất thương yêu người con này. Mọi người chú ý, được yêu thích thì phải bình tĩnh, nếu không thì sẽ nuông chiều. Trong “Đại Học” dạy cho chúng ta: Yêu thích ai mà thấy được chỗ xấu của người đó, ghét bỏ ai mà thấy được chỗ tốt của người đó, là điều hiếm có trong thiên hạ vậy. Rất ít người làm được! Phiền não của con người do đâu mà có? Yêu thích và không yêu thích quá mãnh liệt, không bình đẳng, gọi là tâm yêu ghét quá mạnh. Yêu thích quá mức, mắt không nhìn thấy rõ, cái gì của họ cũng đều tốt, nhìn không thấy trở ngại của họ nên không thể giúp đỡ họ được, thậm chí còn giúp họ che giấu khuyết điểm. Việc này rất nhiều bậc cha mẹ đã làm sai, con cái sai mà còn giúp chúng che giấu.

Thích túc dĩ hại chi dã”,  “ác nhi tri kỳ mỹ giả”, khi ghét thì nhìn thấy việc gì của chúng cũng đều không tốt mà còn phê bình thậm tệ, tâm như vậy là bất chánh rồi. Tâm bất chánh thì thân không thể tu được, không thể tu dưỡng được. Tu dưỡng thì phải hướng lên, trước tiên phải buông bỏ cái tâm yêu ghét. Nên dùng lý trí, không thể thuận theo những điều tốt xấu.

Các vị xem, sau này con cái của họ có trắc trở là do sự thương yêu của họ mà xảy ra vấn đề. Thật ra không cần phải nói một quốc gia, ba – bốn đứa trẻ, rất ít bậc cha mẹ không vi phạm vấn đề này. Đặc biệt yêu thích đứa con này, không vừa mắt với đứa con kia, điều này thì không thể được thỏa đáng, nhân cách của đứa trẻ không được khỏe mạnh. Các vị yêu thương quá đổi, chúng đã có các vị chống lưng nên vô cùng càng quấy. Các vị đã lơ là việc này. Nếu không thì rất tự ti, oán hận, bất mãn với cha mẹ. Đứa trẻ không lành mạnh là do sự giáo dục như vậy tạo ra. Vì vậy, cha mẹ nên yêu thương bình đẳng.

Tôi là con trai duy nhất  trong gia đình. Tôi có hai người chị. Nếu như ba mẹ tôi trọng nam, khinh nữ thì các vị xem cái mặt của tôi vênh váo đến cỡ nào. Tôi không chỉ là con trai duy nhất mà còn là cháu đích tôn. Lúc trước tôi đi tảo mộ bà cố, quỳ trước bia mộ làm tôi giật cả mình, bởi vì tên của tôi được khắc ở vị trí đầu tiên nên mới biết được tôi là cháu cố đích tôn. Trong tất cả cháu cố, vai vế của tôi là xếp đầu tiên. Mọi người nên biết, một vai vế như vậy có được ông nội cưng chiều hay không, có được cô chú cưng chiều hay không? Rất được cưng chiều. Lúc đó cha mẹ tôi là nhân tố quyết định quan trọng, nếu không áp đảo tôi xuống thì tôi rất ngang bướng, đúng không? Các vị xem, sự thương yêu như vậy là rất trí huệ. Tôi rất khâm phục cha tôi ở điểm này, ông rất bình đẳng. Thậm chí, có một lần ông nội rất vui vẻ, ông có một ít tiền muốn cho các con”. Ông chia thành sáu phần. Ông nội có năm người con, vì sao lại chia làm sáu phần? Theo tập quán của người Phúc Kiến chúng tôi thì cháu đích tôn cũng như con trai út, tôi cũng được một phần. Nhưng mà cha của tôi nói với ông nội và các cô chú, bởi vì cha tôi cũng là con trai trưởng, “Lễ Húc không cần đâu ạ!. Chỉ một câu nói là giải quyết ngay, tôi chẳng nhận được gì cả. Nhưng mà tôi xin chia sẻ vói mọi người, lúc đó tôi nghe được việc này thì trong tâm vô cùng nể phục. “Tiền của nhẹ, oán nào sanh”, đúng không? Đồng thời cũng là cha nhắc nhở, con đòi hỏi điều ở các cô chú chứ, con là hàng con cháu, toàn là dạy dỗ tôi. Một gia đình không so đo tiền bạc thì vô cùng đoàn kết. Tôi đã sống chung với cha và các anh em, tôi cảm thấy đã học hỏi được rất nhiều đạo lý. Ông bà nội, gia tộc cần tiền, trước đến giờ cha tôi không bao giờ đi hỏi “này các em, hãy thể hiện một chút tấm lòng của mình đi chứ”, tôi chưa hề nhìn thấy cha tôi làm như vậy, đều tự mình gánh vác hết. Sau đó thì các cô, chú của tôi phát hiện được, “không được, không được, việc này sao mà một mình anh làm như vậy, chúng em cũng phải nên làm”, đều tranh nhau làm. Bởi vì anh cả dẫn đầu thì tất cả em út đều noi theo các vị, cho nên cả dòng họ sẽ không xem trọng tiền tài. Đã không xem trọng tiền tài, phước phần đáng là của bạn thì đó là phước của bạn, đâu có đạo lý là các vị không xem trọng tiền tài thì các vị sẽ không có tiền tài, đúng không?

Ở đây đã nói, Đường Thái Tông đặc biệt cưng chiều người con trai này, rốt cuộc có một vị quan nắm lấy cơ hội này tung ra lời bịa đặt. Các vị quan từ tam phẩm trở lên đều là những vị quan lớn trong triều đình, từ tam phẩm trở lên, rất nhiều vị không xem trọng Ngụy Vương (Thái Vương). Đường Thái Tông thương yêu người con này nhất, nghe được những lời này có chấp nhận không? Không được vui. Thật sự người truyền ra tin này là nhắm vào Ngụy Trưng, muốn chọc giận Đường Thái Tông để quở trách Ngụy Trưng. Đường Thái Tông nghe xong rất tức giận, liền triệu tập tất cả các vị quan lớn từ tam phẩm trở lên đến điện Tề Chánh. Đương nhiên mọi người cũng không biết hôm nay vì sao bị triệu tập, đều tập trung đầy đủ. Đường Thái Tông vừa bước vào liền cảm thấy có mùi vị, giống như mùi thuốc súng vậy, vô cùng giận dữ, nét mặt rất khó coi, liền nói “trẫm có một câu, đòi sự công bằng với mọi người. Thiên tử ngày xưa chính là thiên tử, thiên tử ngày nay chẳng l không phải là thiên tử sao? Ngày xưa con trai của thiên tử là con trai của thiên tử, hiện nay con trai của thiên tử thì không phải là con trai của thiên tử sao? Trẫm nhìn thấy con trai của hoàng đế thời nhà Tùy, các vị quan lớn đều bị những chàng công tử, những người con của hoàng đế quấy nhiễu, thm chí còn làm nhục. Đương nhiên con trai của trẫm tuyệt đối không cho phép chúng phóng túng như vậy. Tuy là trẫm không cho phép chúng phóng túng, nhưng mà các quan đại thần như các khanh không lẻ có thể xem thường chúng sao? Giả như trẫm dung túng cho chúng vậy là chúng không đi làm nhục các khanh sao?”. Đường Thái Tông nói xong, nét mặt vẫn rất khó coi. Các vị quay về với triều nhà Đường chưa? Ồ, Phòng Huyền Linh, vị đại thần này phát run lên, toàn bộ, “đùng” đều quỳ xuống nhận tội, “chúng thần sai rồi!, toàn bộ đều quỳ xuống, chỉ có một người không quỳ xuống. Ngụy Trưng có lúc nhìn thấy điều này, chánh khí của Ngụy Trưng không phải là người thông thường có được, đó là trong cái tâm chân chính không có tý chút dục vọng nào. Chúng ta càng không mong cầu thì những thứ có được lại càng nhiều, uy lực không thể khuất phục được. Ngụy Trưng lập tức nghiêm túc nói: “Bẩm hoàng thượng! Thần bảo đảm tất cả quan đại thần không có ai xem thường Thái vương. Mà về phương diện của Lễ, quốc gia đều chế định lễ nhạc, thần tử và con cái của hoàng thượng đều là xếp trong lễ nghĩa. Hơn nữa, trong “Công Dương Truyện” có nói, “các vị quan của nhà vua tuy là thấp kém, nhưng đều ngang hàng với các nước chư hầu, là công khanh của thiên tử, cho nên địa vị ngang hàng với chư hầu, không nên làm giảm uy tín họ”. Hơn nữa, những vị đại thần này đều có công lao với đất nước. Con của vua phải tôn trọng những vị này, như vậy mới trưởng dưỡng được tâm cung kính của chúng. Tôn trọng đại thần thì những vị đại thần mới vì cái quốc gia này, có vậy mới quên mình phục vụ cho con của nhà vua. Đoạn vừa rồi là do tôi bổ sung vào.

Trong “Công Dương truyện” thì nói ngang hàng với các chư hầu. Chư hầu đều là vương công quý tộc, điều này đều nằm trong sử sách, trong Kinh điển có viết. Các vị xem, lời của Ngụy Trưng nói là dẫn chứng từ trong Kinh điển, ông không hề nói “đó là lời tôi nói”. “Những vương công quý tộc của các nước chư hầu dùng những đương công của họ. Họ chính là công, đương khanh đại phu, chính là khanh đại phu. Đồng thời những vị quan tam phẩm trở lên đều là đại thần của thiên tử, bệ hạ nên tăng thêm sự kính trọng đối với các vị đại thần. Cho dù các vị đại thần có chút ít sai trái thì thái vương cũng không nên làm nhục họ. Giả như kỷ cương của quốc gia bị hư hoại, vậy thì thần cũng đành chịu thua. Những tình huống như vậy tiếp tục phát sinh thì hạ thần cũng đành bó tay. Nhưng mà thời của thánh minh lúc đó, các vị xem Ngụy Trưng rất lợi hại, nói lời chân thật, vận dụng Kinh điển, nên khẳng định hay là phải khẳng định. “Bẩm hoàng thượng! Hiện giờ là thời của thánh minh, Ngài là Thánh vương, Thái vương càng không thể như vậy được. Hơn nữa, Ngài vừa nói Tùy Văn Đế cưng chiều con cái của thuộc hạ của ông, đó là Tùy Văn Đế không biết lễ nghĩa, không thông đạo lý. Cho nên thế hệ sau của ông đều vô lễ, tiếp theo là những đứa con này gây ra chuyện đều bị cách chức, bị sa thải. Vì vậy hoàng đế không nên nêu ra những trường hợp này, thí dụ này không được như pháp. Không chỉ nói thông suốt đạo lý mà hoàng đế có nói sai vẫn phải chỉnh sửa hoàng đế. “Những câu chuyện lịch sử bệ hạ vừa nói đều không ổn, cũng chẳng có kết quả gì việc này không thể nói được. Các vị quan ở xung quanh đang run rẩy, chỉ có Ngụy Trưng lời lẻ chính đáng, nói thông suốt đạo lý.

Đường Thái Tông nghe xong, ông cũng không đơn giản giận dữ như vậy. Nghe xong lời nói của Ngụy Trưng thì nở nụ cười, vui mừng lộ trên nét mặt, sau đó nói với tất cả các vị đại thần, một người nếu như nói chuyện rõ ràng mạch lạc, đều tương ưng với Kinh điển, người ta nghe xong thì không thể không phục người đó”. Nhà vua nói: “Những lời trẫm đã nói ra đều xuất phát từ sự yêu thương cá nhân, những điều Ngụy Trưng đã nói là đại cương lĩnh, là phép tắc của quốc gia, kỷ cương đều ở trong đó. Vừa rồi trẫm đã phẫn nộ, phát cáu, cho nên việc này không phù hợp với đạo lý, hơn nữa trẫm đã suy nghĩ là trẫm đã sai rồi. Bây giờ nghe những lời của Ngụy Trưng nói, trẫm đã thông suốt rồi, đạo lý cần phải như vậy, như vậy mới đúng!”. Cho nên là vua thì phải thường xuyên tiếp nhận lời khuyên nhủ đúng đắn. Ban cho Ngụy Trưng vải lụa. Vải lụa là một chất liệu cao cấp để may quần áo, một ngàn xấp vải lụa. Không chỉ vui mừng mà còn thưởng một ngàn xấp vải, sau đó thì kêu Phòng Huyền Linh và tất cả những vị quan đang run rẩy lại mắng cho một trận, “trẫm hung dữ như vậy, các ngươi chỉ biết sợ, vậy rốt cuộc trẫm thực hiện sai chính sách thì quốc gia sẽ như thế nào đây? Cho dù trẫm có giận hơn nữa, việc không đúng thì các ngươi cũng phải trực tiếp chỉ ra. Cho nên cái công án trong lịch sử này rất đặc sắc, giữa các vị quan và nhà vua đã diễn một vở kịch rất hay. Các vị xem, câu này dạy vô cùng phù hợp, vẫn là muốn có oai nghi, muốn có phép tắc thì mới có thể dạy tốt con của nhà vua.

Chúng ta tiếp tục xem câu kế tiếp. Câu này ở quyển thứ chín, trang 1.197. Mọi người sau khi nghe xong thí dụ vừa rồi, thật sự tất cả lòng người ủng hộ hay phản đối một triều đại thường là ở trong một niệm của hoàng đế. Giả như ngay lúc đó nổi giận, làm nhục đại thần, dần dần khiến cho sự kiêu căng của hoàng tử càng ngày càng lớn, sẽ xuất hiện điềm thất bại. Một lời nói khiến nước thịnh, một lời nói khiến mất nước. Mà điều hiếm có là lời nói thật thì khó lọt lỗ tai, Đường Thái Tông thì tiếp nhận. Cho nên tục ngữ có nói: “Lời trung thật tuy khó nghe nhưng lợi cho việc làm, thuốc tốt tuy đắng nhưng trị được bệnh”. Cho nên chúng ta phải nâng cao đạo đức, trước tiên “nghe khen sợ, nghe lỗi vui”. Rất quan trọng.

Trong Đàn kinh của Lục Tổ Huệ Năng, có một đoạn rất quý báu “đắng miệng là thuốc hay, lời khó nghe là lời chân thật. Sửa lỗi thì sẽ sanh trí tuệ”. Nghe xong lời chân thật thi nên sửa đổi. Người ta đem pháp ngữ mà dạy dỗ ta, ta há không nghe sao? Cái quý nhất là mình phải thay đổi. Người ta đem đạo lý hay như vậy chia sẻ cho với chúng ta, không phải chỉ nói “được rồi, được rồi, rất hay, rất hay”, tiếp nhận thì phải nên sửa đổi. Người ta tiến bộ mới khuyên chúng ta, bề ngoài chúng ta thể hiện tốt, bằng mặt không bằng lòng, thì sau này người ta sẽ không nói. Vì vậy, “đắng miệng là thuốc hay, lời khó nghe là lời chân thật. Sửa lỗi thì sẽ sanh trí huệ, giữ điều quấy trong tâm thì không phải hiền”. Được rồi, tiết học này xin giao lưu với mọi người đến chỗ này. Xin cám ơn mọi người!

HẾT TẬP 26 – Xin xem tiếp tập 27 – Quần Thư Trị Yếu 360


Chia sẻ bằng cả trái tim. Công đức vô lượng!