Chia sẻ bằng cả trái tim. Công đức vô lượng!

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360 GIẢNG GIẢI – TẬP 32

Chủ giảng: Thầy giáo, Tiến sĩ Thái Lễ Húc
Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ, Mộ Tịnh Cư Sĩ, Phước Tịnh Cư Sĩ
Thuyết minh: Hạnh Quang
Download toàn bộ MP3



Quần thư trị yếu 360 – Tập 32

TU THÂN – TỀ GIA – TRỊ QUỐC – BÌNH THIÊN HẠ

“Chánh kỷ nhi bất cầu ư nhân”, nghĩa là vô cùng đồng cảm nhân tâm, bởi vì biết cha mẹ đều không làm tốt mà lại yêu cầu người khác, trong tâm người ta nhất định là không phục. Chúng ta không bằng lòng người ta đối với mình như vậy thì ta làm sao có thể đối với người ta như vậy được chứ. Một người nào đó không làm được mà lại yêu cầu bạn, thì bạn có phục hay không? Không phục, vậy thì chúng ta cũng không thể đi yêu cầu người ta như vậy được. Kỳ thực quán tính con người quá mạnh, quá quen với việc yêu cầu người ta trước tiên.

Trong “Trung Dung” có một đoạn nói rất thú vị: “Sở cầu hồ tử dĩ sự phụ, vị năng dã”, nghĩa là bạn hy vọng con cái hiếu thuận bạn như thế nào thì bạn hãy y theo tiêu chuẩn này mà đi hiếu thuận cha mẹ của bạn trước. , mình làm không được”. Các vị xem, cũng vẫn yêu cầu, tự mình cũng là con cái mà bạn không làm được. “Sở cầu hồ đệ dĩ sự huynh, vị năng dã”, “em trai à, em phải đối với anh tốt như vậy, như vậy thì mới đúng đó”, nhưng mà chính mình cũng là một người em, đối với anh trai cũng làm không được. “Sở cầu hồ thần dĩ sự quân, vị năng dã”, đối với cấp dưới thì yêu cầu “các anh phải nên tận trung đối với tôi đó”. Kết quả nếu suy xét tiêu chuẩn này lại một chút, “ồ, tôi đối với cấp trên của mình cũng làm không được”. Tự mình làm không được mà đi yêu cầu người khác phải làm được trước, việc này người ta sẽ không tiếp nhận được. Cho nên “thứ đạo” là dùng để khoang dung người khác, bạn tự mình còn không chịu làm thì người ta làm sao có thể tiếp nhận được chứ? Cho nên không thể yêu cầu người khác mà tự mình phải làm trước là quan trọng nhất.

“Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” của Đạo giáo nói: “Chánh kỷ hóa nhân”, nghĩa là chân thật tự nhiên cảm hóa người khác mà không phải là yêu cầu người khác. Trong “Trung Dung” còn có một câu: “Sở cầu hồ bằng hữu tiên thí chi, vị năng dã”, nghĩa là chúng ta hy vọng bạn bè đối xử tốt với chúng ta như thế nào thì trước tiên sự yêu cầu này phải được đối xử với những người bạn khác, có làm được không? Thứ đạo này đích thực là một sự nhắc nhở rất tốt đối với việc đối nhân xử thế. Kỳ thực, chúng ta đọc đoạn này trong “Trung Dung”, chúng ta hãy bình tâm một chút, chỉ cần khi bạn có yêu cầu đối với bất kỳ một ai, lập tức hỏi chính mình việc yêu cầu đó của ta chính ta có làm được hay không? Muốn yêu cầu với con cái, đột nhiên suy nghĩ ta yêu cầu con cái học tập cho tốt, vậy chính ta có học tập tốt hay chưa? Ta yêu cầu con cái phải hiếu thuận, vậy ta đã hiếu thuận hay chưa? Nghĩ như vậy, không chỉ không nổi giận, không chỉ không yêu cầu, mà sẽ xấu hổ, sẽ đỏ mặt. Sự cảm nhận này tôi rất là mãnh liệt, bởi vì thỉnh thoảng xem thấy trên tivi những đĩa mà tôi đã giảng sáu – bảy năm trước. Tôi đứng đó mà xem đĩa của mình giảng, sau khi xem giảng một đoạn thì sau lưng tôi cứ toát mồ hôi. Các vị xem, tôi cứ thao thao giảng cho người ta nghe, bản thân lại làm chưa được, cho nên càng nói thì lại càng lo sợ, không thể cứ nói đạo lý cho người ta nghe mà tự mình thì không làm được. Tôi rất sợ có một ngày, những người ở bên cạnh nói “cái đạo lý này là anh nói ra sao giờ anh cũng chưa làm được”, lúc đó chắc một câu tôi cũng không nói được, chắc chỉ muốn tìm một cái xẻng rồi đi đào một cái hang… Cho nên những người theo đuổi ngành giáo dục, người làm cha làm mẹ, hoặc là người làm lãnh đạo, thường hay giảng cho người ta nghe, nhưng mà cũng phải bình tĩnh suy nghĩ, phải nên tự mình làm cho tốt, nếu không những đạo lý đã nói đều trở thành phản tác dụng, đều trở thành sự oán trách của người ta, vậy thì sẽ không tốt. Đây là chúng ta từ đoạn nói của Mạnh Tử cho mình một sự tự suy xét. Cho nên trong luận ngữ có nói đến: “Quân tử cầu chư kỷ, tiểu nhân cầu chư nhân”, quân tử là chỉ muốn cầu ở chính mình, tiểu nhân mới là trách móc muốn yêu cầu người khác. Những lời này là khuyên bảo chúng ta một cách rất khẩn thiết. Quân tử hay tiểu nhân là ở tâm thái của chúng ta, chính là ở sự sai biệt ở trong một niệm của chúng ta.

Tiếp theo chúng ta xem câu thứ 28, trang 845, quyển thứ sáu. Chúng ta cùng nhau đọc qua một lần.

Tề Cảnh Công hỏi Yến Tử: “Muốn nhân dân giàu có, an ổn, có khó không?”. Yến Tử trả lời: “ Rất dễ. Tiết chế tham dục liền có thể giúp dân giàu có, phán án công chính liền khiến dân an ổn. Làm được hai việc này là đủ”.

Tề Cảnh Công hỏi Yến Tử, làm thế nào để người dân giàu có an định, mà như vậy thì có khó hay không? Khiến cho người dân được giàu đủ, được an ổn, thì khó hay không? Yên Tử trả lời: Không khó, rất dễ, tiếp đến nói ra phải làm như thế nào. “Tiết chế tham dục thì dân sẽ giàu, “tiết dục tắc dân phú, trung thính tắc dân an, hành thử lưỡng giả nhi dĩ h. Kỳ thực một người quân vương, một người lãnh đạo phải luôn luôn có thể cảm thông sâu sắc, đặt mình vào người khác, cái này rất quan trọng. Rất nhiều vấn đề có lúc không nhất định phải hỏi người ta, có thể hỏi chính mình. Ví dụ như Tề Cảnh Công lắng lòng lại hỏi chính mình: Lão bá tánh như thế nào để có thể giàu có, tâm của lão bá tánh làm sao có thể an ổn?”. Ông là vua một nước, trên làm dưới theo. Tâm lão bá tánh bất an nhất là gì? Là xã hội này không công bằng. Hễ mà không công bằng, rất nhiều quyền lợi của họ đều có thể bị tổn hại, có thể vô tội mà cũng bị người ta vu cáo. Sau đó những vị quan viên này lại còn không công chánh, oan khuất sẽ chồng chất, vậy thì nhân tâm của lão bá tánh đương nhiên sẽ hoang mang. Vị vua này luôn chỉ biết vơ vét tiền của dân, như vậy thì lão bá tánh làm sao có thể giàu có.

Trong “Đại Học” có một câu nói: “Tài tán tắc dân tụ, tài tụ tắc dân tán”, tiền mà vua chúa sử dụng đều là tiền thuế nhân dân nộp. “Nhĩ bổng nhĩ lộc, dân chi dân cao”, đó đều là tiền mô hôi nước mắt của bá tánh, bạn đem ra hoang phí, vậy thì không phải là nhân dân sẽ nghèo khó hay sao. Yên Tử đã điểm chỉ ra phải làm được những điều này, đều là đấng quân vương ngài phải tự mình hạ công phu trên bản thân mình, ngài tiết dục vậy thì đã giàu rồi. Chúng ta ngày trước nói đến quân đạo, nói đến giới tham, phần này đã nói đến rất nhiều, chính là phải có công phu chấn chỉnh, sửa chữa thì mới có thể thân tu – gia tề – quốc trị. Phóng túng dục vọng thì nước và nhà đều bị hủy cả.

Tiếp đến, “trung thính”. “Trung”, nghĩa là không thiên vị mà công chính để mà thẩm tra phán xử án kiện của nhân dân, để không có người bị oan phải vào tù. Mà công bình thì nhất định phải từ người có ngôi vị cao nhất mà làm, nếu không thì thượng bất chính hạ tắc loạn. Một vị quân vương công chính thì những người cấp dưới cũng không dám khinh suất, nếu không sẽ trị tội của họ. Cũng như vậy, việc trị gia cũng phải vô tư không thể có sự bất công bằng, người trong nhà của bạn mới có thể an.

Chúng ta xem câu chuyện “Trịnh Liêm nghiền lê”, cả nhà ông có 1.000 người, làm sao lại trị lý được cho đoàn kết đến như vậy? Tâm lại hòa, lại bình đến như vậy? Không có gì khác cả, công chính, bình đẳng, không thiên vị. Đem hai quả lê mà hoàng thượng ban cho, đem nó nghiền ra, đem nước quả lê hòa vào hai lu nước, mỗi người uống một ly. Đương nhiên Yến Tử khi dẫn dắt đất nước đều là nắm lấy cương lĩnh, việc này đều rất là đáng quý.

Chúng ta xem tiếp câu thứ hai, quyển thứ chín, trang 1.205, nằm đúng ngay giữa trang, “chính trị chi thuật”. Ở đây nói đến toàn bộ nguyên tắc, phương pháp quan trọng của việc trị lý quốc gia. Đương nhiên đoạn này cũng là để cho người lãnh đạo quán chiếu trình độ thực tiễn của chính mình. Chúng ta cùng nhau đọc một lần.

Phương pháp đạt đến sự anh minh trong chính trị, trước tiên phải tiêu trừ bốn họa hoạn mới có thể phổ cập năm điều chính sự. Bốn họa hoạn là; một là hư ngụy, hai là tư lợi, ba là phóng túng, bốn là xa xỉ. Hư ngụy sẽ nhiễu loạn phong tục, tư lợi sẽ phá hoại pháp lệnh, phóng túng sẽ phá rào quỹ đạo chân chính, xa xỉ sẽ bại hoại kỉ cương. Bốn họa hoạn này nếu không tiêu trừ thì đường lối chính trị đúng đắn sẽ không thể được thực thi. Phong tục hỗn loạn thì đạo đức cũng bê tha, cho dù là thiên địa cũng không thể bảo toàn bản tính của con người. Pháp chế bị phá hoại thì xã hội điêu đứng, cho dù là quân vương cũng không thể giữ gìn bảo vệ những pháp độ này. Thường quy bị phá vỡ thì lễ nghĩa cũng theo đó mà tiêu vong, cho dù là Thánh Nhân cũng không thể hộ trì chánh đạo. K cương bại hoại thì dục vọng lộng hành ngang dọc, cho dù đất nước có bốn phương rộng lớn cũng không thể thỏa mãn nhu cầu của họ. Đó gọi là bốn điều họa hoạn. Đề xướng việc trồng trọt, thêu dệt để nuôi dưỡng nhân dân, quán sát những sự yêu thích và oán ghét của nhân dân để điều chỉnh lại tập tục. Tuyên truyền lễ lạc văn chương để phổ cập sự giáo hóa của triều đình, xây dựng quân bị để đảm bảo uy nghiêm quốc gia, thưởng phạt nghiêm minh để thống trị pháp luật nước nhà. Đó gọi là năm điều chính sự”.

Chúng ta xem câu Kinh văn: “Chính trị chi thuật”

Phương pháp nguyên tắc của việc chính sự trị vì quốc gia trước tiên phải tiêu trừ bốn cái họa hoạn nghiêm trọng, vả lại phải ngăn chặn ngay từ đầu, bởi vì vấn đề mà nghiêm trọng muốn xử lý lại thì sẽ rất là khó khăn. Từ góc độ y học mà nói, đợi đến khi bệnh tình nguy kịch thì sẽ rất khó trị, khi chỉ mới nhen nhóm thì muốn trị sẽ rất dễ dàng. Cho nên người xưa thấy rõ được nhân tâm, quan sát phong tục rất là nhạy bén, nhìn thấy hiện tượng này biết được về sau sẽ như thế nào, họ có thể suy luận ra. Con người chúng ta hiện tại không biết ngày mai sẽ như thế nào, gia đình sẽ ra sao cũng không biết, thế giới này sẽ như thế nào vẫn không biết. Dù gì tối nay tôi có cơm ăn thì tôi biết, vậy được rồi, quan tâm chỉ là việc này, phiền phức rồi.

Lão tổ tông có một câu nói: “Nước mất thì nhà cũng tan”. Lượng băng ở bắc cực tan ra vào tháng bảy mỗi ngày bằng ba lần diện tích của Đài Loan, tốc độ nhanh chưa từng có. Các vị đồng chí, “cách mạng” vẫn chưa thành công, đồng chí vẫn phải cố gắng. Thủ đô Kuala Lumpur của chúng ta có giữ được hay không? Cách bờ biển rất gần, có lẽ phải nhờ vào việc nỗ lực hoằng dương luân lý đạo đức, giáo dục nhân quả trong những năm này. Việc hoằng dương mở ra, nhân tâm chuyển đổi được thì hiệu ứng nhà kính mới có thể hóa giải, nếu không vùng ven biển sẽ khó có thể tránh khỏi. Ai sẽ đứng ra làm? Cho nên ý nghĩa “một nước Malaysia” ở đây chính là nói cả thế giới là một nhà, do Malaysia chúng ta dẫn đầu làm gương mẫu. Hiểu được cái thâm ý này rồi phải không, bởi vì sao? Thế giới hiện nay loạn, không phải loạn ở tôn giáo, chủng tộc hay sao? Chỉ cần có đoàn kết, ai còn muốn loạn. Chính là do không tin tưởng, đều là cảm thấy vốn dĩ chính là như vậy, cũng hết cách rồi.

Ngày trước khi Sư trưởng đến Liên Hiệp Quốc làm báo cáo đoàn kết tôn giáo, họ đều không tin, họ đều cảm thấy tôn giáo là sẽ xung đột, không nên tìm lấy phiền phức. Sau đó Sư trưởng muốn cho chín đại tôn giáo tay nắm tay nhau cùng cầu nguyện thế giới hòa bình, họ không đồng ý. Kết quả là Sư trưởng ngài nói: “Các vị không đồng ý, vậy tôi sẽ không làm”. Sau cùng họ cũng hết cách đành nói: “Được rồi, chỉ có thể năm phút mà thôi”. Cho nên nếu như không có tấm gương nào thì người ta sẽ không tin. Tổng thư ký nhìn thấy rất vui mừng. Ai nhìn thấy hài hòa mà không vui mừng chứ? Các vị có thấy ai nhìn thấy sự hài hòa mà lại nổi giận hay mắng mỏ không vậy, có hay không vậy? Không có. Sau đó Liên Hiệp Quốc đã thành lập văn phòng tôn giáo. Bạn xem làm tấm gương quan trọng biết bao, cho nên chúng ta làm cho tốt.

Bạn xem Nhật Bản đã cử phái đoàn đến, chúng ta tiếp tục nỗ lực. Sẽ đến lúc có đoàn Thái Lan qua nữa. Tốt nhất là có một số đoàn của các nước chiến loạn đến phỏng vấn thì càng tốt hơn.

Người xưa rất nhạy bén, họ có thể sớm nhìn thấu. Chỉ cần có bốn mối hoạn này tồn tại thì sẽ rất khó thúc đẩy nền chính trị nhân từ và có ích. “Tiên bình tứ hoạn, nãi sùng ngũ chính”, mới có thể tiếp nhận và thúc đẩy năm điều chính sự. Bốn mối hoạn là những gì? “Nhất viết ngụy”. Chúng ta nhìn thấy chữ “ngụy” này, mặt chính của nó là gì? Thành. Chân thành có thể tụ hội nhân tâm, hư ngụy thì sẽ đánh mất nhân tâm. “Thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hòa. “Có đạo thì được giúp đỡ, mất đạo thì cô quạnh. Có đạo gì? Là chân thành, chí thành, thì tương ưng với đạo, sẽ cảm ứng người ta không phân đây – kia để cùng nhau làm việc lớn. Hư ngụy rồi, lâu ngày nhìn thấy được nhân tâm. Anh nói một đằng làm một nẻo, những lời nói ra đều không phải nội tâm chân thật, đều là qua loa đối phó người ta, lừa người ta, người ta hiểu được rồi, cả đời này thì sẽ không tin tưởng chúng ta nữa. Mỗi một câu nói đều phải phát xuất từ tâm chân thành, không có một sự ứng phó hay hư ngụy nào, việc này quan trọng.

Kỳ thực con người sẽ hư ngụy, vẫn là tư dục không buông bỏ được. Rõ ràng có tự tư tự lợi của chính mình, vậy mà vẫn nói ra những lời rất khó nghe, đem tự tư tự lợi bao bọc lại một cách đẹp đẽ sáng láng. Nhưng mà dù gói lại tốt thế nào, sớm muộn gì cũng có một ngày bị người ta nhìn thấu. Cho nên điều thứ nhất là không hư ngụy, tất cả ngôn hành đều từ trong tâm chân thật mà lưu xuất ra. Chúng ta muốn xem chính mình chân thành hay không, không khó. Tự mình nhìn vào gương mà giảng, đặc biệt phải nhìn cái gì? Nhìn đôi mắt, bạn hãy xem đó như là việc diễn tập nói với người ta, sau đó nhìn vào trong gương, nhìn vào ánh mắt của mình có ngẩn ngơ không, hoặc giả là không chuyên chú. Mọi người về luyện thử xem thì mới phát hiện được. Kỳ thực khi bình thường ánh mắt và thái độ đó của chúng ta không chân thành. Tự mình trở về và nhìn lại trạng thái của chính mình, phải luyện đến trình độ nào thì mới được? Luyện tập đến mức độ khi giảng ra thì chính mình cũng cảm động rơi nước mắt, vậy thì bạn sẽ thể hội được sự chân thành của chính mình. Trở về luyện tập cho tốt. Giả như không rơi nước mắt, vậy thì tiếp tục nỗ lực, vì sao vậy? Bởi vì chân thành là vốn đã sẵn có, nhất định sẽ hiện tiền. Nhưng mà chúng ta phải chân thành từ trên tâm địa, trừ bỏ đi những thứ dơ bẩn này. “Nhị viết tư”, con người một khi chân thành đối với người, niệm niệm đề suy nghĩ cho người khác, không có lòng riêng tư, niệm niệm vì họ tốt. Chúng ta nghe đến chỗ này thì có đột nhiên nảy ra được ý niệm như là “tôi đều vì muốn tốt cho họ, vậy ai sẽ muốn tốt cho tôi”. Các vị xem, đây là tâm cảnh chân thật nhất, một niệm này gọi là tư lợi. Quả thực con người rất mệt mỏi, phân đây phân kia, thường hay suy nghĩ chính mình muốn làm sao để mưu cầu tư lợi, còn phải tính toán với người khác, còn phải nói ra rất nhiều những lời đã chuẩn bị trước, thật sự là mệt! Chỉ có một tâm cảnh chính là đối xử tốt với đối phương, đơn thuần nhẹ nhàng biết bao.

Nếu bạn thật sự làm được như vậy, thật sự là “có được đạo rồi thì được giúp đỡ”, nhất định sẽ có thể cảm đến rất nhiều thiện duyên. Người nào càng không phải vì mình thì người ta sẽ càng yêu quý họ, tín nhiệm họ, sẵn lòng hợp tác với họ.

“Tam viết phóng”, đây là phóng túng, buông lung dục vọng, không có tâm cung kính, ngạo mạn vô lễ. “Tứ viết xa”, là xa xỉ. Chúng ta xem bốn loại tình trạng này, hiện tại là nói đến toàn bộ nền trị vì chính trị, chúng ta quy nạp nó lại thành một gia đình. Bốn điều này đều là vấn đề nghiêm trọng. Cha con đều không nói lời thật, vậy thì cái nhà này có thể tồn tại được không? Nếu ngôi nhà này mỗi một người đều chỉ biết nghĩ cho chính mình, vậy cái nhà này có thể an định hay không? Ngôi nhà này không có gia quy, buông lung xa xỉ thì nhất định sẽ diệt vong. Tinh thần của văn hóa truyền thống chân thật là lớn nhỏ đều viên dung; nhỏ cho đến việc tu thân tề gia, lớn cho đến trị quốc, bình thiên hạ. Ở đây đều là tương thông. Mọi người xem một gia đình chân thật không có tự tư, lại có gia quy, không có buông lung, lại tiết chế, thì gia đình này nhất định sẽ hưng vượng.

Tiếp theo là phân tích, người xưa rất nhạy cảm đối với sự phát triển của sự vật, chỉ cần là hư ngụy thì tiếp theo sẽ như thế nào? Sự hư ngụy sẽ làm đảo lộn cả phong tục. Các vị xem, rất nhiều phong tục đều là để ứng phó với người khác, bạn phải nói lời hay với người ta thì bạn mới kiếm được tiền từ họ, đây là đã biến thành bị hư ngụy dẫn dắt, không phải tận hết bổn, không phải phát xuất từ nội tâm, đều là suy nghĩ muốn kiếm được tiền để mà ứng phó. Cả một lối sống như vậy đều là thấy lợi quên nghĩa, mưu lợi, “tư hoại pháp”. Mưu lợi chính là đã phá hoại tất cả pháp lệnh. Chữ “pháp” này là công chính. Thiên tử phạm pháp thì cũng đồng như thứ dân, việc này mới có thể quán triệt được pháp luật. Hễ có lòng riêng tư thì con người có mối liên hệ với tất cả đều không giữ quy củ, vậy thì pháp lệnh chánh nghĩa của cả xã hội sẽ loạn. Cho nên một đoàn thể thì cũng có quy định của đoàn thể, quy củ của đoàn thể. Mà cái quy củ này trước tiên là người lãnh đạo phải tuân thủ; người làm lãnh đạo không giữ, vậy thì quy củ của đoàn thể tất cả đều bị phá hoại mất. Bởi vì người trên đều không tuân thủ, đều là để ứng phó, thì người dưới đương nhiên sẽ học tập theo, sẽ noi theo, vì vậy mà quy định của một đoàn thể cũng bị phá hoại. Luôn luôn là vì người lãnh đạo cao nhất chưa tuân thủ.

Có một câu chuyện binh sĩ nọ, vào một ngày khi anh đứng canh gác trực ban. Nữa đêm có một vị thượng tá muốn đi vào trong doanh trại, anh hỏi “khẩu lệnh”. Kết quả vị thượng tá này lại quên mất. Ông mặc quân phục là thượng tá nói: “Anh không phải là chưa nhìn thấy tôi bao giờ, tôi là thượng tá”, sau đó cứ thế ông bước vào trong. Kết quả ông vừa mới đi được vài bước, binh sĩ đó lại hỏi “khẩu lệnh”, càng ngày càng nghiêm túc hơn. Vị thượng tá đó là người có chức lớn nên cũng có chút ngạo mạn, cứ mặc kệ anh binh sĩ, rồi tiếp tục đi. Người binh sĩ kia liền giơ súng bắn lên trời, sau đó lại hỏi “khẩu lệnh”. Quả nhiên phát súng đó rất có hiệu lực, vị thượng tá này thấy vậy dường như là không thể cứ như vậy được nữa, đành hỏi người binh sĩ bên cạnh, “khẩu lệnh của ngày hôm nay là gì vậy?, thế là đành phải nói khẩu lệnh ra. Nói xong anh binh sĩ liền nói: “Chào thượng tá!. Nếu như bạn là vị thượng sĩ đó, thì bạn xem anh binh sĩ này như thế nào? Những người như vậy là nhân tài chân thật, là một thuộc cấp tốt, cứ thuận theo ý muốn của bạn thì quy củ của cả đoàn thể đều hỏng hết.

Có một câu chuyện khác nữa, hình như là ông tổng tài của IBM. Khi đi vào trong mà không quẹt thẻ, sau đó thì người gác cửa liền nói, không được để ông ấy vào. Tổng tài của IBM thì có ai mà không biết, kết quả sau đó dường như thật sự là phải đáp ứng được quy định thì mới để ông đi vào. Về sau người lãnh đạo này đã rất trọng dụng người gác cửa đó. Họ là người gìn giữ công pháp, họ không phải người gìn giữ cảm tình, làm theo cảm tình vậy còn có công pháp nữa hay sao. Đây cũng là nhắc nhở người lãnh đạo, tâm thương ghét của người lãnh đạo chưa có buông xuống, đều ưa thích dùng người nghe theo họ, không phải dùng người biết giữ quy củ. Nếu người làm lãnh đạo mà không trừ bỏ những tập khí này, muốn dùng đến được người trung thành thì cũng không phải dễ.

Ở đây tiếp tục nói đến việc mưu lợi riêng sẽ phá hoại pháp lệnh, phóng dật thì sẽ vượt ra ngoài khuôn phép, vượt ra ngoài lễ giáo. Lễ giáo không phải là luật pháp, nhưng mà một khi lễ giáo bị phá vỡ thì nhân tâm của cả xã hội sẽ giống như nước lũ tràn lan, hoàn toàn không xoay chuyển lại được. Chúng ta xem hiện tại phóng dật dục vọng nam nữ, hiện nay ai dám nói có thể chỉnh đốn lại tình trạng này được không? Không dễ. Cho nên lễ giáo là ngăn ngừa từ đầu, là trí huệ cao độ. Phận con cháu chúng ta không hiểu, còn phê phán, còn nói “lễ nghĩa lừa gạt hại người”, vậy thì phải gánh cái tội quá nặng, quá nặng rồi. Ơn trạch của lão tổ tông rất là lớn mà bạn lại còn mắng họ, không cảm ơn, còn phê bình, còn mắng, kết quả bây giờ không thể chỉnh đốn được nữa. Đây là “phóng việt quỹ, xa bại chế, xa xỉ thì sẽ bại hoại rất nhiều điều lệ chế độ. Các vị xem, con người ngày trước bạn ở địa vị gì thì mặc quần áo gì, lái chiếc xe gì, nhìn quần áo bạn mặc đó họ liền biết bạn là bộ trưởng, họ nhìn thấy những gì bạn mặc thì liền cung kính, bởi vì bạn có cống hiến với quốc gia, không có hỗn độn. Con người hiện nay vừa có tiền, “tôi sẽ mua nhà to, tôi mua xe đẹp”, đi xe cao cấp. Họ cảm thấy như vậy thì sẽ thể hiện được địa vị của mình, sau đó lại đưa đầu ra ngoài để mà khạc nhổ nước bọt, bạn nói xem vậy có cao quý hay không? Nhưng mà mọi người hãy để ý, những người này muốn xài như thế nào, muốn mua như thế nào đều có thể, nhưng họ không có một thứ gọi là quy phạm, sau cùng con người đều như thế nào? Sỉ diện phô trương không biết lượng sức. Không có tiền mà muốn khoe của, đều muốn mặc hàng hiệu, sau cùng còn khiến cho gia đình tan vỡ. Có hay không? Có đấy! Các vị xem các thanh niên hiện nay, đem tiền mồ hôi nước mắt của cha mẹ đi mua đồ hiệu, đây đều là không có tiết độ, sau cùng chỉ là nếp sống phù phiếm, háo cái sỉ diện. Các vị xem người xưa phân tích sự chuyển biến của nhân tâm, phân tích rất thấu triệt.

Tiếp theo nói đến bốn điều họa hoạn này không trừ, nền chính trị đúng đắn sẽ không có cách nào để thực thi, bởi vì toàn bộ nhân tâm đều đi xuống thì làm sao mà thực hành. Phải khẩn trương mà giáo hóa, mất trâu thì mau mau làm chuồng, xoay chuyển tình thế, bởi vì cứ tiếp tục như vậy thì tục loạn tắc đạo hoang”, nghĩa là phong tục hỗn loạn rồi đạo đức liền cũng bê tha. Đạo đức một khi tiêu vong thì thiên địa cũng không thể bảo toàn được bản tính của nhân loại, bởi vì tốc độ của sự sa đọa quá nhanh. Các vị xem, ba mươi – bốn mươi năm trước, chúng ta sống dưới quê vẫn chưa có những phong tục này, ở trong đại tự nhiên; đại tự nhiên nuôi dưỡng chúng ta, tấm lòng của chúng ta như thế nào vậy? Rộng rãi. Hiện nay thì sống trong một rừng nhà chọc trời, có phải không? Những tòa nhà như cây trong rừng nhìn không thấy được phía trước, nhìn không thấy phía trước mà chỉ nhìn thấy chính mình, ngay cả người hàng xóm bên cạnh tên họ là gì cũng không biết. Không thể lạc mất bổn tính thiện lương ở trong những đô thị chọc trời. Thật vậy, chúng tôi đều có cái cảm giác sâu sắc đó.

Chúng ta ngày nhỏ thì trời đất dạy dỗ chúng ta, trời đất dạy dỗ chúng ta một cách vô tư. Gần đây tôi quan sát thấy thật sự là đất ở đâu thì nuôi con người ở đó, một nơi rộng lớn bao la giống như những thảo nguyên Tân Cương mênh mông bát ngát thì sinh ra những con người có tâm lượng tương đối lớn, hơn nữa nói chuyện cũng rất to. Bởi vì nơi đó rất rộng lớn nên họ cũng rất dễ cất lên những khúc hát, sau đó đến khi nói chuyện thì cũng vô cùng dõng dạc hùng hồn. Thật vậy, các vị xem ông Tổng giám đốc Hách đến từ Tân Cương. Các vị xem ông nói chuyện, càng nói càng phấn chấn, “các đồng bào hãy đứng dậy!. Còn nữa, thầy Lý Việt cũng là người Tân Cương. Tôi nhìn thấy mấy người này khi họ nói chuyện rất là khảng khái dõng dạc. Và còn cả cô giáo Xa Mỹ Nho cũng ở Tân Cương, các vị đã nghe qua cô ấy giảng chưa? Cũng vậy. Giáo sư người Tân Cương, ông Vương Tặng Di một vị đã về hưu, khi ông giảng bài cũng vậy. Thật sự đều đã nhìn thấy được những bước ngoặt hưng thịnh của dân tộc, sự hào hùng của họ rất cao, một vùng đất đã sinh ra họ. Vì vậy Mạnh Mẫu ba lần chuyển nhà không phải là không có đạo lý. Nhưng mà con người hiện nay dục vọng mạnh quá rồi, ham muốn làm mê muội, cái tâm này không có cách nào giao cảm được với sự nuôi dưỡng vạn vật của trời đất, trời đất không thể giữ gìn bổn tánh đó. Trời đất không chỉ giữ không được bản tánh chúng ta mà còn bị chúng ta hủy hoại, làm cho đại tự nhiên bị tàn phá hư hỏng nghiêm trọng.

“Pháp hoại tắc thế khuynh, tuy nhân chủ bất đắc thủ k độ h, pháp chế bị hủy hoại rồi, trật tự của cả xã hội sẽ bị sụp đổ, cho dù là bậc quân vương cũng rất khó để duy trì và giữ gìn chế độ pháp lệnh. Bởi vì có lúc hình thức hình thành, bạn muốn xoay chuyển thì sẽ thật không dễ dàng. Mà trên thực tế những hình thức như vậy, một người lãnh đạo của đất nước thật sự muốn thực tiễn luân lý đạo đức, độ khó có cao hay không? Sẽ rất là cao. Quan phụ mẫu của rất nhiều nơi chân thật là dụng tâm thúc đẩy luân lý đạo đức, sau lưng họ phải gánh vác lấy áp lực rất lớn. Kỳ thực chúng ta đều có thể cảm giác được, bởi vì người nhận thức chính xác rất ít họ sẽ gặp phải rất nhiều người phản đối chướng ngại họ. Đương nhiên cho dù gặp phải rất nhiều khó khăn, người có tâm nguyện, có quyết tâm thì vẫn là có thể khắc phục được. “Cho dù thân này chịu bao nhiêu khổ tâm, nguyện này cũng quyết không thối”. Các vị đều không nói ra được à, các vị hiện tại rất thông minh, biết là nếu nói ra thì phải làm. “Phàm nói ra, tín trước tiên”, tâm nguyện như vậy vẫn không thối. “Quỹ việt tắc lễ vong, tuy thánh nhân bất đắc toàn kì hành h. Đã vượt ra ngoài thường quy rồi, lễ nghĩa giáo hóa cũng sẽ tiêu vong, cho dù có Thánh Nhân đến cũng rất khó để duy trì chánh đạo, pháp quy đã bại hoại. “Hế bại tắc dục tứ”, dục vọng sẽ hoành hành, không có bất kỳ sự chiếu cố nào. “Tuy tứ biểu bất năng sung k cầu h, tuy rằng lãnh thổ đất nước của bạn bao la bát ngát thì cũng không có cách nào để đáp ứng được dục vọng hay sự tiêu phí của bạn.

Mọi người đọc đến đây thì hãy lắng lòng mà suy nghĩ, nước Mỹ rất giỏi tiêu tiền, rất giỏi tiêu phí, đất nước của họ có lớn hay không? Rất lớn. Nhưng mà hiện tại thì sao họ đang mắc nợ nhiều nhất thế giới, đã vậy mà họ còn dùng đến tiền của con cháu hai – ba đời sau nữa. Các vị xem, câu nói này lão tổ tông đều đã nhắc nhở rồi, cho nên đoạn này phải nên dịch trước cho người Mỹ xem, họ rất cần biết đến đạo lý này. Cho nên “thị vị tứ hoạn”, bốn điều này mà trừ bỏ.

Tiếp đến, “hưng nông tang dĩ dưỡng kì sanh”, “đề xướng việc trồng trọt thêu dệt để nuôi dưỡng nhân dân”, nuôi dưỡng cho tốt bá tánh. “Thẩm hảo ác dĩ chính kì tục. Chữ “thẩm” này là quan sát những sự yêu thích và oán ghét của nhân dân để điều chỉnh lại tập tục, chính là sự yêu thích cùng oán ghét của con người ta. Sau đó, “háo kỳ sở đương háo, ố kỳ sở đương ác”, sự yêu ghét của họ cùng với thị phi thiện ác là tương ưng để mà sửa đổi. “Tuyên văn giáo dĩ chương kỳ hóa”, việc tuyên dương giáo hóa lễ nhạc, sau đó tỏ rõ sự quyết tâm của triều đình, chính sách của triều đình. Cũng giống như hiện tại ở đất Đại Lục, cả việc tế Khổng tử, tế bái hoàng đế cũng đều do một tay của quan địa phương lo liệu, vị quan chức cao nhất đến cầu nguyện. Đây đều là “tuyên văn giáo, chương kỳ hóa”. Hiển bày được chính sách quyết tâm của đất nước chính là hoằng dương văn hóa truyền thống làm thành quốc sách quan trọng, đây đều gọi là chương kỳ hóa. Lập võ bị dĩ bỉnh kỳ uy”, nghĩa là xây dựng quân bị để đảm bảo chắc chắn. Sự uy nghiêm của quốc gia không thể bị chà đạp, có quân bị thì người ta sẽ không dám xâm phạm. “Minh thưởng phạt dĩ thống kỳ pháp”, là thưởng phạt phải nghiêm minh để thống trị pháp luật của nước nhà. Thế nào thì gọi là thưởng, thế nào là phạt? Việc này thì không thể chỉ dựa vào sự yêu ghét của một người, cho nên cần phải nghiêm minh cả một nguyên lý nguyên tắc rõ ràng về thưởng phạt, sau đó đến thống trị pháp luật của đất nước. “Thị vị ngũ chính”, đây gọi là năm phương sách chính sự quan trọng. Tốt rồi, hôm nay giao lưu với mọi người đến đây! Xin cảm ơn mọi người!

HẾT TẬP 32 – Xin xem tiếp tập 33 – Quần Thư Trị Yếu 360


Chia sẻ bằng cả trái tim. Công đức vô lượng!