Chia sẻ bằng cả trái tim. Công đức vô lượng!

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360 GIẢNG GIẢI – TẬP 47

Chủ giảng: Thầy giáo, Tiến sĩ Thái Lễ Húc
Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ, Mộ Tịnh Cư Sĩ, Phước Tịnh Cư Sĩ
Thuyết minh: Hạnh Quang
Download toàn bộ MP3



Quần thư trị yếu 360 – Tập 47

TU THÂN – TỀ GIA – TRỊ QUỐC – BÌNH THIÊN HẠ

Kính chào các vị trưởng bối, các vị học trưởng!

Chúng ta tiếp tục xem chủ đề tiếp theo, “thẩm đoạn”. Thí dụ của câu trước thích hợp với “Trinh Quán Chính Yếu”, chúng tôi xin chia sẻ với mọi người một chút. Những năm đầu của Trinh Quán, Thái Tông nói với những đại thần ở bên cạnh mình. Chúng ta thấy nhiều lần Hoàng đế Thái Tông nắm bắt cơ hội để nhắc nhở, giáo dục quần thần, là ông thấy gian thần nịnh bợ của đời trước đều là sâu dân mọt nước của quốc gia, sẽ gây ra những nhân tố động loạn cho quốc gia; dùng lời nói đường mật, hoặc cấu kết bè phái, nếu như nhà vua hôn ám, có thể bị bọn họ mê hoặc. Đã bị mê hoặc rồi thì trung thần hiếu tử có thể bị hàm oan. Vì vậy, chỗ này nhắc đến những khóm hoa lan muốn được tươi tốt, gió mùa thu lại thổi làm chúng rơi rụng; quân vương muốn được sáng suốt, nhưng lại bị những kẻ nịnh bợ bưng bít. Những câu chuyện như vậy, thực tế ở trong sử sách nhiều đời là quá nhiều.

Giống như Thái Tông nêu ra vài thí dụ. Nói đến Bắc Tề và triều nhà Tùy, lúc đó bị những lời sàm tấu làm hại. Trước đời nhà Tùy là Ngụy, Tấn, Nam – Bắc triều. Ngụy, Thục, Ngô là ba nước, sau này ba nước bị nước Tấn thống nhất. Tiếp theo là Nam – Bắc triều. Nam triều gọi là Tống, Tề, Lương, Trần; Bắc triều thì có Bắc Tề, Bắc Chu. Cho nên, nhắc đến Bắc Tề có một đại thần tên là Hộc Luật Minh Nguyệt. Ông là một vị tướng lương thiện, oai danh lẫy lừng ở Bắc Châu. Bắc Châu và Bắc Tề là hai quốc gia. Bắc Châu rất nể sợ vị tướng lương thiện Hộc Luật Minh Nguyệt này, cho nên mỗi năm vào mùa đông đều đập vỡ bề mặt sông băng Phần Hà, không để cho nó đóng băng, bởi vì vũ lực của họ rất mạnh, đập vỡ băng ra để phòng ngự, không muốn Bắc Tề tấn công. Danh tiếng của Hộc Luật Minh Nguyệt còn có sự anh dũng, làm cho Bắc Chu vô cùng khiếp sợ. Nhưng mà sau này, Hộc Luật Minh Nguyệt bị Tổ Hiếu Trưng hãm hại, cuối cùng Bắc Tề bị Bắc Chu xâm chiếm. Chúng ta xem, sau khi vị đại thần trụ cột bị hãm hại, quốc gia liền bị nguy vong.

Vào thời Nam Tống, Nhạc Phi là vị tướng nổi tiếng, cuối cùng bị hãm hại, đại nghiệp khôi phục sơn hà từ đó liền chấm dứt, sau đó thì nêu lên tài năng trị quốc của Cao Quýnh. Tùy Văn Đế dùng ông, ông đã phò tá quốc gia hơn hai mươi năm, thiên hạ được ổn định. Nhưng sau này, Tùy Văn Đế nghe lời của hoàng hậu, liền tránh xa Cao Quýnh, không trọng dụng ông nữa, cuối cùng thì bị Tùy Dạng Đế giết, do đó cả triều chính liền bị suy bại. Các vị xem, điều này là trong lịch sử. Sau khi hãm hại đại trung thần thì quốc gia đó liền bị động loạn, tiếp theo là bị diệt vong. Ngoài ra, Thái tử Dương Dũng của triều nhà Tùy cũng tiếp quân giữ nước khoảng hai mươi năm, cuối cùng cũng bị bề tôi là Dương Tố hãm hại. Sau đó Tùy Văn Đế truất phế thái tử, kết quả là mối quan hệ cha con không tốt. Tùy Văn Đế sau khi truất phế thái tử, liền lập Tùy Dạng Đế làm thái tử, sau đó bản thân cũng gây ra tai họa bỏ mình. Tùy Văn Đế không có cách nào đánh giá được những lời can gián của bề tôi với hoàng hậu, rốt cuộc ra quyết định sai lầm, quốc gia bị diệt vong. Cho nên người xưa có nói: “Thế loạn tắc sàm thắng”. Thế gian này động loạn, lời gièm pha vô cùng càng quấy. Cho nên Thái Tông mới nói, mỗi lần ông nghĩ đến những chuyện này thì ông phải đề phòng cẩn thận để ngăn ngừa xảy ra những tình huống như vậy. Ông nhắc trong sử sách có viết lại. Giả như có mãnh thú ở nơi núi rừng không ai dám đi hái rau dại. Thí dụ như trong núi có hổ, mọi người có dám đi hái rau không? Không dám. “Trực thần lập triều đình, gian tà vi chi tẩm mưu”. Nghĩa là, có bề tôi chánh trực ở trong triều đình thì những kẻ gian tà không dám làm loạn. Các vị xem, sức mạnh của một trung thần rất lớn, đứng ở đó thì chẳng ai dám làm loạn. Cho nên trong “Luận Ngữ” có nhắc: “Vua Thuấn được thiên hạ, chọn nhân tài trong dân chúng là Cao Đào, kẻ bất nhân lánh xa. Vua Thang được thiên hạ, chọn nhân tài trong dân chúng là Y Doãn, kẻ bất nhân cũng không còn”. Vua Thang trọng dụng Y Doãn, trọng dụng đại thần tốt như vậy, những kẻ gian tà, tự tư tự lợi không dám làm loạn, dần dần tránh xa.

Tiếp tục Ngụy Trưng nói đến, “quân tửgiới thận hồ kỳ sở bất đổ khủng cụ hồ kỳ sở bất văn”. Đối mặt với những lời sàm tấu đều phải thận trọng mà nhận định. Khổng Tử lại nói: “ lợi khẩu chi phúc bang gia”. Nghĩa là vô cùng căm ghét, nói những lời sàm tấu không hay, gây ra những chuyện suy bại cho gia đình, quốc gia. Thái Tông nói đến đây, tiếp nhận lời sàm tấu sẽ làm hại người trung lương, làm cho triều đình trở nên suy tàn, quốc gia có thể bị diệt vong. Vì vậy Thái Tông nói, đối diện với những lời sàm tấu phải cẩn thận, thận trọng vô cùng.

Trong đoạn này, điều chúng tôi ghi nhớ tương đối sâu sắc chính là, “mãnh thú xứ sơn lâm, lê hoắc vi chi bất thái, trực thần lập triều đình, gian tà vi chi tẩm mưu”. Tôi xin chép câu này ra cho mọi người. “Tẩm mưu”, nghĩa là những sách lược không tốt thì không thể sử dụng. Chúng ta sống cùng một đoàn thể cũng phải thổi lên luồng chánh khí.

Vào thời nhà Tống, có một vị quan tên là Lưu An Thế. Hoàng thượng muốn dùng ông làm quan gián nghị, chuyên môn đề xuất ý kiến cho hoàng thượng. Ông trả lời, trước tiên ông phải trở về xin phép mẹ của ông, bởi vì làm quan gián nghị, khi làm mất lòng vua có thể bị cách chức. Mẹ của ông tuổi đã lớn, sợ đến lúc bị cách chức, tuổi tác lớn như vậy vẫn phải cùng ông bôn ba thì ông không nỡ lòng nào. Trở về xin phép mẹ, mẹ của ông nghiêm khắc trả lời, “con được sự tín nhiệm của quốc gia, phải vì quốc gia mà tận trung, nên đi làm tốt vai trò của quan gián nghị. Nếu đến lúc bị cách chức thì mẹ và con cùng nhau ra đi”. Người mẹ vô cùng trung nghĩa. Lưu An Thế nhận lời làm quan gián nghị. Sau đó, mọi người gọi ông là “Điện Thượng Hổ”, giống như chú hổ lớn ở trên đại điện của triều đình. Đứng ở đó, những kẻ tấu trình muốn vào sàm tấu cũng chẳng dám lên tiếng. Trong số những con thú, hễ hổ vừa gầm lên, sư tử vừa rống lên, thì những thú hoang khác chẳng dám lên tiếng. Thái Tông có những lời giáo huấn của “Quần Thư Trị Yếu” này, thật sự đều có áp dụng vào trong cuộc đời chính trị của ông, thật sự là sau khi học rồi đều là tận tâm tận lực mà thực hiện cho được.

Chúng ta xem lại quyển thứ 7, trang 863. Chúng ta đi vào phần “thẩm đoạn”. Người lãnh đạo đối với lời can gián của cấp dưới phải nên nhận định, đối với lời nói việc làm của bản thân mình đều phải biết để xem xét.

Chẳng phải phép mặc của tiên vương, không dám mặc; chẳng phải phép nói của tiên vương, không dám nói; chẳng phải đức hạnh của tiên vương, không dám làm.

Cho nên mỗi cử chỉ, lời nói đều phải cẩn thận, có tương ưng với Kinh điển hay không? Ở đây là trích ra một đoạn từ trong “Lão Tử”. “Vàng ngọc đầy nhà không cách nào giữ mãi được, phú quý sanh kiêu ngạo, xa xỉ sẽ tự chuốc hiểm họa cho mình. Công thành danh toại rồi vẫn không tham chức tham quyền, biết rút lui đúng lúc, đó là thuận với quy luật của tự nhiên”.

Chúng ta xem, “Kim Ngọc mãn đường”. Họ có rất nhiều tiền của, thật sự là rất khó giữ. Bởi vì, tiền của của con người thật sự là của chung “năm nhà”. Con cháu bất hiếu lấy tiền của các vị, nạn nước lấy đi tiền của các vị, nạn lửa lấy đi tiền của các vị, quan tham ô lại lấy tiền của các vị, trộm cướp lấy tiền của các vị. Không thể nói, các vị có thể giữ trong tay được cả một đời. Thật sự, con người khi đã xuôi hai tay, tiền của gì cũng chẳng mang theo được. Giả như một người có thể từ điểm cuối của cuộc đời có được sự lĩnh ngộ, họ tổ chức lại cuộc đời của họ, thì sẽ không giống nhau. Các vị có xem qua phim hay truyền hình không? Diễn cảnh một người tắt thở? Có xem qua rồi, có khai ngộ hay không? Mọi người đều có xem qua, sao mà chẳng có khai ngộ gì cả. Các vị xem, hai tay vừa buông xuôi thì báo cho chúng ta điều gì? Không mang thứ gì theo được. Tiền không mang theo được thì làm gì mà khổ sở truy cầu nhiều như vậy, sau đó thì để lại làm cho con cháu đời sau, chúng giành nhau, tranh nhau, cãi nhau, rồi đưa ra tòa. “Vật dĩ tài hóa sát tử tôn”. Để lại tiền của sẽ gây nên sự tranh đoạt giữa con cháu với nhau, việc làm này không có trí huệ. Đối với lý – sự này, người thế gian không thấu hiểu, đều cho rằng có được tiền là tốt.

Các vị xem, hiện nay bao nhiêu gia đình tan vỡ, vợ chồng ly hôn, đều có liên quan đến việc trong gia đình bỗng chốc có tiền của. Hễ có tiền mà không có đức hạnh thì bắt đầu kiêu sa dâm dật, tập tánh xấu đều xuất hiện. Cho nên, họa – phúc đi liền với nhau. Các vị xem, kinh tế phát triển nhanh như vậy thì tỷ lệ ly hôn càng lúc càng cao, đều là do lơ là việc tổ chức trong gia đình, đời người bị mất cân bằng.

Vào những năm đầu của triều Hán, có ba người tài, đó là Tiêu Hà, Hàn Tín, Trương Lương. Ba người tài của những năm đầu triều nhà Hán, Tiêu Hà là vị đại thần có công lao to lớn. Rốt cuộc khi phân chia đất đai, chỗ mà Tiêu Hà muốn là nơi đất đai cằn cỗi.

Các vị học trưởng, giả như lúc đó các vị là đại thần, thì các vị sẽ chọn ở chỗ nào, có phải là chọn nơi giá cả đắt đỏ nhất không? Các vị xem, những vị hiền tài này rất điềm tĩnh, họ cần những nơi đất cằn cỗi. Thứ nhất là, mọi người sẽ không tranh giành những thứ tốt đẹp. Mọi người sẽ tranh giành, rốt cuộc là sẽ gây ra những duyên ác, mọi người sẽ khởi lên những ý niệm xấu lấy mảnh đất đó, nếu không làm thì không được ăn, mọi người sẽ không tranh giành. Vì vậy, những nhà lịch sử thời nhà Hán, sau này sau đời nhà Hán hơn 100 năm, điều tra đương thời khi Lưu Ban phân chia đất cho đại thần, gia thế lúc đó như thế nào? Tuyệt đại đa số đều lụn bại hết. Các vị xem, ông ấy không tham sự giàu có một đời, ông biết cần kiệm chăm lo nền tảng cho gia đình. Cần mảnh đất xấu như thế thì phải cần lao canh tác, sự cần cù của thế hệ sau sẽ luôn được duy trì. Cho nên, việc này nhắc con người, hễ có tiền thì liền xem trọng việc hưởng lạc. Trong chú thích nói: “Thị dục thương thần”. Nhiều dục vọng sẽ làm tổn thương tinh, khí, thần của bản thân. Buông thả dục vọng thì sẽ phá hủy sức khỏe, “tài đa lụy thân”. Tiền càng nhiều, thật sự là tâm lý gánh nặng. Tiền nên để vào đâu để có lãi, mua loại cổ phiếu nào để được tăng giá tương đối cao, tất cả đều phiền não những chuyện như vậy. Thật sự tiền tài như thế nào mới được gọi là phước? Mọi người thấy, hiện nay trầm cảm của con người nhiều như vậy, họ có phước không? Mọi người có nhìn thấy một người sửa xe bị chứng trầm cảm hoặc là một người nông dân bị trầm cảm chưa? Rất nhiều người bị, là những người có nhiều tiền, mỗi người phiền não một đống lớn, đều bị chứng trầm cảm. Phước báu chân thật được gọi là, “hưởng thanh phước”. Tâm lý không tham cầu là biết đủ, tâm địa rất thanh tịnh, đây là phước báu chân thật. Không nên có những sự tham muốn dục vọng làm cho thân tâm của mình phải gánh nặng rất nhiều. Vì vậy, ai biết sống qua ngày là những người có thể làm cho tâm của mình thanh tịnh. Cuộc sống càng đơn giản, gọi là những người biết sống qua ngày. “Phú quý nhi kiêu, hoàn tự di cửu”. Sau khi giàu có thì kiêu ngạo, sẽ chiêu cảm tai họa đến, gây ra những lỗi lầm, vì sao vậy? Hễ kiêu ngạo thì không có trí huệ, làm điều sai trái, cuối cùng là rất nghiêm trọng, nạn diệt thân sẽ đến.

Trong chú giải này nhắc đến: “Phu phú đương chấn bần, quý đang lân tiện”. Ở đây nói rất hay. Khi một người được giàu sang, họ liền nghĩ hiện nay họ giàu có là nhờ đức của tổ tiên, là sự tín nhiệm ngưỡng mộ của lãnh đạo, chọ nên trân quý cái phước báu này, trân quý sự tín nhiệm này, phải làm tròn bổn phận của mình, làm sao mà có thể kiêu ngạo chứ? Vì vậy, con người hễ mà kiêu ngạo thì sẽ tùy thuận theo tập khí, dục vọng, không đề khởi được tâm thái đúng đắn.

Trong “Đệ Tử Quy” nói: “Đối người ở, thân đoan chánh”. Đây là sự cao quý. “Tuy đoan chánh, lòng độ lượng”. Chữ “từ” này, chính là những điều mà bổn phận làm vua, làm người lãnh đạo của chúng ta phải làm. Hiền từ, độ lượng; sự hiền từ này là để quan tâm, để giáo dục người khác. Thế phục người, người không phục.
Lý phục người, tâm mới phục”
. “Lý phục người”, cũng là mượn cơ hội này có thể giáo dục tốt cho cấp dưới. Giả như nói gia đình của các vị có một cô bảo mẫu, các vị dùng “Đệ Tử Quy” để dạy cô ấy, sau này cô lấy được người chồng tốt, lại sanh một bé trai ngoan, công đức của các vị rất lớn, vì xã hội này đã bồi dưỡng nên một người con gái tốt. Giả như các vị đối với cô ấy một cách hung dữ, rốt cuộc cô ấy cũng hung dữ đối với người khác, vậy là các vị đã tạo tội, các vị không làm tấm gương tốt cho cô ấy. Ở đây nhắc đến, một người giàu có rồi nên có bổn phận đi giúp đỡ những người nghèo khổ. Một người đã cao quý rồi (ở vị trí cao quý), phải có trách nhiệm là thương xót và giúp đỡ những người ở địa vị thấp kém. Ở đây đã cho chúng ta ý nghĩa của sự phú quý. Không đi giúp đỡ những người nghèo khổ, ngược lại còn kiêu ngạo, phóng túng, điều này trái ngược với đạo của trời, với đạo làm người, đâu thể nào không có tai họa đến chứ? Cho nên, “công thành danh toại thân thoái, thiên chi đạo dã”. Công lao sự nghiệp đã thành tựu rồi không nên tham cái danh này, nhanh chóng rút lui khi đang ở trên đỉnh vinh quang. Điều này hợp với lẽ trời. Các vị xem, mặt trời mọc đến giữa trưa thì phải đi xuống, mặt trăng sau khi tròn thì phải khuyết, vật cực thịnh thì phải suy. Đây là quy luật của tự nhiên. Cho nên biết dừng lại khi đang ở trên đỉnh vinh quang, không tham danh, không tham công.

Trương Lương là một trong ba người tài, đợi sau khi thiên hạ của Lưu Bang ổn định, ông liền từ chức về tu hành. Trong lịch sử còn có đại thần của Việt Vương Câu Tiễn, là Phạm Lãi. Sau khi ông giúp Việt Vương Câu Tiễn phục quốc, cuối cùng ông cũng không trở về nước Việt. Đúng lúc ở Ngũ Hồ, ở trên một cái hồ, Việt Vương và Phạm Lãi ngồi ở trên thuyền, Câu Tiễn liền nói với Việt Vương, không đúng. Phạm Lãi nói với Việt Vương, là tôi xem các vị có chú ý lắng nghe hay không? Mọi người rất chú ý lắng nghe, rốt cuộc là Phạm Lãi nói, “khi hoàng thượng có điều lo lắng thì chúng thần phải lo liệu, phải tận tâm tận lực giải trừ nỗi lo của hoàng thượng. Khi quân vương chịu nhục, chúng thần phải vì quân vương rửa sạch ni nhục mà chết đi, không thể để cho quân vương chịu nhục. Lúc đó quân vương vị bao vây ở núi Cối Kê, bị Ngô Vương Phù Sai bao vây, sau đó thì làm nô lệ cho Ngô Vương, chịu sự sỉ nhục lớn như vậy, Phạm Lãi thần đây không chết, chính là vì muốn phục quốc. Bây giờ đã lấy lại nước được rồi, thưa bệ hạ, lúc xưa thần không thể lập tức liều chết vì người, điều này là có tội. Bởi vì hoàng thượng chịu nỗi nhục lớn như vậy, hạ thần nên lấy cái chết để tạ tội, hiện giờ là lúc hoàng thượng nên phán tội của hạ thần”. Câu Tiễn vừa nghe xong liền nói: “Người của cả một quốc gia đều phải tha thứ tội của khanh, đều phải ca ngợi đức hạnh của khanh. Cả nước nếu có người nào không tha thứ tội của khanh, không ca ngợi đức hạnh của khanh, trẫm phải làm cho họ ở nước Việt này chết không được an lành”. Đây là lời khẳng định tuyệt đối đối với Phạm Lãi. Sau đó thì nói: “Khanh trở về, trẫm sẽ giao một phần việc quốc gia cho khanh”. Các vị học trưởng, có tốt hay không? Giả như là các vị, thì các vị có nhận hay không? Quốc gia này rất nhiều quyền lực, đất đai đều giao cho các vị? Ngay lúc đó, Phạm Lãi không đồng ý. Ông ngồi trên một chiếc thuyền nhỏ, cùng với phu nhân của ông thả thuyền trôi đi. Phu nhân của ông tương đối nổi tiếng, tên là Tây Thi. Sau này làm nghề buôn bán, “tam tựu tài, tam tán tài”. Được gọi là thần tài, Đào Chu Công. Lúc đó ông nhìn thấy, có thể cùng hoạn nạn với Câu Tiễn, không thể cùng giàu sang, cho nên ông đã rút lui trên đỉnh vinh quang, ung dung tự tại trong nhân gian. Cuối cùng đã chứng thực được một chân lý của trời đất là, “bố thí tài thì được giàu có”, là do ông kiểm chứng. Mà trên thực tế, ông đã rút lui trên đỉnh vinh quang, danh thơm của ông được duy trì lâu dài. Sau khi Câu Tiễn trở về, cho người nặn một tượng của Phạm Lãi bằng kim loại, mỗi ngày đều lễ lạy tượng của Phạm Lãi, sau đó thì dặn dò các vị quan, cứ mười ngày phải lễ lạy Phạm Lãi một lần. Sau đó thì xung quang núi Cối Kê 300 dặm vẽ một khoảnh đất, “đây là phần đất phân cho Phạm Lãi, ai dám xâm chiếm thì thiên địa qu thần tuyệt đối không để cho người đó chết an lành”. Phước báu của Phạm Lãi rất lớn nhưng ông không hưởng, ông rút lui trên đỉnh vinh quang.

Thật sự, con người giả như xây dựng công danh mà không dừng đúng lúc, sẽ tham chấp vào công danh của mình, cuối cùng chắc chắn sẽ kiêu ngạo, sẽ tự cao tự đại. Mọi người thấy, rất nhiều triều đại đều có chuyện giết hại công thần. Ngoài quân vương tương đối bạo ngược ra, còn có một khía cạnh khác là bề tôi cậy có công lao mà bắt nạt chủ. Đây cũng là một khía cạnh khác. Trong tâm thì nói: “Hoàng thượng không có ta thì đâu có được thiên hạ ngày hôm nay”. Cuối cùng thì cái thái độ sẽ kiêu ngạo, hống hách vô cùng, có thể dẫn đến tai họa diệt thân. Thật sự vì đoàn thể, vì quốc gia mà làm, đây là đạo nghĩa của chúng ta, làm sao mà có thể lấy đó làm công lao, thậm chí là tranh giành công lao, điều này không được thỏa đáng. Mà sự thoái lui từ trên ý nghĩa mà nói, không phải là nói các vị nhất định phải bỏ đi, là các vị kín đáo, thu mình, không lộ rõ, không buông thả.

Giống như Tiêu Hà, ông rất khiêm hạ, cuối đời ông ra đi rất an lành. Hơn nữa, thật sự việc quan trọng ở thế gian này là các vị tận tâm tận lực mà làm, dần dần người khác cũng hiểu được mà làm theo. Lúc này thì để cho người khác làm, sao mà việc gì chúng ta cũng nhất định phải làm chứ? Có người làm được rồi thì để cho họ làm, đi làm tiếp những việc quan trọng mà người ta chưa làm. Con người tùy thời mà đi tìm công việc quan trọng nhất mà làm, như thế mà họ cũng không biết, bởi vì làm được một số thành tích thì tự mãn. Xin nói với mọi người, việc quan trọng nhất ở thế gian này luôn luôn là không có ai làm, đúng không? Mỗi người đều suy nghĩ là làm việc gì? Ngước mắt trông đợi, đều là vì danh, đều là vì lợi, những người vì danh lợi chiếm đa số. Những việc thật sự là quan trọng nhất của gia đình, của xã hội đều lơ là hết, vì vậy việc cần làm của thế giới này, của xã hội này là quá nhiều, đều không có ai tranh giành. Chúng ta biết được rồi thì tận tâm tận lực mà làm mới đúng. Là sự việc gì? “Kiến quốc quân dân, giáo học vi tiên”. Giáo dục là quan trọng nhất. Giáo dục tốt cho con cái, giáo dục tốt cho nhân viên, giáo dục tốt những người có duyên. Sau khi thành đạt thì lui về ở ẩn, hợp với đạo của trời. Rất quan trọng.

Cho nên phía sau chú giải có nói đến, “ngôn nhân sở vi, công thành sự lập, danh tích xưng toại”. Tiếng tăm của họ nổi lẫy lừng. “Bất thoái thân tị lập, tắc ngộ ư hại”. Bởi vì danh lợi là sự tranh giành của con người, các vị không rút lui, hễ người ta đố kỵ là có thể hủy báng, hãm hại, cho nên phải biết rút lui. “Thử nãi thiên chi thường đạo, thí như mục trung tắc di, nguyệt mãn tắc khuy, vật thịnh tắc suy, lạc cực tắc ai dã”. Đây là những khải thị của tự nhiên.

Chúng ta tiếp tục xem câu kế tiếp, ở quyển thứ 10, trang 1.280, bắt đầu từ đoạn thứ 2, ở chỗ “Nghe và quán sát….. Chúng ta cùng nhau đọc qua một lần.

Nghe và quán sát là hai điều then chốt trong sự tồn vong an nguy của đất nước. Nếu quân vương không thể mở lòng lắng nghe mà quan sát rõ ràng, chỉ tiếp nhận những lời của kẻ thân tín, vậy thì kế sách chắc chắn sẽ có sơ hở, không thể tìm được sách lược tốt nhất. Nếu có thể mở lòng lắng nghe và quan sát rõ ràng nhưng áp dụng những phương pháp không đúng, khảo sát không tinh tế chính xác, kế sách chắc chắn cũng có phần hỗn loạn”.

Những người cấp trên, ngoài việc muốn lắng nghe ý kiến rộng khắp, thì tiếp theo là điều tra rõ ràng, sau đó là phải quyết định cho chính xác. Vì vậy, làm lãnh đạo càng cao thì càng tổn hao tinh thần. Họ phải thường xuyên suy nghĩ rất nhiều việc, so với công nhân viên chức cấp dưới thì khá tổn hao sức lực để làm việc. Đoạn này nói đến, “nghe” và “quán sát” là mấu chốt của sự tồn vong, sự an nguy của quốc gia. Vì vậy chỗ này nói đến, “nãi tồn vong chi môn hộ, an nguy chi cơ yếu dã”. Bởi vì sau khi quân vương nghe và quan sát, ông chuyên quyền độc đoán, ra quyết định đúng đắn thì quốc gia mới có thể ổn định. Một chính sách sai lầm có thể sau này tạo thành một thói xấu, rất khó đoán trước.

Đã từng có một quan chức, ông rất nỗ lực, vì quốc gia đã đóng góp không ít tâm huyết. Lúc đó có rất nhiều người tán thành ông, nhưng mà sau này ông vô cùng chán ngán, chính là lúc ông còn đương chức, xem trọng sự phát triển kinh tế, lơ là sự nghiệp giáo dục. Kết quả là mười – hai mươi năm sau, đạo đức của cả xã hội liên tục tuột dốc. Ông cho lúc đó không xem trọng giáo dục, ông luôn tự trách mình. Tình hình của xã hội lúc bấy giờ rất là nghiêm trọng, mười – hai mươi năm sau phải xem trọng lại sự nghiệp giáo dục, sự khó khăn rất là nhiều. Thật sự, hiện nay chúng ta hãy điềm tĩnh mà suy nghĩ, hiện giờ có quốc gia nào có thể chắc chắn rằng sẽ giáo dục thế hệ thanh thiếu niên đời sau của họ tốt? Cho nên phải ngăn chặn sai lầm ngay từ đầu, đợi đến khi tâm con người lệch hướng với đạo đức, lúc đó mất bò mới lo làm chuồng, vậy là phải hao tốn tinh thần, sức lực, không biết là phải tốn gấp bao nhiêu lần nữa. Người xưa biết nghe và quán sát, họ nhìn sự việc rất có trí huệ, cho nên quyết định sách lược rất quan trọng. Là vua, là người lãnh đạo, khả năng xem xét là mấu chốt quan trọng.

Nhược nhân chủ thính sát bất bác, thiên thọ sở tín, tắc mưu hữu sở lậu, bất tận lương sách”. Chính là nói, nhà vua không thể nghe và tiếp thu ý kiến rộng rãi để xem xét cẩn thận, chỉ tiếp nhận những ngôn luận của những người thân tín xung quanh. Kế hoạch như vậy thì chắc chắn sẽ bị sai sót, không được toàn diện, như vậy thì không thể dùng được phương pháp hay nhất. Hơn nữa, “nhược bác k quán thính”. Giả như có thể nghe, tiếp thu ý kiến rộng rãi và xem xét cẩn thận. Nhưng mà, “nạp thọ vô phương”. Phương pháp tiếp thu không đúng; phương pháp, thái độ lại không đúng, khảo sát lại không chuẩn xác, thậm chí khi thực hiện kế hoạch này vẫn không đoán rõ những tình huống khách quan, thời điểm thích hợp thì điều chỉnh. Cho nên, muốn làm tốt công việc trên thực tế là không phải dễ, xem xét không chuẩn xác. “Tắc số hữu sở loạn h”. Chữ “số” ở đây nghĩa là kế hoạch. Kế hoạch như vậy tất nhiên sẽ xảy ra tình huống, sẽ bị xáo trộn. Cho nên, có thể nghe và tiếp thu rộng rãi còn phải phán đoán làm như thế nào, dùng như thế nào sẽ thích hợp hơn.

Trước đây chúng tôi có nhắc đến Đại Vũ: “Hiếu sát nhĩ ngôn, ẩn ác nhi dương thiện”. Ông cũng nghe và tiếp thu rộng rãi ý kiến của cấp dưới, nhưng mà ông biết ẩn ác dương thiện. Sau này biết được, “chấp kỳ lưỡng đoạn, dụng kỳ trung ư dân”. Có thể nghe và tiếp thu rất nhiều ý kiến phần nhiều là tội lỗi và sự lỡ lầm, họ cân nhắc làm sao để có được phương pháp ổn thỏa nhất, thích hợp nhất để làm, để thực hành. Đây cũng là sự tiếp thu những kiến nghị của Đại Vũ, để có thể quyết đoán được đúng đắn, để quyết định sách lược.

HẾT TẬP 47 – Xin xem tiếp tập 48 – Quần Thư Trị Yếu 360


Chia sẻ bằng cả trái tim. Công đức vô lượng!