Chia sẻ bằng cả trái tim. Công đức vô lượng!

Thái độ làm việc quan trọng hay điểm số quan trọng?

Xin hỏi: Đại bộ phận phụ huynh là đang coi trọng thái độ làm người, làm việc hay là đang coi trọng điểm số của con cái. Điểm số phải không? “Lần này con thi được mấy điểm, mau đem ra đây!”. Trong đầu phụ huynh chỉ quan tâm đến điểm số.

Xin hỏi các vị phụ huynh: Chúng ta phải xem lại! Chúng ta đều nói với trẻ nhỏ là “Làm người thì lời nói việc làm phải đi đôi”. Vậy tại vì sao chúng ta rõ ràng cảm thấy thái độ làm người, làm việc quan trọng, nhưng cuối cùng trọng tâm của chúng ta lại tập trung ở trên điểm số? Vì sao có thể như vậy? Kỳ thật không thể trách phụ huynh của chúng ta, bởi vì họ chưa thể nhận ra được là cách làm người, làm việc đối với cả đời của đứa bé có sự ảnh hưởng dài lâu, to lớn cỡ nào! Còn điểm số, 100 điểm lập tức xem thấy được. Hơn nữa họ còn có thể đem ra nói: “Con trai tôi tam khoa, tứ khóa đều 100 điểm”.

Chúng ta phải bình lặng mà suy xét, ngày nay chúng ta đem trẻ nhỏ hướng chúng đi trên con đường của điểm số. Xin hỏi: Chúng sẽ đi đến đời sống như thế nào? Bạn có thể xem thấy được hay không? Bạn mong muốn thúc đẩy chúng đi trên con đường này, bạn cũng phải tường tận, chúng ta đang đẩy trẻ nhỏ đi về hướng danh lợi.

Các vị phụ huynh! Tôi cũng là sản vật của chủ nghĩa học vị. Các vị có thấy ra được không? Các vị thật quá nhân từ, không muốn làm tổn thương ngay trước mặt tôi. Tôi chính là sản vật của chủ nghĩa học vị. Tôi còn nhớ khi tôi đang đi học sơ trung, khi thi chỉ đạt được 98 điểm, tôi khóc đến nửa ngày. Vì sao vậy? Bởi vì lúc đó muốn được là học sinh ưu tú của lớp nên nếu kém đi hai điểm và không được ghi danh thì nhân sinh của tôi kể như tiêu rồi. Có cần nghiêm trọng như vậy không? Tại vì sao tôi phải cảm thấy nghiêm trọng đến như vậy? Bạn xem, chúng ta vừa mới lên sơ trung, cái tâm sợ được, sợ mất nghiêm trọng đến như vậy. Một đứa nhỏ sợ được, sợ mất, cả đời này không thể có được hạnh phúc mà thường hay phải phiền não Đông, phiền não Tây.

Chủ nghĩa học vị chính là chỉ nghĩ đến điểm số của chính mình, muốn đạp lên người khác. Cho nên vốn dĩ tôi đáng nên có tâm huyết của Phạm Trọng Yêm là: “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc” (Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ), nhưng bởi vì chủ nghĩa học vị nên tôi chỉ nghĩ đến đánh bại người khác. Tôi nghĩ lại, khi còn đi học cao trung, vừa được phát sổ điểm đều lướt nhìn người khác bao nhiêu điểm. Nếu như số điểm của họ cao hơn ta, nội tâm của ta rất là khó chịu, mặt lớn, mặt nhỏ thật khó coi. Chúng ta phải suy xét xem nhân cách như vậy có thể có được hạnh phúc không.

Tôi còn nhớ khi tôi tốt nghiệp đại học, vừa lúc đó ở bên trong cửa tiệm gặp một bạn học lúc sơ trung, mỗi lần thi anh ấy đều hạng nhất. Trong ấn tượng của tôi, hạng nhất trong lớp rất giỏi. Ngay khi anh ấy tốt nghiệp ra trường, bởi vì thời gian dài vùi đầu ở trong đống sách, cho nên năng lực tiếp xúc với người đặc biệt kém, vừa nói đến kinh nghiệm làm việc trong xã hội thì anh ấy liền run lên. Anh ấy nói: “Con người tại vì sao mà khủng khiếp vậy? Tôi cảm thấy rất sợ khi tiếp xúc với họ”. Bạn xem, năng lực tiếp xúc với người của anh ấy rất thấp và do vậy, tấm lòng bao dung với người khác cũng không hình thành. Cho nên đời sống của anh ấy như vậy không thể nào có được hạnh phúc.

Chúng ta cùng nhau suy xét: Chúng ta đẩy trẻ nhỏ đi con đường chủ nghĩa học vị. Khi chúng ra trường, chúng có thể lấy được bằng tiến sĩ, thạc sĩ rất nhiều. Xin hỏi: Hiện tại mức độ thất nghiệp nhiều nhất là học vị nào? Hiện tại tốt nghiệp cao trung thì không thất nghiệp vì lao động, rửa bát, quét dọn, họ bằng lòng làm, cho nên họ không bị thất nghiệp. Trái lại tốt nghiệp đại học, nghiên cứu sinh, cảm thấy mức lương đó quá thấp nên họ không bằng lòng làm.

Trích giảng giải Đệ tử quy – Con đường Đạt đến nhân sinh hạnh phúc – Tập 1
https://detuquy.com/giang-giai/tap-1/

>>> Xem tất cả chủ đề “con đường đạt đến nhân sinh hạnh phúc”

 


Chia sẻ bằng cả trái tim. Công đức vô lượng!