HIẾU ĐỆ TRƯỚC
Thầy Thái Lễ Húc giảng
“Hữu Tử viết: Kỳ vi nhân dã Hiếu đệ, nhi hảo phạm thượng giả tiên hĩ. Bất hảo phạm thượng, hi hảo tác loạn giả, vị chi hữu dã. Quân tử vụ bổn, bổn lập nhi đạo sanh. Hiếu đệ dã giả, kỳ vi nhân chi bổn dữ”.
Trên sự thật, hàm nghĩa của mỗi một câu trong đoạn kinh văn này đều rất sâu xa, cho nên chúng ta không chỉ là xem thấy những văn tự này mà thôi, nghĩa lý phía sau văn tự chúng ta phải dùng tâm để cảm nhận. Hữu Tử cũng là một trong những đệ tử của Khổng Tử, hơn nữa lại rất giống Khổng Tử. Cho nên khi cúng tế Khổng Tử thì mời Hữu Tử ngồi lên, bởi vì diện mạo ông đặc biệt giống Khổng Tử. Đương nhiên, đặc biệt giống Khổng Tử là bởi “tướng do tâm sanh”, tu dưỡng chắc là cũng rất tốt. Mà chúng ta xem thấy bắt đầu câu kinh này đã nói, “Kỳ vi nhân dã Hiếu đệ”, người này làm người xử thế vô cùng có đức hạnh Hiếu Đễ. Chúng ta nghĩ đến mở đầu “Đệ Tử Quy” đã nói, “Đệ tử quy, Thánh nhân dạy”, “Đệ Tử Quy” là giáo huấn của Khổng Tử, Mạnh Tử và cổ Thánh tiên Hiền truyền lại. Mà ngay trong những giáo huấn này đều là bàn về làm người, mà ngay trong làm người, điều đầu tiên quan trọng nhất chính là “Hiếu đệ trước”. Trong buổi học đầu tiên chúng tôi phải nên khảo sát mọi người, chữ Hiếu này là căn bản của đức hạnh, “đức chi bổn dã”. Hơn nữa khi tâm Hiếu mở ra thì trăm điều thiện đều mở.
Không biết mọi người có nhớ buổi trước tôi có vẽ một hình vẽ, Rễ là Hiếu, Đễ Trung Tín là Gốc, Lễ Nghĩa Liêm Sỉ là thân, Nhân Ái Hoà Bình là hoa quả không? Biểu cảm của mọi người giống như là chưa nghe qua, đây là bình thường mà. Thông thường đều phải nghe 21 lần thì mới nhớ được, mới nghe lần thứ hai không nhớ được thì là quá bình thường rồi. Cho nên, Hiếu đễ là rễ làm người, Trung Tín là gốc, Nhân Ái Hoà Bình là hoa quả. Cây quả này giống như lấy cuộc đời một con người làm ví dụ, nó muốn nở hoa đẹp, kết quả ngon, nó phải được vun bồi chăm sốc thật tốt thừ gốc rễ. Trước đây chúng tôi có khảo sát mọi người, “anh thương em, em kính anh, anh em thuận, hiếu trong đó”. Đễ là từ đức hạnh hiếu thảo mà lưu lộ ra, trung cũng là như vậy. Một người có thể tận trung đối với cha mẹ, họ mới có thể tận trung với người khác. Họ ngay cả những mong đợi của cha mẹ họ còn không để ý đến thì họ làm sao mà đi tận trung với người khác được? Không thể nào. Trung là “cha mẹ thích, dốc lòng làm”, đều là từ ngay trong đức hạnh Hiếu thảo mà lưu lộ ra, tâm hiếu mở ra rồi thì các loại đức hạnh khác của họ cũng sẽ mở ra.
Chúng ta xem thấy, Hiếu Đễ Trung Tín này, điều quan trọng là tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Chúng ta bình lặng mà xem, thật ra hết thảy giáo huấn hầu như đều không ngoài Ngũ Luân Bát Đức này, không ngoài cách vật, trí tri, thành ý, chánh tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Chúng ta xem đoạn kinh văn này, ông đã tìm được tu thân là gốc. Mà làm sao để tu thân? Hiếu Đễ là căn bản của tu thân. Cho nên trong sách “Đại học” nói, “Từ thiên tử cho đến dân thường, ai nấy đều lấy tu thân làm gốc”. Tổ tiên xưa của chúng ta tu dưỡng bản thân, thành tựu gia đình của mình, thành tựu cuộc đời của mình đều phải trước hết tìm được căn bản, “Quân tử vụ bổn, bổn lập nhi đạo sinh” (quân tử chuyên tâm vào gốc, gốc lập rồi đạo mới sinh), học vấn tài năng của mình thành tựu thì sự nghiệp cảu mình mới có thể thành tựu. Gốc bị hỏng rồi thì cả cái cây này nhất định sẽ chết, sợ rằng hiện tại nó trông có vẻ rất đẹp đẽ, nhưng sống chẳng được bao lâu.
Chúng ta xem thấy trong đoạn kinh văn này nói, “kỳ vi nhân dã Hiếu đệ”, chữ “Hiếu đệ” này chính là tìm được căn bản của tu thân rồi. “Nhi hảo phạm thượng giả”, chữ “phạm thượng” này là chỉ ở ngay trong gia đình. Họ có nền tảng tu thân rồi thì họ có thể tề gia. Một người Hiếu Đễ rồi, hiếu thuận cha mẹ, cung kính trưởng bối, thì họ không thể nói vô lễ đối với cha mẹ của họ. Nhi hảo phạm thượng giả, “tiên hĩ”, chữ “tiên 鮮” này chính là rất ít, thật ra ý nghĩa chính là không thể nào. Họ có tồn tâm Hiếu Đễ rồi, cung kính người lớn rồi, thì không thể nào mạo phạm, ngỗ nghịch với cha mẹ và trưởng bối của họ được. Điều này lại mở rộng, chính là họ không thể nào ngỗ nghịch với Thầy cô của họ, đây là ở trường, không thể nào ngỗ nghịch với Thầy cô. Mở rộng đến đoàn thể xã hội, họ sẽ không ngỗ nghịch với lãnh đạo của họ, ngỗ nghịch với người lớn ở trong công việc. Cho nên chúng ta xem thấy, vì sao văn hoá mấy nghìn năm của chúng ta đặc biệt xem trọng giáo dục gia đình? Bởi vì tất cả thái độ xử thế đãi người của con người là từ ngay trong gia đình mà hình thành. Mọi người cản nhận một chút, hai chữ Hiếu Đễ này rất vi diệu. Ở nhà đối với cha mẹ, đối với huynh trưởng; đến trường là đối với sư phụ, đối với sư huynh, sư đệ; đến cơ quan thì cho dù họ học môn kỹ năng nào, họ làm một nghề nghiệp nào, họ đi theo vị thầy này để học, vẫn cung kính với họ giống như cung kính với cha mẹ mình vậy, đi theo họ học một mộn kỹ năng nào, đó cũng là anh em của họ. Đều là hai chữ Hiếu Đễ mở rộng đến trường học, mởi rộng đến đoàn thể xã hội, đều là một sự mở rộng của gia đạo. Mà con người chân thật có thể tồn tâm Hiếu Đễ rồi thì họ đi đến đâu, chân thật có bạn bè anh em, “người trong bốn biển đều là anh em”. Đối với lãnh đạo, trưởng bối có ân với họ, họ sẽ hồi báo ân đức như với trưởng bối, cha mẹ trong nhà vậy.
Các vị học trưởng, hiện nay chúng ta nói đến chỗ này, các vị có cảm nhận được loại tâm cảnh này không? Rất khó cảm nhận. Nhưng chúng ta nhìn cả đời cha mẹ chúng ta thì có thể cảm nhận được. Cả đời cha mẹ chúng ta có thể, ví dụ nói họ học cắt tóc, học học sửa xe, họ rất đáng quý ở chỗ nào? Năng lực có rồi, thường thường đều đi thăm hỏi thầy cô dạy họ, tặng những đồ ăn ngon cho họ, tặng những đồ mặc đẹp cho họ, cả đều đều không quan cái ân này, đây là có nền tảng Hiếu đễ. Như người trẻ tuổi hiện nay chúng ta vừa học được rồi như thế nào? Tốt, cuối cùng đã học được rồi, lập tức phải đi làm, phải đi cướp việc làm ăn của họ, đúng không? Cho nên có sự tồn tâm Hiếu Đễ, cảm ân, cung kính, cả đời giữ gìn không mất, là họ đã dựng được nền tảng làm người rồi. Không vong ơn phụ nghĩa thì mới có nền tảng. Cho nên ở trong gia đình không thể nào mạo phạm bậc bề trên của họ.
Mà một người không mạo phạm bậc bề trên, “bất hảo phạm thượng, nhi hảo tác loạn giả”, chữ “tác loạn” chính là ở trong đất nước, trong đoàn thế mà phá hoại, làm loạn, đây là nói ở ngay trong một quốc gia thiên hạ, họ không thể nào làm loạn. Bởi vì chính họ có thái độ tôn trọng, cung kính rồi. Tâm cảnh của họ, cũng giống như chúng ta suy nghĩ, ngày nay cha mẹ trưởng bối có lỗi rồi, chúng ta có có một tâm cảnh, “cha mẹ lỗi, khuyên thay đổi”, vì muốn tốt cho cha mẹ và trưởng bối, chỉ có mục đích này; “mặt ta vui, lời ta dịu”, nghĩ hết thảy phương pháp, vô cùng nhu hoà, cung kính, phương tiện thiện xảo để giúp đỡ cha mẹ, trưởng bối sửa lỗi. Có người con nào rất có hiếu tâm, cha mẹ làm việc sai rồi, sau đó đứa con này nói, được, trừ bỏ họ đi, ta với họ cắt đứt quan hệ cha con, có hay không? Người có lòng hiếu thảo sẽ không làm như vậy. Cho nên, người chân thật có tâm hiếu, có tâm cung kính,có lòng trung thành, làm sao họ có thể làm loạn được? Họ xem cha mẹ là một thể, xem lãnh đạo cũng xem như bậc quân phụ, là thái độ xem như một thể. Giống như trong “Hiếu Kinh” nói, “Tiến tư tận trung, thoái tư bổ quá, tương thuận kỳ mĩ, khuông cứu kỳ ác“, thời thời khắc khắc đều suy nghĩ, mình làm thế nào giúp bậc quân phụ của mình, lãnh đạo của mình, tận tâm tận lực. Ngay cả rời khỏi triều đình rồi vẫn còn ở đó suy nghĩ, làm thế nào để khéo léo nhắc nhở các vấn đề của lãnh đạo. Người lãnh đạo có lý niệm tốt, không ngừng giúp đỡ họ, giúp đỡ họ; có chỗ không đúng, làm thế nào để sửa lại cho đúng, bổ sung cho họ. Cho nên, thật ra trong câu nói này đã nhắc đến đạo lý tu thân, tề gia, trị quốc, đều ở trên đức hạnh Hiếu Đễ.
Hiện nay toàn bộ xã hội nói không tìm được trung thần, đều là người phạm thượng làm loạn, vấn đề là ở chỗ không có Hiếu tử. Cho nên không tìm được gốc, làm thế nào cũng không giải quyết được vấn đề. Giống như một cái cây, vấn đề ở nằm ở trên gốc rễ, sau đó xuất ra cành lá, hoa quả không tốt, chúng ta liền nghĩ đủ phương cách trên cành lá, trên hoa quả để xử lý, xử lý thế nào cũng không giải quyết được vấn đề, phải từ trên gốc rễ mà giải quyết. Mà xã hội không xuất hiện nhân tài, gia đình cũng phải có trách nhiệm. Nền tảng đức hạnh của một người phải được cắm thật tốt từ gia đình. Cho nên “Tam Tự Kinh” đặc biệt nói với chúng ta, “Nuôi không dạy, lỗi mẹ cha”, lỗi của cha mẹ; đương nhiên, “dạy không nghiêm, bởi Thầy lười”. Cha mẹ, thầy cô đều có trách nhiệm dạy tốt con trẻ. Trong đây nhắc đến “Quân tử vụ bổn” (Quân tử chuyên tâm vào gốc), nhất định phải tìm ra cái gốc đức hạnh, gốc làm người, “bổn lập nhi đạo sinh” (gốc vững rồi đạo sinh ra), học vấn, đạo đức của họ, gia đình của họ, mới có thể đứng vững, mới có thể truyền thừa tiếp.
Cho nên, “Hiếu đệ dã giả, kỳ vi nhân chi bổn dữ“. Hơn nữa, thật ra chúng ta đối nhân xử thế, đều phải hành nhân đạo, nhân tử đãi người. Mà gốc tâm nhân ái của một người cũng là từ ngay trong Hiếu Đễ mà mở rộng ra ngoài. Ngay cả cha mẹ, huynh trưởng của họ còn không yêu thương thì làm sao họ có thể đi yêu thương người khác? Mà dân tộc chúng ta, dân tộc này đặc biệt xem trọng giáo dục, mà điều quan trọng nhất của dạy học chính là dạy Hiếu Đễ, chính là dạy nhân ái, gọi là “Giáo dục tình yêu thương”. Toàn bộ cuốn “Luận ngữ” đã nhắc đến Nhân Ái hơn 100 lần. Mà gốc của Nhân Ái chúng ta cũng tìm được rồi, chính là ở trên Hiếu Đễ. Được rồi, đây là Hữu Tử đã cho chúng ta một giáo huấn liên quan đến Hiếu đễ.
Ban biên tập Trang mạng cộng đồng DeTuQuy.com
Cung kính trích lục từ bài giảng của Thầy. Mã số 55-028-0007
Chân thành cảm ân Thầy.