Chia sẻ bằng cả trái tim. Công đức vô lượng!

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT NGƯỜI TỐT CHÂN THẬT ĐÚNG NHƯ PHÁP – TẬP 35


Người giảng: Thầy Giáo, Tiến Sĩ THÁI LỄ HÚC
Trọn bộ 40 tập
Tập: 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23  | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 |37 | 38 | 39 | 40
Thời gian: 20-11-2004 - 30-11-2004 tại Trung tâm Vỡ Lòng Quốc Học Hiếu Liêm - Thành phố Hải Khẩu
AMTB: 52-115-0001 - 52-115-0040
Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ, Mộ Tịnh Cư Sĩ, Phước Tịnh Cư Sĩ, Viên Đạt Cư Sĩ
Thuyết minh: Hạnh Quang
Download Video gốc | Download MP3


GIẢNG TỌA NHÂN SANH HẠNH PHÚC

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT NGƯỜI TỐT CHÂN THẬT ĐÚNG NHƯ PHÁP (TẬP 35)

Xin chào các vị bằng hữu, chào mọi người!

Chúng ta vừa nói đến khoa mục thứ tư rất quan trọng là “tu thân”, chính là phải biết sửa lỗi. Chúng ta nói: “Người không phải Thánh Hiền, không có ai mà không có lỗi, có lỗi mà biết sửa thì không có gì thiện bằng”. Tục ngữ nói: “Lãng tử quay đầu quý hơn vàng”. Một người thật sự có thể hối cải triệt để, sửa lỗi triệt để, đó là người sẽ khiến người ta vô cùng cảm động, khiến người ta vô cùng khâm phục.

Chúng tôi mở khóa trình năm ngày tại Thượng Hải. Trong đó có một anh bạn, chúng tôi sau đó đều gọi anh là “quý hơn vàng”, bởi vì “lãng tử quay đầu quý hơn vàng”. Tại vì sao gọi anh là: “Quý hơn vàng”? Bởi vì chị của anh bạn này từng nghe bài giảng tại Lô Giang – An Huy, sau khi nghe bài giảng này liền gọi điện thoại cho em trai của cô là chủ của một công xưởng. Cô nói với em trai của mình: “Bất kể mấy ngày nay em có thể kiếm được bao nhiêu tiền, em nhất định phải đến Thượng Hải để nghe giảng”. Em trai của cô sau khi nghe xong lập tức liền đem tất cả công việc buông xả, buổi tối ngày đầu tiên chạy đến địa điểm chúng tôi lên lớp. Tại sao anh ấy nghe lời của chị của mình như vậy? Anh ấy nói: “Chị tôi xưa nay chưa từng có dùng ngữ khí kiên định như vậy để ra lệnh tôi, bình thường đều rất khách sáo thương lượng với tôi, chỉ có lần này là ra lệnh kiểu này. Cho nên chị của tôi nhất định là có dụng tâm, tôi lập tức nhận lời ngay”. Anh bạn này có tâm cung kính đối với chị, còn có thể hiểu được dụng tâm của chị mình. Anh ta đến nghe giảng được hai ngày, vẻ mặt cũng không có gì thay đổi, ánh mắt cứ nhìn chằm chằm vào thầy giáo giảng bài, sau đó há hốc miệng. Mỗi thầy chúng tôi lên bục giảng bài đều chú ý đến anh ta, thật là “nhìn không chớp mắt”.

Sau khi đã tham gia hai – ba ngày rồi, một buổi tối anh nói anh nhất định phải gặp tôi. Chúng tôi liền gặp mặt anh tại văn phòng. Vừa mở đầu anh liền nói: “Thầy Thái! Đạo lý mà thầy giảng ở trong khóa trình tôi không phải chỉ có biết, mà tôi ngộ được rồi, là dùng cuộc đời thể hội được rồi”. Bởi vì lúc tôi lên lớp có viết một hàng chữ là: “Biết, ngộ được, làm được mới có thể đạt được!”. Người bình thường nghe những lời giáo huấn Thánh Hiền này, sau khi nghe rồi chỉ là biết, vẫn chưa có thể ngộ được. Đó là chân thật không dối, vẫn chưa có thể ngộ được, nó hoàn toàn là một, không phải hai với đời sống của chúng ta. Anh ta nói: “Nhà tích thiện ắt có thừa điều lành là sự thật”. Bởi vì cuộc đời anh ấy có rất nhiều lần phạm sai lầm rất lớn đều là do đức hạnh của cha anh giải cứu cho anh.

Anh ta lần đầu tiên cầm dao sắp đi giết người, lúc đi nửa đường thì người bạn tốt của cha anh ấy nhìn thấy anh ta giận đùng đùng cầm con dao như vậy, trong lòng nghĩ “con cái của người tốt như vậy không thể để cho cậu ấy gây ra sai lầm lớn”, cho nên anh ấy được bạn của cha kiên quyết kéo anh ta lại. Tôi nghĩ, bạn của cha anh ấy cũng thật sự có dũng khí. Bởi vì “đao thương không có mắt”, trong cơn thịnh nộ, đẩy vào ông một cái, con dao ngay lúc không cẩn thận thì nguy hiểm rồi.

Cha của anh làm việc về lĩnh vực tín hiệu vô tuyến. Anh nhớ lúc nhỏ, dù trời mưa trời gió, chỉ cần có người yêu cầu thì cha của anh đều lập tức ra giúp đỡ ngay, cho nên ở trong làng xóm được thanh danh rất tốt. Bởi cha của anh giúp đỡ từng li từng tí đối với người trong làng xóm, cho nên cuộc đời anh có mấy lần đại nạn đều được hóa giải. Cậu nói lúc nhỏ học hành rất tốt, không phải không ham học, nhưng sau đó khoảng mười chín tuổi đi kinh doanh buôn bán kiếm được rất nhiều tiền, trở về đến nhà, những người bà con làng xóm này đều nói “anh thật giỏi quá, kiếm được nhiều tiền như vậy!”. Câu nói này có tốt hay không? Mọi người đều nói: “Anh tài giỏi như vậy, tuổi còn trẻ như vậy mà có thể kiếm được nhiều tiền như vậy!”. Loại “tám gió” này vừa thổi qua liền không biết mình là ai, lập tức bay bổng ngay. Cho nên anh ấy nói, anh mười chín tuổi đã cầm được điện thoại cầm tay rồi, “lớn cỡ này, mỗi ngày cầm ở đó, dáng vẻ rất oai”. Chỉ bởi vì anh có tiền cho nên bắt đầu càng ngày càng dương dương tự đắc, tự đánh giá mình quá cao. Bởi vì có tiền nên rất nhiều thói quen xấu cũng theo đến. Anh bắt đầu chơi bời trác táng, đến cuối cùng cũng bị nghiện, toàn bộ cuộc sống sụp đổ rồi. Sau đó đến trại cai nghiện. Anh nói, rất vất vả. Tôi tin các vị không có cách gì cảm nhận được nỗi đau khổ của người cai nghiện. Anh nói mỗi lần muốn từ bỏ liền có một sức lực rất mạnh giúp đỡ anh, anh liền nghĩ là “ta đã không thể hiếu thảo với mẹ của ta rồi, ta không nên khiến mẹ tiếp tục đau khổ nữa”, là do cái tâm hiếu giúp đỡ anh. Cuối cùng, anh cai nghiện được.

Anh bạn này thật sự có thể hóa giải nguy nan của cuộc đời là do hai thái độ quan trọng: Một là tâm hiếu, một là chữ “đễ”. Anh nhường em kính đối với chị mình mới có thể khiến anh tiếp nhận và huân tập được giáo huấn Thánh Hiền. Anh bạn này nói: “Con muốn phụng dưỡng mà cha mẹ không còn là nỗi đau khổ lớn nhất của đời người”. Anh nói: “Cha của tôi đã qua đời rồi”. Lúc anh nói thì có một anh thanh niên ngay lập tức liền rơi lệ. Cho nên, chúng ta từ ngay bản thân của anh bạn “quý hơn vàng” này có thể thể hội được, làm việc hiếu phải kịp thời. Anh ấy nói với tôi: “Thầy Thái! Thầy không nên chỉ giảng cho những người này. Họ đều là người tốt, chúng tôi đều là người xấu, cho nên chúng tôi cần thiết hơn, quý thầy nhất định phải đến giảng cho chúng tôi”.

Cuối cùng rất thú vị, đầu tháng 12 chúng tôi sẽ đến Ôn Châu. Cậu là người Ôn Châu, tin là nhất định sẽ dắt theo một số bạn bè đến để nghe. Thật vậy, người cần giúp đỡ hơn có thể là người đã đi vào chỗ tối tăm của xã hội. Cho nên vào tuần trước, tôi có đến nhà giam Hạ Môn làm một buổi diễn giảng. Chúng tôi cũng là hy vọng có thể khiến ánh sáng, hào quang của Thánh Hiền có thể soi chiếu đến từng ngóc ngách của xã hội chúng ta. Anh bạn “quý hơn vàng” này lúc sắp chia tay với tôi liền nói: “Thầy Thái! Để tôi thu xếp công ty ổn thỏa tôi sẽ theo thầy học một khóa”. Tôi nói: “Được!”. Nếu như anh đến trại cai nghiện diễn giảng nhất định sẽ đặc sắc hơn tôi, bởi vì trong lúc anh giảng chúng tôi có dùng máy ghi âm ghi lại. Bài giảng đó rất đặc sắc. Chúng tôi ở trong “Đại Phương Quảng” có bản thảo ghi chép. Anh nói: “Loại người chúng ta đây là ngốc nhất, chỉ vì hưởng thụ nhất thời mà đem cuộc đời, đem đầu óc đi làm trò đùa. Cho nên đây là thuộc vào loại đầu tư nhiều nhất mà hồi báo ít nhất”. Anh có loại thể hội sâu sắc như vậy, chúng ta không thể nói ra được. Người ta cai nghiện đau khổ như thế nào chúng ta cũng không biết. Bạn xem, nếu như anh có thể biết lỗi sửa lỗi, có thể có cái tâm yêu thương đi giúp đỡ những người này, đó đúng là “con hư biết quay đầu quý hơn vàng”. Điều này chính là công đức vô lượng. Tôi tin anh ấy là thật lòng. Cho nên, nhất định phải dũng cảm sửa chữa sai lầm của mình.

Sửa lỗi phải bắt tay làm từ đâu vậy? Phải bắt tay làm từ chỗ khó nhất, như vậy mới có đạo lực. Chúng ta hiện nay thử nghĩ, tập tánh của mình cái nào nghiêm trọng nhất thì bắt tay làm từ đó, bảo đảm bạn sẽ cảm thấy mình tiến bộ đặc biệt nhanh. Nếu như tính nóng nảy của bạn lớn nhất, nhưng bạn lại muốn tu bố thí, bạn đời này bố thí vốn dĩ đã tu rất khá rồi, bạn không cần tu nữa rồi. Nhất định phải đối trị tập khí mới có thể: “Đức tiến dần, lỗi ngày giảm”.

Đối trị lỗi lầm của mình có thể từ ba phương diện mà làm. Có thể từ trên sự mà sửa, cũng có thể từ trên đạo lý mà sửa, cũng có thể trực tiếp bắt đầu sửa từ khởi tâm động niệm trong tâm. Phương pháp nào tốt? Khởi tâm động niệm là căn bản nhất. Từ trên sự thì  nổi giận rồi, bản thân hối hận vô cùng, nhưng lần sau lại nổi giận tiếp, tiếp tục kiểm điểm một lần. Mỗi lần chúng ta kiểm điểm, ở trong tâm lại nổi giận một lần, có phải không? Mỗi lần đều nói với người ta: “Tôi chỗ nào đó lại phạm lỗi rồi”, sau đó khắp nơi giảng với người ta, cái tâm trạng sai đó đã giảng mười mấy lần, lại sai mười mấy lần. Cho nên một người sửa lỗi, sám hối không phải cứ đi nói với người khác hoài, mà là sau này không tái phạm nữa, đó mới là cốt tủy chân thật của sửa lỗi. Từng giây từng phút đốc thúc mình lần sau không được phạm đó mới là quan trọng. Không phải bạn nói với mười mấy người rồi thì lỗi lầm của bạn sẽ không còn nữa, đó là tự an ủi mình.

Sửa từ trên sự thường hiệu quả không rõ ràng, sửa từ trên lý cũng rất tốt. Bạn hiểu được lý thì tâm an. Rất nhiều đạo lý dần dần hiểu rõ là có thể từ từ điều chỉnh trở lại. Phương pháp nhanh nhất chính là nhìn từ trên tâm.

Đạo lý của Thánh Hiền chẳng qua là “chủ kính tồn thành”. Khi ý nghĩ của chúng ta không chân thành, không cung kính, lập tức đem ý nghĩ chuyển hết, như vậy hành vi của bạn sẽ không bị sai lầm. Cho nên công phu tu sửa của một người chỉ cần có thể vào đến khởi tâm động niệm, thì tốc độ sửa lỗi này sẽ rất nhanh. Nếu học thì đương nhiên phải học phương pháp nhanh nhất. Có người nào đã biết mấy phương pháp, sau đó lại đi học phương pháp không nhanh hay không? Cần phải biết phán đoán lựa chọn, vẫn là dùng phương pháp tốt nhất. Đương nhiên bạn có thể làm cùng lúc ba phương diện: Từ trên sự, từ trên lý và từ trên tâm đều sửa. Quán chiếu ý nghĩ của mình có chân thành hay không, có bình đẳng hay không, có thanh tịnh hay không, có cung kính không? Không nên tự mình lừa dối chính mình. Đây là việc đáng buồn nhất của đời người. Cho nên sửa từ trên tâm là giống như đốn một cây độc vậy, trực tiếp chặt đứt từ gốc, đốn gốc của nó. Sửa từ trên sự là giống như hái lá vậy, đem cái lá độc đó hái xuống, cuối cùng hái cả ngày không dễ dàng hái hết số lá này. Cũng phải tốn khoảng chừng ba tháng, cuối cùng bên phải hái xong thì bên trái lại sinh trưởng ra khiến bạn mệt cả ngày, cảm thấy công phu không đắc lực. Cho nên sửa từ trên sự quá chậm. Sửa từ trên lý là giống như bẻ một cành cây, nhánh cây, nhưng mà vẫn còn những cành cây khác có thể lại sinh trưởng ra tiếp. Cho nên chúng ta vẫn là điều chỉnh từ căn bản, hạ công phu từ khởi tâm động niệm. Đây là phương pháp sửa lỗi.

Việc thành hay bại do con người quyết định. Người có loại quyết tâm như vậy nhất định có thể đối trị thói quen xấu. Mà đối trị thói quen xấu không nên so với chính mình, nên so với Thánh Hiền. Bởi vì nếu như bạn so với chính mình thì sẽ tự an ủi mình: “Anh xem, ba năm trước, nếu anh nói với tôi như vậy thì anh đã đi vào trong bệnh viện từ lâu rồi”. Như vậy không được! Loại thái độ này không thể tu. Cho nên chúng ta phải so với Thánh Hiền, cần có cái tâm mong cầu Thánh Hiền. Sửa lỗi là khiến cho đức hạnh bạn tu không bị rơi rớt. Đức hạnh nếu muốn tiếp tục tích lũy thì phải hướng thiện, phải làm việc thiện. Điều này rất quan trọng.

Trước đây chúng ta cũng có bàn đến thiện có thật có giả, có đúng có sai, có lớn có nhỏ, có ngay có cong, có khó có dễ, có rất nhiều góc độ. Các bạn xem “Liễu Phàm Tứ Huấn” nói rất rõ ràng. Cho nên, phải biết biện rõ thiện thì việc hành thiện này của bạn mới có thể làm đúng. Nếu không, thì bạn rất có khả năng dùng tâm thiện mà làm việc ác, cái gọi là “tín mà chẳng phải tín”. Bạn nhận lời người khác giống như là giữ chữ tín, nhưng mà cái việc đó là họ lừa dối vợ của họ, thế bạn là tín mà chẳng phải tín. Tín phải phối cùng với nghĩa mới là tín chân thật. Cho nên, việc này đã không phải là tín nghĩa chân thật thế mà bạn vẫn tuân thủ, vậy bạn là nối giáo cho giặc, cái này là tín mà chẳng phải tín. Phải biết phán đoán!

Ví dụ nói: “Từ mà chẳng phải từ”. Xem ra rất từ bi đối với người, rất hòa thuận. Ở trong “Luận Ngữ” nói “Hương Nguyện”: “Tả Khâu Minh sỉ chi, Khâu diệc sỉ chi”. Nghĩa là Tiên sinh Tả Khâu Minh cảm thấy rất hổ thẹn về loại người Hương Nguyện này, Khổng Phu Tử cũng cảm thấy không đồng ý về họ. “Hương Nguyện” là chỉ tất cả mọi người ở trong làng xóm, người nào cũng nhìn họ rất vừa mắt, ngay cả người xấu cũng nhìn họ rất vừa mắt. Khổng Phu Tử nói điều này không tốt, điều này sẽ khiến người ta không phân biệt được đúng sai. Nhìn thấy người xấu, hành vi xấu, họ cũng coi như không nhìn thấy, khiến cho cái xã hội này đúng sai thiện ác đều lẫn lộn. Gặp nhau đều không làm mất lòng ai cả, “Chào anh, chào anh!”, như vậy trái lại là “giặc của đức”, khiến người ta không cách nào phán đoán được thiện ác. Cho nên, khi đứng trước người ác bạn cũng cần phải chỉ trích, khuyên bảo một cách chính trực, cái này mới là khí khái của người có ăn học.

“Từ mà chẳng phải từ”. Bạn đối với người nào cũng rất nhân từ, khiến những người ác này, thậm chí là con cái của chúng ta, bởi vì cái từ của bạn mà trái lại làm rất nhiều việc xấu, và bạn đều không có ngăn chặn.

Chúng ta nói: “Từ bi đa họa hại, phương tiện xuất hạ lưu”. Khi lòng khoan dung của bạn đã khiến người ta lợi dụng cơ hội thì lòng khoan dung này của bạn cũng là không có trí tuệ rồi, vì vậy “từ mà chẳng phải từ”, “lễ mà chẳng phải lễ”.

Chúng ta cần phán đoán được một người đối với người rất cung kính, động cơ của họ là gì? Nếu như chỉ là vì tự tư tự lợi của mình thì đây cũng không phải lễ phép chân thật mà là có mục đích khác, chúng ta cũng phải nhìn ra được. Cho nên thiện phải biết phân biệt. Sau khi phân biệt rõ ràng nhất định phải tích cực đi làm. Phu Tử tán thán học trò của Ngài cũng nói: “Nghe thấy thiện ắt làm ngay”. Phu Tử nói Nhan Uyên: “Đắc nhất thiện tắc quyền quyền phục ưng nhi phất thất chi hỹ”. Được một cái thiện từ đó về sau đều để ở trong tâm, vừa có cơ hội liền làm ngay. Cho nên, làm việc thiện không nên chờ đợi.

Đời người có hai việc không nên chờ đợi, đó là làm việc hiếu. Nếu như các bạn không thể trả lời được làm việc hiếu thì tôi phải tự nhận lỗi và xin từ chức. Làm việc hiếu không nên chờ đợi, ơn của cha mẹ phải nhanh chóng hết lòng hết sức hồi báo. Làm việc hiếu, làm việc thiện không nên chờ đợi. Đương nhiên làm việc hiếu là đứng đầu trong các việc thiện. Làm việc hiếu cũng là làm việc thiện. Thế tại sao làm việc thiện không nên chờ đợi vậy? Các vị bằng hữu, đời người đều có lành dữ họa phúc. Có người nào nói tôi đời này chỉ có tốt lành và phúc đức, hoàn toàn không có chuyện hung dữ và họa hại không? Ở thế gian này không thể tìm ra loại người này.

Vào thời xưa, có thể vẫn còn tìm được. Ngày xưa cũng không có nhiều xe lửa, máy bay như thế này. Ngày xưa giống như thời đại Nghiêu Thuấn, lòng người vô cùng mộc mạc, có thể cả đời bạn đều không gặp phải nguy nan. Nhưng hiện đại khác nhau rồi, xung đột giữa người với người quá nhiều, cho nên khó tránh khỏi bạn cũng phải gặp lành dữ họa phúc đồng thời xuất hiện ở trong cuộc đời của bạn.

Các vị bằng hữu, lúc bạn gặp phải chuyện hung dữ, gặp phải họa hại, bạn có chắc chắn hóa dữ thành lành không? Ai chắc chắn xin giơ tay? Các bạn đều không chắc chắn à? Thế các bạn mỗi ngày chẳng phải sống rất căng thẳng hay sao? Bạn xem, đời người lúc nào sống rất yên ổn, đời người lúc nào có thể sống hoàn toàn không có sợ hãi? Quá ít người sống được cuộc sống có loại tâm cảnh này. Vâng, bạn mỗi ngày lật tờ báo ra, nhiều người xảy ra chuyện như vậy, bạn càng xem càng lo lắng. Không chỉ lo lắng cho mình, còn lo lắng cho con cái, lo cho người thân của mình họ có xảy ra chuyện gì hay không. Bạn có tin nửa đêm, nếu như có một cuộc điện thoại vang lên, trong tâm của bạn lập tức nghĩ: “Ai xảy ra chuyện rồi sao?”. Cho nên con người sống quả thật là không có cảm giác an toàn. Chúng tôi xin hỏi: “Phiền não cho cuộc sống của mình, lo lắng cho sự an toàn của người thân có giúp ích gì cho họ hay không?”. Không giúp ích được gì, bản thân bạn vẫn bỏ công sức, vẫn làm hại thể xác. Cho nên, con người đều đang làm những việc không lợi cho mình, cũng không lợi người khác. Bạn càng lo lắng cho con cái của bạn, chúng có thể cảm nhận được hay không? Có thể, cũng biết nói mẹ chỗ này cũng lo lắng cho con, chỗ kia cũng lo lắng cho con. Bạn càng lo lắng cho chúng, tâm của chúng cũng càng lo lắng. Cho nên, thà tích cực làm sao kinh doanh cuộc sống còn hơn lo lắng cho những lành dữ họa phúc này của cuộc sống, khiến bạn có thể chuyển họa thành phúc, cái này chính là học vấn quan trọng nhất của kinh doanh vận mệnh. Cái học vấn này ở trong “Liễu Phàm Tứ Huấn” nói rất rõ ràng.

Tiên sinh Viên Liễu Phàm vốn dĩ chỉ có thể sống đến năm mươi ba tuổi, sau đó bởi vì tích lũy công đức (lúc ông viết bài văn này là năm sáu mươi chín tuổi), cuối cùng ông sống đến bảy mươi mấy tuổi, đã kéo dài được hai mươi năm. Cho nên vận mệnh là có thể thay đổi. Vận mệnh là do ai định đoạt vậy? Chính mình. Đạo lý này nhất định phải hiểu rõ mới có thể sống vô tư trong sáng, có thể sống tự mình làm chủ vận mệnh.

Tại sao làm việc thiện không nên chờ đợi?

Lúc sự kiện ngày 11 tháng 9, hai tòa cao ốc tài chính bỗng chốc sụp đổ xuống. Xin hỏi, ở trong hai tòa nhà này có bao nhiêu người? Quá nhiều người! Tôi nói với học trò của tôi, hai tòa nhà này là trụ sở chính của rất nhiều mắc xích của ngành tài chính trên toàn thế giới. Của cải của những người này đều là tột đỉnh, không lo chuyện ăn mặc. Họ ngày hôm qua có thể còn ăn một bữa cơm phải 5.000 USD, nhưng họ lại không biết ngày mai họ sắp đi theo ông bà. Cho nên bạn có tiền cũng vô ích, không thể hóa dữ thành lành.

Tôi có một anh bậc đàn anh, bạn của anh đã làm việc ở trong tòa nhà này đúng mấy chục năm, xưa nay không đi trễ. Bởi vì người thế hệ trên chúng ta rất giữ chữ tín, họ đối với nguyên tắc làm người rất có tính kiên trì. Người bạn đó của anh xưa nay không có đi trễ bao giờ, nhưng đúng vào ngày 10 tháng 9 lên giường đi ngủ, lăn qua trở lại như thế nào cũng không thể ngủ được, cũng không biết lăn đến khi nào thì ngủ mất. Sáng sớm thức dậy nhìn vào đồng hồ thì thấy trễ giờ rồi, không kịp ăn sáng, nhảy lên tàu điện ngầm. Khi anh bước ra khỏi tàu điện tại New York thì tòa nhà liền sụp đổ. Cho nên đời người “giọt nước, hạt cơm đều do tiền định”, Diêm Vương muốn bạn canh ba chết thì không thể giữ bạn đến canh năm. Vận mạng của bạn thật sự kiếp nạn đến rồi, nếu như bạn không có đủ phúc phận thì không thể hóa giải được. Cho nên tôi làm một ví dụ, làm việc thiện là giống như gởi tiền trong ngân hàng vậy. Hôm nay bạn gởi 200 ngàn, cuối cùng cái kiếp nạn này đòi bạn 300 ngàn, bạn lúc đó không đủ thì ngay cả mạng sống cũng đền cho nó rồi. Nếu như bạn gởi 400 ngàn, lần tai nạn này đòi bạn 300 ngàn, bạn liền hóa dữ thành lành. Cho nên lúc cần cất giữ hãy mau mau cất giữ, làm việc thiện phải kịp thời, không nên chờ đợi. Rất nhiều người giàu có, lúc điều bất trắc đến liền vội vàng ra đi như vậy!

Các vị bằng hữu, chúng ta đi rồi không có sao, nhưng sau khi chúng ta đi rồi có bao nhiêu người hết sức đau lòng. Con người sống không phải chỉ sống vì mình mà cần nên sống vì tất cả người thân. Đời người có ba sự việc đáng tiếc nhất: Tuổi già phải tiễn đưa con, tuổi trung niên tiễn đưa vợ (chồng), thiếu niên tiễn đưa mẹ, cha. Đây là ba việc rất bất hạnh của đời người.

Việc thứ nhất chính là người tóc bạc tiễn đưa người tóc xanh, điều đó sẽ khiến người vô cùng đau khổ. Bạn thấy có bao nhiêu người trẻ tuổi đã diễn ra cái vỡ kịch này, khiến cho cha mẹ họ phải dọn dẹp. Một người làm thế nào cuộc đời có thể gặp dữ hóa lành? Nhất định phải kịp thời làm việc thiện. Đời người tuyệt đối không nên để những điều đáng tiếc này giáng xuống đầu những người xung quanh chúng ta. Chúng ta đã không kịp báo ơn với cha mẹ. Tuyệt đối không nên để loại sự việc đáng tiếc này xảy ra.

Tôi cũng có một người bạn, vợ của anh đi khi tuổi còn rất trẻ, con vừa mới chào đời. Như vậy là ba loại bất hạnh đồng thời xảy ra có phải không? Vợ đi rồi, cha mẹ của cô ấy người đầu bạc tiễn người đầu xanh; cậu ấy là trung niên đưa tang vợ; con của cậu ấy vừa mới chào đời, tuổi ấu thơ đưa tang mẹ. Ba loại bất hạnh đồng thời xuất hiện. Cho nên làm việc thiện tuyệt đối không được chờ đợi. Tiền gởi tiết kiệm của bạn phải thật đầy đủ thì cuộc đời trải qua sẽ rất an ổn. Cho nên vận mệnh thật sự có, nhưng mà phải dựa vào chính mình để sáng tạo nên vận mệnh tốt hơn.

Đường sinh mệnh trên chỉ tay của tôi rất ngắn, đứt mất rồi. May mà tôi năm – sáu năm trước đã nghe được học vấn Thánh Hiền, nếu không thì có thể bây giờ tôi cũng không thể nhìn thấy mọi người. Bởi vì tôi còn nhớ năm tôi hai mươi chín đến năm ba mươi tuổi, cảm thấy cơ thể rất khó chịu, lái xe lúc nào cũng ngủ gật. Lái vào công lộ cao tốc, quả thật cũng không biết tại sao mà mệt như vậy, cuối cùng ngủ gật luôn. Vừa ngủ thì đâm ngay vào cái chỗ nhô lên ở bên cạnh đó, giật mình tỉnh giấc, cảm thấy mình giống như sống chết trong tích tắc vậy. Nhưng mà tôi tin vì Tổ Tiên có tích đức, chúng ta nói “nhà có tích thiện ắt có thừa điều lành”, bản thân mấy năm nay cũng là hết lòng hết sức đang dạy học, ở trong âm thầm có phù hộ, cho nên có thể hóa giải được. Nhưng tai nạn của đời người tuyệt đối không phải chỉ có một lần, bạn nên tích cực làm việc thiện nhiều hơn nữa để hóa giải những tai nạn này. Đương nhiên chúng ta hóa giải tai nạn không phải nói chỉ riêng mình có thể may mắn thoát nạn, trọng điểm không ở chỗ này, mà ở chỗ có thể hy vọng lợi dụng cuộc sống từ nay về sau làm nhiều việc hơn nữa cho gia đình, cho xã hội. Đời người khó khăn lắm mới có được một lần thế này, phải có trách nhiệm đem bản thân cố gắng dâng hiến ra. Cho nên các vị bằng hữu, làm việc thiện không nên chờ đợi.

Đài Loan có một vị nghệ nhân tên là Hứa Hiệu Thuấn. Ngày động đất lớn 21 tháng 9, vào tối ngày 20 tháng 9 ông đến vùng núi Nam Đầu để chụp ảnh ngoại cảnh, muốn chụp ảnh về loài dơi. Leo lên trên núi, có người địa phương làm người hướng dẫn, nhưng cuối cùng không chụp được một con nào. Bình thường ở nơi đó là nơi mà dơi ẩn hiện nhiều nhất. Cuối cùng, dân địa phương nhìn thấy không ổn nhanh chóng xuống núi. Khi động đất lớn sắp xảy ra chỉ có một loại động vật không biết, đó là “con người”. Sao bạn biết là con người vậy? Tại sao con người ở giữa trời đất này lại không nhạy bén như vậy? Con người đã bị dục vọng đóng kín hết loại năng lực vốn có đó của họ rồi. Động vật không có dục vọng gì, động vật mỗi ngày ăn được no là tốt rồi, nó sẽ không nghĩ muốn đi hại người, cho nên nó rất trong sạch. Trước khi động đất chưa xảy ra, cái năng lượng đó đã phát ra, nó lập tức cảm nhận được liền nhanh chóng hành động. Cho nên, trước khi động đất rất nhiều giun đất đều dời nhà, rất nhiều động vật đều xuất hiện hiện tượng lạ. Khi họ chạy xuống núi, chạy đến nửa lưng chừng núi thì động đất xảy ra rồi. Động đất ngày 21 tháng 9 không phải lắc như thế này, động đất ngày 21 tháng 9 là dao động lên xuống, cho nên đã sụp đổ rất nhiều nhà cửa, làm chết hơn 2.000 người. Cái rung lắc đó của nó là giống như một trận chấn động khổng lồ, là ầm ầm như vậy lan truyền đến. Người đang tập trung tại đó nghĩ đến đều sợ run cả người.

Vào thời triều Nguyên, có một người con có hiếu tên là Lý Trung. Toàn bộ thị trấn nhỏ đó của họ xảy ra động đất lớn. Triều Nguyên thiên tai rất nhiều, bởi vì triều Nguyên giết hại quá nhiều cho nên chiêu cảm đến rất nhiều tai nạn. Cuối cùng khi động đất đến, tất cả nhà cửa đều sụp đổ. Lý Trung là người con có hiếu cho nên khi rãnh chấn động đến nhà của họ thì bỗng nhiên phân thành hai đường, sau khi qua nhà của họ rồi lại hợp thành một đường chấn động tiếp. Chuyện này ở trong sách sử có ghi chép. Vì sao vậy? Cái đức của ông, tâm thiện của ông đã hóa giải được kiếp nạn của ông. Con có hiếu không có tai nạn. Bao nhiêu người con hiếu tránh được miệng hổ! Cho nên chuyện này là chân thật không dối. Một người thiện thì không thể gặp nạn.

Tôi cũng không biết Hứa Hiệu Thuấn tại sao lúc đó ông sống được. Sau đó có một lần ông đang tiếp nhận phỏng vấn, tôi cuối cùng biết tại sao ông có thể sống được. Lần đó, lúc ông đang tiếp nhận phỏng vấn, ông đã nói: “Tôi đời này nếu như có một ly nước uống thì bảo đảm mẹ tôi nhất định có một chén cơm trắng để ăn”. Lúc ông đang nói vô cùng chân thành, chúng tôi có thể trực tiếp cảm nhận được cái tâm hiếu đó của ông không phải tâm hiếu của ngôn ngữ, mà là tâm hiếu từ trong tâm. Cho nên tâm hiếu của ông đã hóa giải lần đại nạn này của ông. Làm việc hiếu, làm việc thiện không nên chờ đợi. Chúng ta đã biết thiện quan trọng như vậy thì phải mau mau bắt đầu đi làm ngay, tuyệt đối không phải ngày mai mới bắt đầu làm. Ngay lập tức bắt đầu làm.

HÀNH THIỆN TỪ MƯỜI GÓC ĐỘ

Chúng ta hãy xem, “thiện” có thể nhìn từ mười góc độ, cái này cũng là mười hướng hành thiện mà Tiên sinh Liễu Phàm sắp xếp. Đây là chúng tôi chia thành làm thế nào hành thiện đối với người, với việc, với vật. Chúng ta xem cái đầu tiên.

Thứ nhất, “giữ tâm ái kính”.

Cái này vừa mới nói, sửa lỗi phải sửa từ tâm, hành thiện cũng phải hành từ tâm. Tâm chính là hành. Bởi vì có cái tâm này mới có thể làm ra hành vi như vậy. Cho nên một người có thể luôn luôn giữ thái độ yêu thương người, kính người thì cái họ cảm được là “Yêu người thì thường được người yêu, kính người thì thường được người kính”, cho nên từ trong tâm luôn luôn giữ cái tâm yêu thương. Giữ cái tâm cung kính thì người này nhất định mọi lúc, mọi nơi cũng đang làm việc thiện. Cái tâm yêu thương và cung kính này ngoài đối với người xung quanh chúng ta ra còn phải đối với ai vậy? Còn phải đối với cổ Thánh tiên Hiền, còn phải có đối với Tổ Tiên chúng ta. Cái gọi là “việc người chết như người sống”. Chúng ta phải không quên lời giáo huấn của Khổng Phu Tử, không quên lời giáo huấn của Mạnh Tử, không quên lời giáo huấn của Thánh Hiền.

Anh bạn nhỏ khi diễn tập phòng không, ý nghĩ đầu tiên là hình Khổng Tử. Việc này rất hiếm có. Đối với con cháu đời sau của chúng ta, bạn cũng phải giữ cái tâm yêu kính. Điểm này người chúng ta hiện nay làm quá kém rồi. Bởi vì vật dục lan tràn, chỉ nghĩ đến ta phải làm sao hưởng thụ, đến nỗi quá trình hưởng thụ của ta đã phá hoại môi trường, đã gây nên biết bao hậu quả ta cũng không quan tâm. Cho nên loại thái độ này của người hiện nay thật sự là rất đáng buồn. Chúng ta không nên để cho loại thái độ này tiếp tục kéo dài thêm nữa. Phải bắt đầu từ bản thân chúng ta, ngay cả đối với người sau này cũng phải có tâm kính yêu.

Đạo Gia chúng ta có “Bát tiên”, trong đó có thầy của Lữ Động Tân là Chung Ly. Chung Ly muốn dạy cho Lữ Động Tân một phép thuật, gọi là “điểm sắt thành vàng”. Phương pháp này có tốt không? Sau khi bạn học được rồi, điểm một cái, sắt liền biến thành vàng. Chung Ly liền nói với học trò: “Phương pháp này sau khi học xong, anh nhìn thấy người nghèo khổ, điểm một cái là có thể giúp họ”. Vào lúc này Lữ Động Tân đã hỏi một vấn đề: “Cây sắt biến thành vàng này sau này có bị biến lại thành sắt hay không?”. Chung Ly nói: “Sau 500 năm sẽ biến trở lại”. Lữ Động Tân nói: “Thế tôi đã hại người 500 năm sau này rồi, vì vậy việc này tôi không làm”. Thầy của ông nói: “Thành tiên phải tích 3.000 công hạnh, nhưng chỉ với cái tâm niệm này của anh thì 3.000 công hạnh đều mãn rồi. Bởi vì anh không chỉ có thể nghĩ đến người hiện nay mà ngay cả người 500 năm sau anh cũng có thể yêu thương, đại biểu tâm của anh vô cùng nhân hậu, nhân từ”. Cho nên luôn luôn nhắc nhở mình giữ cái tâm kính yêu. Tâm yêu thương và tâm cung kính của bạn nhất định sẽ biểu hiện ở trong ngôn ngữ, hành vi, thái độ của bạn.

Thứ hai, “kính trọng tôn trưởng”.

Kính trọng người già, tôn trọng người hiền là một đức tính tốt đẹp ở trong giáo huấn Thánh Hiền. Kính trọng tôn trưởng cũng phải tôn kính người hiền tài. Lễ nghi thời cổ đại đối với người đạo đức học vấn đặc biệt tôn kính. Các vị bằng hữu! Như vậy có phải là không bình đẳng hay không? Bình đẳng của Phương Tây bạn phải hiểu cho chính xác. Bình đẳng của họ là nói với bạn mỗi người đều có một tờ phiếu bầu chứ không đại biểu cho sự cống hiến của mỗi người đối với xã hội là như nhau. Và khi mỗi người đều bình đẳng, một vị Tể tướng bình đẳng với một người ăn mày, người ăn mày sẽ ngạo mạn coi thường người. Cho nên cái tâm cung kính phải từ sự cống hiến của họ đối với xã hội mà đặt định lễ nghi thì mới có thứ lớp, nếu không thì toàn bộ xã hội ai cũng không sợ ai, sẽ thành một nhóm loạn. Cho nên khi người này rất có đức hạnh, lại là cán bộ quan trọng của quốc gia, hơn nữa lại thường hay yêu thương nhân dân, luôn luôn vạch ra một số chính sách có lợi cho quốc gia, lẽ nào bạn nhìn thấy vị quan tốt như vậy mà bạn cũng không chủ động đi hành lễ với họ hay sao? Vả lại, trong khi chúng ta có lễ đối với người hiền đức là đã tạo nên tấm gương tốt cho học trò và con cháu chúng ta, là dạy họ thấy người hiền nghĩ làm sao cho bằng họ.

Rất nhiều thái độ của người Trung Quốc đều có ảnh hưởng sâu xa, chỉ là do chúng ta hiện nay con cháu không có thâm nhập tìm hiểu, không có sức phán đoán. Cho nên tôn hiền quan trọng, tôn trọng người già càng quan trọng hơn. Thời gian cống hiến của người già đối với xã hội dài hơn chúng ta, không có thế hệ trước thì đâu có thế hệ sau, cho nên nhớ ơn các bậc hiền tài đời trước thì nhân dân mới có thể thuần phác, hiền hậu, gọi là dân đức mới có thể quy hậu. Những lời giáo huấn này quá quan trọng.

Chúng tôi lần này đến Hạ Môn để diễn giảng, cũng rất nhiều nơi đến nghe. Từ Châu cũng có người đến, khu vực địa phương Phúc Kiến, tên Long Nham cũng đến. Có đến mấy vị thầy giáo, trong đó có một vị thầy giáo lên bục để chia sẻ vô cùng có ý nghĩa. Thầy nói, tôi nghe giảng xong mới biết đạo hiếu là gốc của đức hạnh, mới biết Phu Tử ở trong “Hiếu Kinh” nói “phù hiếu đức chi bản dã”. Hiểu này của thầy không phải là hiểu ở trên văn tự, thầy là ấn chứng câu nói này là chân thật không dối. Bởi vì quê hương của thầy toàn bộ đều là họ Ngô, toàn bộ làng xóm của họ chia thành mười mấy đơn vị, thầy là một đơn vị trong số đó. Đơn vị đó của họ có bốn mươi mấy hộ gia đình, đã sinh ra 108 sinh viên tốt nghiệp đại học. Sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên có 108 người, chỉ có một người chưa tốt nghiệp đại học. Vả lại, người này vẫn là sau khi thi đậu xong học đến nửa chừng thì nghỉ học, cho nên là không có người nào không thi đỗ đại học. Tại vì sao tố chất của bốn mươi mấy hộ gia đình họ tốt như vậy? Bởi vì từ nhỏ người lớn liền nói với họ: “Tiết Thanh Minh, ngày lễ quan trọng, tết âm lịch nhất định phải về thăm cha mẹ”. Cái này gọi là nhớ ơn, không quên gốc. Mỗi năm vào ngày mồng một đầu năm tất cả con cái đều đưa mẹ đi lễ Phật, đi thắp hương, không phải đi chơi. Lễ Phật xong, thắp hương xong, sau khi đưa mẹ về nhà thì đi viếng thăm toàn bộ bậc trưởng lão trong làng, chúc tết họ. Việc này hiện nay vẫn còn ở nơi này. Sau khi chúc tết xong, tất cả những bạn bè thân thích cùng trang lứa tụ tập vào một trường tiểu học ở trong làng này của họ cùng nhau thảo luận tâm đắc học hành, kinh nghiệm làm việc trong một năm này, giao lưu lẫn nhau. Có phong khí như vậy thảo nào sinh ra tố chất đều như vậy. Cho nên, bất kỳ việc gì cũng không có ngẫu nhiên. Bởi vì thị trấn làng quê này nắm được căn bản của học vấn. Căn bản ở chỗ nào vậy? Hiếu và đễ. Mỗi năm phải đi chúc tết các bậc trưởng lão là chúng ta nói cung kính đối với bậc tôn trưởng, cũng là thực tiễn “xuất tắc đễ”. “Hiếu và đễ là gốc của nhân”. Chữ “nhân’ này là chữ “nhân” trong nhân ái. Cho nên một cách tự nhiên trưởng dưỡng cái tâm luôn luôn nghĩ thay cho người khác của họ. Chúng ta từ chỗ này cũng thể hội được con cái đức hạnh tốt thì thành tích nhất định tốt. Vả lại, cái tốt của họ không phải do dồn ép ra, mà là tự động tự phát. Cho nên, trưởng dưỡng những thái độ quan trọng này cho con cái là tối quan trọng đối với thành tựu của cả đời nó.

Thứ ba, “làm thiện cùng người” và “khuyên người làm thiện”.

Làm thiện cùng người là cùng với người khác làm thiện. Các vị bằng hữu, các bạn hiện nay là đang làm việc thiện, đang làm thiện cùng người. Chúng ta hiện nay đang cùng nhau diễn một vở kịch, nghĩa là cùng nhau học tập giáo huấn Thánh Hiền. Nếu như quý vị không đến nghe, bên dưới chỉ có hai người, tôi không có niềm tin, tôi không thể giảng được, vở kịch đó là không thể diễn thành công. Cho nên, có người diễn kịch và người xem kịch bên dưới mới có thể đem vở kịch này diễn tốt được. Cái này gọi là công đức bình đẳng.

Tôi đã từng xem một bộ phim truyền hình nhiều tập rất hay là “Khổng Tử Truyện”. Bộ phim này quá hay, tôi mỗi lần xem đều khóc, quá cảm động. Nhưng mà loại khóc đó mỗi lần xem là giống như tâm linh của bạn được trong sạch một lần vậy. Hồng Kông có bán “Khổng Tử Truyện” hay không? Không có bán à? Có cơ hội chúng tôi mua hộ cho quý vị. Tôi cũng sắp trở thành người bán sỉ “Khổng Tử Truyện” rồi. Tôi mỗi lần vào trong cửa hàng liền lấy tám bộ, mười bộ, và rất nhanh chóng liền đưa đi ngay. Tôi mua ở Hải Khẩu 105 Nhân Dân Tệ. “Khổng Tử Truyện” xem rất hay, đóng vô cùng vô cùng hay.

Trong đó có một tập là rất nhiều học trò đến nhà Khổng Tử để tiếp nhận Khổng Phu Tử chỉ dạy. Ngoài ra có một vị đại công thần ở hậu trường không than vãn oán trách, giúp Khổng Phu Tử dạy học, chiêu đãi số học trò này ba bữa, ăn mặc, ở và đi lại. Vị nào vậy? Chính là vợ của Khổng Phu Tử. Khi bà giúp học trò của Khổng Phu Tử lấy thức ăn, nét mặt lúc nào cũng tươi cười. Tôi nói: “Vợ của Phu Tử với những việc mà Ngài làm công đức như nhau”, bởi vì cái tâm đó đều là niệm niệm hy vọng học trò có thể thành tựu học vấn. Cho nên khi người khác đang làm việc tốt chúng ta cũng vô cùng hoan hỷ cùng làm với họ, tùy hỷ công đức với họ, thế thì không hai không khác. Khi người khác có thiện hạnh, chúng ta nếu có thừa khả năng hãy giúp đỡ. Nhưng nếu như thật sự không được, đúng lúc thời gian của bạn lại không cho phép, vào lúc này bạn trong tâm tán thán, tùy hỷ, đó cũng là đang hành thiện, đang làm thiện cùng với người.

Ở thời đại này, người thiện thường bị phỉ báng, người tốt thường hay bị phê bình. Vì sao vậy? Bởi vì người tốt đang làm việc, người khác thấy trong mắt rất khó chịu. Thấy người quá tốt, họ giống như cảm thấy bị đè lên họ, cho nên có khi họ dùng ngôn ngữ để đố kỵ, để chướng ngại. Cho nên việc tốt không dễ thành công, người tốt thường hay bị phê bình. Vào lúc này chúng ta cũng nên kịp thời dành cho những đồng nghiệp này, những người bạn tốt này một số cổ vũ tinh thần bằng ngôn ngữ hoặc cử chỉ của bạn đều tốt. Nếu như bạn nhìn thấy một vị thầy giáo vô cùng chăm chỉ dạy học, cuối cùng cũng không được mọi người vỗ tay, chúng ta nên chủ động đến vỗ vào vai của thầy, nói: “Giáo dục vẫn còn có thầy cô như các bạn thế này, cho nên vẫn có thể hiên ngang bất khuất”. (Loại việc này tôi thường làm). Họ vốn dĩ đã rất mệt mỏi, bỗng nhiên vừa nghe liền ngẩng đầu, người khỏe ra ngay, cổ vũ họ thêm nữa. Bởi vì mỗi người đều cần người khác động viên, người khác quan tâm, cho nên bạn đi cổ vũ, đi tán thán, đây cũng là làm thiện cùng người.

Tiếp theo, “khuyên người làm thiện”. Các vị bằng hữu, dùng cái gì khuyên vậy? Có thể dùng ngôn ngữ khuyên: “Trình độ của các bạn cao như vậy!”. Chúng ta nói: “Khuyên người nhất thời dùng miệng, khuyên người trăm đời dùng sách”. Bạn có thể viết ra lời chỉ dạy rất hay, là giống như Tiên sinh Viên Liễu Phàm vậy, đã truyền được mấy trăm năm rồi. Dùng miệng khuyên người, chúng ta ở phía trước có nói đến, khi khuyên người trước tiên phải xem xét thời thế, trước tiên phải có đầy đủ tín nhiệm, đầy đủ hiến dâng thì hãy khuyên. Trong khi khuyên bằng ngôn ngữ còn phải quan sát thời cơ, bạn cũng không nên khuyên một cách quá đường đột. Nên: “Khuyên lỗi ở nơi phòng riêng”. Khi những trí tuệ này của bạn đều đầy đủ thì hiệu quả khuyên người nhất định sẽ rất tốt. “Khuyên người trăm đời dùng sách”. Một người nếu thật sự có thể có sách truyền đời, không phải bạn biết viết chữ là được, vấn đề căn bản vẫn ở lập đức, ở lập công, dùng đức hạnh của bạn, dùng sự cố gắng làm những việc lợi ích xã hội trong đời này của bạn. Khi bạn làm được những việc lợi ích xã hội này, người ta mới cảm thấy bạn là người có thực tài, thực học. Văn chương mà bạn lưu lại, người ta khi đọc đến mới cảm thấy rất chắc chắn, mới cảm thấy rất có lợi, rất thuyết phục. Cho nên, muốn để lại sách cũng phải bắt đầu cố gắng lập thân hành đạo từ bây giờ.

Người hiện nay dùng miệng khuyên có dễ khuyên hay không? Khuyên người cũng phải hiểu tình trạng hiện thực. Cho nên chúng ta buổi sáng nói ở trong thế giới người lớn, người ta sẽ không nghe bạn nói cái gì cả, người ta chỉ biết nhìn bạn làm gì. Học “Đệ Tử Quy” không phải đi bảo người ta làm “Đệ Tử Quy”, học “Đệ Tử Quy” là mình nhất định trước tiên phải làm được. “Anh thương em, em kính anh” thì anh em của bạn bắt đầu cảm động rồi. Khi bạn làm được: “Đông phải ấm, hạ phải mát”, thì cha mẹ bạn liền bắt đầu cảm động rồi. Khi bạn làm được: “Phàm là người, đều yêu thương”, thì người tiếp xúc với bạn đều như tắm trong gió xuân, thời cơ bạn khuyên họ đã chín mùi rồi. Cho nên muốn vì người diễn thuyết, diễn ở phía trước, diễn đẹp rồi sau đó hãy nói, gọi là: “biết chỗ trước sau là gần với đạo khuyên người rồi vậy”.

Tốt rồi! Buổi giảng hôm nay trước tiên chỉ giảng đến chỗ này. Cảm ơn mọi người!

A Di Đà Phật!

Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Người Tốt Chân Thật Đúng Như Pháp (tập 35)

Giảng ngày 20 tháng 11 năm 2004 tại Thành phố Hải Khẩu, Trung tâm Vỡ Lòng Quốc Học Hiếu Liêm

Người giảng: Thầy giáo Thái Lễ Húc

Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ, Viên Đạt Cư Sĩ, Mộ Tịnh Cư Sĩ, Phước Tịnh Cư Sĩ

 

 


Chia sẻ bằng cả trái tim. Công đức vô lượng!