Chia sẻ bằng cả trái tim. Công đức vô lượng!

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHỞI LÊN TÂM CUNG KÍNH VỚI CHA MẸ, MÀ KHÔNG PHẢI CẢM THẤY CHA MẸ YÊU THƯƠNG MÀ CẰN NHẰN?

Thầy Thái Lễ Húc giảng

Hỏi: Con muốn hỏi, tâm của người làm con cái, phải làm như thế nào mới tỉ mỉ, mới dịu dàng, mới biết cảm thông được tấm lòng quan tâm chăm sóc của cha mẹ? Đề khởi lên tâm hiếu thuận cung kính với cha mẹ chứ không phải trái lại cảm thấy cha mẹ yêu thương như vậy mà lải nhải, phiền não, biến thành tâm không nhẫn nại để nghe.

Đáp: Điều này trước hết phải tin chính mình, Hiếu là thứ vốn có của một người, nếu chúng ta gặp được một số cảnh giới mà cảm xúc khởi lên, “mình không làm được, mình không thể làm”, cảm xúc đó càng ngày càng cuồn cuộn. Hiếu là thiên tính, chỉ là hiện nay họ có chướng ngại. Chướng ngại là gì? Sân hận là chướng ngại, tâm tham là chướng ngại, ngạo mạn là chướng ngại, vén những đám mây đen này ra rồi thì hiếu tâm vốn có sẽ hiện rõ ra thôi. Cho nên, phải ở mọi lúc mọi nơi, quán chiếu tâm của mình, trừ bỏ đi tập khí của chính mình.

Mọi người có cảm thấy, ví dụ nói nghe được khoá học mấy ngày, nhìn thấy mỗi người đều rất đáng yêu, có hay không? Đó là bởi đám mây đen đó của bạn đã tan biến được một phần lớn rồi đấy. Thế nhưng bạn phải thừa thắng xông lên, đuổi cùng diệt tận, nên ai nấy bạn đều có thể đối đãi chân thành cung kính. Nhưng nếu chúng ta vừa không tinh tấn nữa thì phiền não liền khởi lên, liên tiếp hai ba ngày lại lặp lại nữa, lại không làm được nữa rồi. Cho nên mỗi ngày đều phải đọc thật tốt phần “Nhập tắc hiếu”, nhắc nhở bản thân. Nếu đọc một biến vẫn không chế phục được thì đọc hai biến; đọc hai biến vẫn không chế phục được thì sao? Cứ tiếp tục làm. Phương pháp này không chết được đâu. Hơn nữa phải chân thật ở trong quá trình đọc tụng, đề khởi được nỗi khổ tâm của cha mẹ, sự khó khăn của cha mẹ, sự cống hiến từng chút một của cha mẹ, thường xuyên cảm nhận thì tâm sẽ tương ưng với tính đức.

Hơn nữa còn phải như thế nào? Còn phải làm! Chân thật làm được “đông phải ấm, hạ phải mát; sáng phải thăm, tối phải viếng“. Mặc dù phải từ trên tâm mà nỗ lực làm, cũng không được phế bỏ đi những lễ phép, quy củ ở trên sự. Nương theo quá trình làm như vậy, dần dần tâm hiếu kính cũng sẽ đề khởi được ra. Một người có rửa chân hay không rửa chân cho cha mẹ, có dập đầu lạy hay không dập đầu lạy cha mẹ, thì có như nhau không? Cho nên những điều này bạn phải làm được. Vì sao con người lại có rất nhiều cảm nhận? Bởi vì họ làm được rồi. Nỗ lực làm rồi nhất định sẽ giúp cho tâm cảnh của chúng ta nâng lên, giúp cho chúng ta có thể lý giải được những kinh điển này. Cho nên đôi khi vấn đề quá nhiều là bởi do làm quá ít, sau đó mỗi ngày cứ ở đó nghĩ cho nhiều.

 

Cung kính trích lục từ bài giảng của Thầy.

Thành kính cảm ân Thầy. 

Ban biên tập trang mạng Đệ Tử Quy.


Chia sẻ bằng cả trái tim. Công đức vô lượng!