Chia sẻ bằng cả trái tim. Công đức vô lượng!

LÀM THẾ NÀO ĐỂ THỰC HIỆN GIÁO DỤC ĐỨC HẠNH?

Thầy Thái Lễ Húc Giảng

 

3. SỬA ĐỔI THÓI QUEN XẤU CỦA CON TRẺ NHƯ KIÊU NGẠO, KHÔNG CHỊU TRÁCH NHIỆM

“Lễ Ký” là một bộ kinh quan trọng trong Thập Tam Kinh của nhà Nho. Ở đoạn mở đầu của bộ kinh có một thiên văn chương gọi là “Học Ký”. “Lễ Ký – Học Ký” (Có bạn nào đã nghe qua “Lễ Ký – Học Ký” thì xin giơ tay, không nhiều, được rồi, mời bỏ tay xuống). Thiên văn chương này là triết học giáo dục tinh hoa sâu sắc nhất của chúng ta, nhưng hầu như tất cả giảng viên Đại học sư phạm chưa từng nghe hoặc chưa thực sự qua đọc thiên văn chương này. Mà khi bạn thực sự đọc thiên văn chương này rồi thì bạn nhất định sẽ vỗ bàn chan chát, hoá ra những lý luận về tâm lý học đó của Phương Tây nói, tổ tiên xưa của chúng ta ở trong mấy nghìn năm trước đã nói qua rồi. Cho nên không được cuồng phương Tây nữa, phải xem trọng trở lại văn hoá trí tuệ trong mấy nghìn năm của dân tộc.

Thiên “Lễ Ký – Học Ký”, phần Khai Tông Minh Nghĩa có một câu nói: “Kiến quốc quân dân, giáo học vi tiên” (Dựng nước quản dân, dạy học làm đầu). Việc quan trọng nhất của một đất nước, một gia đình chính là giáo dục. Thưa các bạn, thế nào gọi là giáo dục? Có vị phụ huynh nào nói được không ạ? Tôi thường hỏi các phụ huynh: thế nào là giáo dục? Họ thường nghĩ đến nửa ngày cũng không trả lời được. Tôi mới nói cho họ biết, tôi nói hôm nay bạn đi trên một con đường nhỏ ở thôn quê, nhìn thấy một người nông dân ở đó đang gieo mạ, rất cần cù khổ nhọc ở đó gieo mạ, bạn đi qua nói với họ, xin hỏi gieo mạ như thế nào ạ? Họ có cần phải trả lời bạn là “Bạn chờ tôi nửa tiếng, tôi nghĩ một chút rồi nói với bạn“. Có cần không? Tại sao không cần vậy? Bởi vì sao, bởi vì họ mỗi ngày đều làm việc đó, họ đã rất thành thạo rồi, lúc nào thì gieo hạt, lúc nào thì gặt hái, họ đều rõ ràng rành mạch. Bởi vì mỗi ngày họ đều đang làm. Vâng, Thưa quý phụ huynh, liệu có ngày nào bạn xin vợ nghỉ phép, xin con trai nghỉ phép rằng “Con trai à, hôm nay cha không làm cha con nữa, cho cha nghỉ một ngày“, có không ạ? Có vị phụ huynh nào như vậy không? Ồ, không có. Một ngày bạn cũng không được nghỉ, bạn làm được lâu rồi nhỉ? Nói ít thì bạn cũng đã làm được mấy năm. Chúng ta làm được mấy năm rồi, việc mà chúng ta làm mỗi ngày là giáo dục con cái, kết quả người khác hỏi chúng ta giáo dục là gì? Giáo dục là gì chúng ta cũng không trả lời được. Thưa quý phụ huynh, 5, 6 năm nay quý vị đang gieo những hạt giống gì vậy? Gieo suốt 5,6 năm không có ngày nào không gieo. Hiện nay bạn đã thu hoạch rồi, bạn thu hoạt được loại gạo nào rồi vậy? Thu hoạch được loại mì gì vậy? Cho nên, người làm cha mẹ không thể không học, trẻ nhỏ không phải là vừa sinh ra chúng mới dạy cho chúng. “Tam Tự Kinh” nói: “Nuôi không dạy, lỗi mẹ cha”. Làm cha mẹ thì phải thường nhớ, “Dạy không nghiêm, bởi thầy lười“, phải học làm cha mẹ, học làm thầy của người, đời người phải sống đến già, học đến già. Mà khi bạn làm cha mẹ của người thì sứ mệnh quan trọng nhất của đời người chính là phải dạy dỗ tốt con cái. Giảng giải đối với giáo dục của Tổ tiên dân tộc ta vô cùng rõ ràng, hơn nữa đều là một câu nói đã giảng thấu triệt rồi. Đạo lý bên trong một cuốn sách mà người nước ngoài viết ra, dân tộc ta chỉ một câu nói đã có thể khái quát được nó rồi, tôi không lừa bạn đâu.

Giáo, giáo của giáo dục là ý nghĩa gì vậy? Ở ngay trong “Thuyết văn giải tự“, “giáo” là “thượng sở thi, hạ sở hiệu”, gọi là trên làm dưới bắt chước, một câu nói này đã đem cốt lõi của giáo dục nói ra rồi, gọi là lấy thân làm gương vậy. “Dục”, không phải là cho chúng ta vài ba cái tri thức với kỹ năng, dục là lấy việc làm người là căn bản, khiến cho họ tâm thiện, lời nói thiện, làm thiện. Cho nên hai chữ “giáo dục” chúng ta đem chúng ra xem đồng thời, chính là cha mẹ thầy cô phải diễn ra một tâm gương người tốt, phải dạy ra đạo lý Thánh Hiền, thì bạn chính là đang giáo dục một học sinh tốt, dạy ra một đứa con ngoan, dạy dỗ con trẻ thiện. Cho nên, từ trong tâm chúng ta phải tin một sự thật là “Nhân chi sơ, tính bổn thiện”, bạn không tin con cái bạn có cái tâm vốn thiện thì bạn sẽ không thể toàn tâm toàn ý bồi dưỡng cho chúng. Có thể khi bạn bồi dưỡng, dẫn dắt chúng gặp phải một hai lần khó khăn, bạn sẽ nói: “Ôi, thật là khó dạy” liền bỏ chúng trở lại. Cái tín tâm này của bạn phải kiến lập, hơn nữa nói một lời hiện tại, thì tín tâm của bạn đối với con cái vẫn là thứ yếu, tín tâm của bạn đối với ai là quan trọng nhất? Đối với ai ạ? Đối với chính mình! Trong xương tuỷ của bạn cũng chẳng tin nổi chính mình là “nhân chi sơ, tính bổn thiện“, bạn có thể dạy ra con cái bạn “nhân chi sơ, tính bổn thiện” không? Cho nên, “Đệ Tử Quy” nói với chúng ta “Chớ tự chê, đừng tự bỏ; Thánh và Hiền, dần làm được”. Mạnh Tử cũng mong chờ chúng ta “Thuấn hà nhân dã“, Đại Thuấn là người nào, “Dữ hà nhân dã“, chúng ta là người nào, “Hữu vi giả diệc nhược thị“, chỉ cần bạn có quyết tâm đi làm một người tốt, Đức hạnh của bạn cũng sẽ giống như Thuấn vậy, cái Tín tâm này phải từ chính mình phát xuất ra, rồi sau đó đối với con cái cũng phải có cái tín tâm này. Cho nên, trong giáo dục có hai cái trục chính:

Thứ nhất là “Trưởng thiện“, tính bổn thiện, cái thiện nào phải dựa vào giáo dục để dẫn đạo nó ra, đem nó phát huy ra, đây là cái trọng điểm thứ nhất.

Trọng điểm thứ hai là “Cứu thất” (ngăn chặn sai lầm), cứu những tập tính của chúng, cứu những thói quen xấu của chúng. Bởi vì thói quen xấu cũng giống như đám mây đen, khi nó bay đến rồi thì sẽ che lấp cái gì? Sẽ che lấp đi ánh mặt trời. Mặt trời là ánh sáng trí tuệ của một người, là bổn tính thiện lương của họ. Nhưng bổn tính thiện lương của bọn trẻ hiện nay có hiện lộ ra không, có hay không ạ? Không hiển lộ ra. Đã bị cái gì che lấp rồi? Bị thói quen xấu, thói quen quấu. Cho nên, phải “Trưởng thiện, cứu thất” (nuôi lớn cái thiện và ngăn cản sai lầm). Thưa quý phụ huynh, con trẻ hiện nay có một số vấn đề nào nhất định phải lập chức dạy bảo cho đúng? Các vị phụ huynh thử nghĩ xem, có vị nào nói ra được không, trẻ nhỏ hiện nay thì chỗ nào là cần phải tuỳ bệnh cho thuốc nhất? (Khán giả: “tự tư, kiêu ngạo”). Còn có nữa không? “(Khán giả: “Mắng người, không hiếu học”). Vừa rồi có đề cập đến một chút, (Khán giả: “không có trách nhiệm”). Những vị phụ huynh này nói đến đều là vấn đề cốt lõi. Ồ, “không có tâm yêu thương“, người tự tư thì không thể nào có tâm yêu thương; “Bướng bỉnh“, Vâng. Thưa quý phụ huynh, trẻ nhỏ bướng bỉnh, tự tư là kết quả, xin hỏi nguyên nhân là ở đâu? Trẻ nhỏ không có trách nhiệm là kết quả, xin hỏi nguyên nhân là ở đâu? Lại nữa, trẻ nhỏ mắng người là kết quả, nguyên nhân ở đâu? Trẻ nhỏ không hiếu học là kết quả, nguyên nhân là ở đâu? Bạn có thể tìm ra nguyên nhân, thì mới có thể tuỳ bệnh cho thuốc.

Bác sĩ là chữa trị sinh mạng của con người, thầy giáo và cha mẹ là chữa trị huệ mạng của con trẻ, cho nên chúng ta cũng là bác sĩ, chúng ta là bác sĩ tâm linh của trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ tự tư, trẻ nhỏ bướng bỉnh, thưa quý phụ huynh, để chúng ta trở về lúc con trẻ còn rất bé, đó là ngày nào nhỉ? Khi chúng ta ở bên con cái, ở bên ông bà nội cùng ăn cơm. Thưa quý phụ huynh, khi gắp miếng thức ăn ngon nhất lên, là gắp cho ai ăn trước? Quý vị đã quay về chưa, đã quay về khi con cái còn nhỏ chưa? Có cần tôi đưa bạn đến một một chiếc máy để xem không, “Cỗ máy thời gian!“. Thưa quý phụ huynh, gắp cho ai trước? “Ai dà, Tiểu Minh à, ăn nhiều một chút, ăn nhiều một chút, đây là mẹ đặc biệt nấu cho con ăn đấy“, ông nội và bà nội không chịu thua kém, “Ai dà, cháu ngoan, món này cũng ngon lắm, nào nào, ăn nhiều một chút nhé“. Bát cơm của ai đầy đặn nhất? Bát cơm của đứa nhỏ là đầy đặn nhất. Thưa quý phụ huynh, ai lớn nhất? Trẻ nhỏ lớn nhất! Tất cả mọi người đều phải phục vụ ai? Đều phải phục vụ cho đứa nhỏ. Kết quả xảy ra việc gì? Tiểu Hoàng Đế, Tiểu Công chúa, làm sao đây? Đã sinh ra rồi. Tục ngữ nói: “Làm bạn với Vua như làm bạn với hổ“, làm bạn với một vị vua giống như làm bạn với một con hổ vậy, lúc nào cũng căng thẳng, không biết khi nào thì ông ta nổi giận. Hiện tại tính nóng nảy của trẻ nhỏ như thế nào? Rất lớn, rất bướng bỉnh. Bạn làm vừa lòng chúng 9 lần, lần thứ 10 làm chúng không vừa lòng, chúng sẽ lập tức ngồi bệt trên đất, còn học Thành Long lăn lộn và đấm đá, có không ạ? “Mẹ không mua cho con, con sẽ làm ầm ĩ ở đây cho coi“, lúc này thì bạn sẽ phải làm thế nào? Đại đa số không kiên trì giữ được nguyên tắc, “Ai dà, thật không chịu nổi, được rồi, mẹ mua cho con.” Có một thì sẽ có hai, không ba thì chẳng thành rừng. Trẻ nhỏ sẽ được thể lấn tới, bạn dần dần thua trận, cho nên trẻ nhỏ tự tư bướng bỉnh là ở chỗ chúng ta gắp sai miếng thức ăn đó rồi. Trong sách “Đại Học” có nói: “Tri sở tiên hậu, tắc cận đạo hĩ” (Biết trước biết sau, ắt gần với đạo), thứ tự trước sau của bạn mà làm sai rồi thì đạo làm con của con trẻ, chúng có học được không? Chúng không học được. Đạo làm con không học tốt, đạo lý làm người chúng cũng không hiểu. Bởi vì thói quen làm người xử sự của một người cắm gốc ở đâu? Ở đâu ạ? Ở ngay trong gia đình! Một người mà ngay cả đối với cha mẹ mình không tôn kính mà họ lại đi tôn kính người khác thì bạn có tin tưởng không? Bạn đừng có tin. Bởi vì họ nhìn thấy gì trong bạn, họ nhìn thấy gì trong ví của bạn? Là tiền. Họ không phải là tình cảm chân thành xuất phát từ nội tâm.

Tiếp theo, trẻ nhỏ rất ngạo mạn, tôi có một cô cháu gái, hơn 3 tuổi. Một ngày nọ, Dì tôi dẫn nó đến nhà chúng tôi, cha mẹ tôi cũng ở đó, đã nói với cháu gái rằng: “Nào, chúng ta lại đây học tiếng Anh“. “Học tiếng Anh nhé, quả táo nói thế nào?” Bé gái không cần suy nghĩ: “Apple“; “Cái ô (dù) thì nói thế nào?” “Umbrella“. Có vui không ạ? Nếu như là cháu gái của các bạn, các bạn có vui không? Vui ạ. Đừng vui có vui quá sớm, đọc được mấy cái rồi, ứng đối thật dễ dàng. Đột nhiên đứa bé nói lại một câu: “Bà Nội ơi, “Cuốn sách” thì nói thế nào?”, Bà nội của nó ngẩn người ra một lúc, “Bà làm sao mà biết được?”, tiếp theo đứa bé nói: “Bà Nội, sao mà bà kém cỏi như vậy“. Chúng ta vừa mở cuốn sách “Lễ Ký” của nhà Nho, thì trang đầu tiên đã có một câu nói vô cùng quan trọng là “Ngạo bất khả trưởng” (kiêu ngạo không được để nó lớn lên). Một đứa bé từ nhỏ đã nuôi lớn ngạo mạn thì đạo đức, học vấn cả đời của nó có thể thành tựu được hay không? Không thể nào! Một đứa bé từ nhỏ đã ngạo mạn thì bạn có thể kéo được nó trở lại không? Quá khó rồi. Cho nên tôi hay thường đi trên phố, đều đi nhìn xem, ánh mắt của những thanh niên mười mấy, hai mươi mấy tuổi xem như thế nào. Tôi phát hiện họ đi trên đường thì đầu đều như thế nào? Nhìn lên trên một chút, nó thể hiện cho điều gì? Ngạo mạn. Lông mày của họ đều vểnh lên đặc biệt cao, bạn xem tướng khuôn mặt của họ thì biết tính khí của họ không tốt lắm. Tướng do tâm sinh, lại nhìn thấy trên đầu của họ, bên trái đỏ một chỏm, bên phải tím một khoảnh, tôi hơi lo lắng. Bởi vì đất nước 20 năm sau là để cho họ quản lý; họ không vui thì phúc lợi của người già bị cắt mất; họ không vui thì liền thả bom xuống, thế là xong rồi. Thưa quý phụ huynh, thưa các Thầy cô giáo, vì tuổi già của chúng ta, chúng ta phải lo trước khi trời còn chưa mưa, phải dạy dỗ thật tốt thế hệ sau của chúng ta, điều này có liên quan mật thiết với chúng ta đấy! Ngạo bất khả trưởng.

Tiếp theo, không có tâm trách nhiệm. Có vị phụ huynh nào mà con của các vị năm nay học lớp 1 không ạ? Vị phụ huynh này, tôi xin hỏi chị một vấn đề, “Con của chị là con trai hay là con gái vậy ạ?” “Con gái“. Vâng, đời người như một vở kịch, diễn thế nào thì phải giống thế đó. Giả thiết bây giờ tôi là con gái của chị, bây giờ gọi điện thoại cho chị: “A lô, mẹ ạ”. Thực sự phối hợp tốt, xin cho một tràng pháo tay. “Mẹ ơi, vở tập làm văn của con không mang theo, hôm qua con đã viết rất cẩn thận, viết xong rất muộn, mẹ nhanh giúp con mang qua đây, tiết sau Thầy giáo muốn kiểm tra ạ“, (Người mẹ nói: “Mẹ mang đến ngay đây“). “Ai dà, mẹ đúng là một người tốt nhất trên thế giới này, yêu mẹ một cái.” Có một sẽ có hai, không ba chẳng thành rừng. Chúng ta mang giúp nó một lần, giúp xong rồi, trong tâm nó sẽ sinh ra suy nghĩ thế nào? Đúng, nó nghĩ chỉ cần mình có vấn đề gì, mình có một “đội quân” có thể chi viện cho mình, là đội quân nào vậy? Ông, Bà, Bố, Mẹ, còn có chị gái. Rất nhiều người ra sức giúp mình, cho nên khi từ nhỏ nó đã cảm thấy rất nhiều người giúp đỡ nó thì tính cảnh giác của nó sẽ như thế nào? Sẽ không cao. Cho nên để cho nó gánh chịu hậu quả những việc mà mình làm ra thì thái độ đó sẽ không hình thành.

Chú Lư giáo dục con gái của chú, cũng là từ việc đi học mà bắt đầu. Có một lần, con gái của chú gọi điện thoại về nhà: “Ba ơi, con không mang theo vở bài tập rồi, ba nhanh giúp con mang qua đây“. Ba của nó nói như vậy: Ba không mang, đây là lỗi do con tự gây ra, sự việc mình phạm lỗi thì phải tự mình gánh chịu hậu quả. Nói rồi liền cúp điện thoại. Cúp điện thoại rồi thì trong tâm của con gái bị chấn động có lớn không, ấn tượng có sâu sắc không? Rất sâu! Cái này gọi là uy nghiêm. Khi tan học về nhà, cha của nó nhìn thấy, biểu hiện cảm xúc của nó như thế nào? Rất chán nản. Khẳng định đã bị thầy giáo phê bình rồi, bị xử phạt rồi. Người cha nhanh chóng đi tới, lúc này mà lại mắng cho nó một trận thì hơi quá. Dạy trẻ nhỏ phải đồng thời có cả ân và uy, khoan dung rộng lượng cứu giúp. Chú ấy mà hung dữ với nó quá thì giữa nó và chú sẽ rất có khoảng cách, không thân thiết nữa; bạn việc nào cũng thuận theo nó, yêu chiều nó quá thì thể nào có một ngày nó cũng sẽ trèo lên đầu bạn, cho nên ân uy phải làm đồng thời. Buổi sáng đã cúp điện thoại của nó rồi, rất có uy nghiêm, buổi chiều về nhà phải đóng vai một người cha yêu thương. Chú ấy liền đi đến nói: “Con gái à, con có bị thầy giáo mắng không?” Con gái gật gật cái đầu, người cha tiếp tục nói: “Ba sẽ dạy con một phương pháp, con từ nay về sau sẽ không vì quên vở bài tập mà bị thầy giáo xử phạt nữa“. Con gái vừa nghe như vậy thì ánh mắt liền mở to, “Phương pháp gì vậy ba?” “Ba nói cho con nghe, mỗi ngày trước khi con đi ngủ, con mở sổ liên lạc ra, nhìn xem những bài tập nào phải làm, những thứ đó phải mang theo, con bỏ vào trong cặp sách trước rồi lập tức gạch ngang, những cái nào không gạch ngang thì phải nhanh chóng đi xử lý cho tốt rồi đưa vào cặp sách, đảm bảo con sẽ có một giấc ngủ rất ngon. Mà khi con dưỡng thành thói quen này rồi thì sẽ không bị thầy giáo phê bình nữa“. Con gái nghe xong những lời này thì nội tâm sẽ như thế nào? Rất hoan hỉ. Khi trẻ nhỏ phạm sai lầm, thường thì đó đều là thời cơ rất tốt để bạn dạy dỗ chúng. Nhưng cha mẹ nếu như không có năng lực quán chiếu này thì rất có thể con trẻ vừa phạm sai lầm thì phản ứng đầu tiên của người làm cha mẹ chúng ta là gì? Tức giận không chịu nổi, “Mẹ nói với con bao nhiêu lầm rồi mà vẫn còn sai!” Sự trách phạt của cha mẹ đối với con cái, nếu như thường là mắng qua mắng lại, mắng đến sau cùng sinh ra một hiện tượng, đó là vào tai trái lại lọt ra tai phải.

Cho nên, cha mẹ thật sự khéo dùng uy nghiêm thì tuyệt đối không dễ gì nổi giận, đó gọi là:

“Người khéo dùng uy thì không khởi tức giận, người khéo dùng Ân thì không quên ban ơn”

Bạn thật sự ban ơn đức cho trẻ nhỏ, tuyệt đối không phải là hai ba ngày lại phải mua đồ cho chúng, mua đến sau cùng, chúng không phải là tận bổn phận để dụng công, đi làm việc cho tốt, mà chúng dụng công vì cái gì? Vì Mc Donald’s của chúng, vì chiếc xe điều khiển từ xa của chúng, khi lên Trung học phổ thông thì vì chiếc máy ảnh kỹ thuật số, khi học Đại học thì vì đi du lịch nước ngoài, khi tốt nghiệp đại học thì vì nhà của mình, vì vợ con của mình. Cho nên, không được thi ân lung tung cho con trẻ, ân huệ lớn nhất mà bạn cho chúng là ở đâu? Phải cho chúng tư tưởng, giá trị quan về cuộc đời chính xác. Cho nên chú Lư đã nói với con gái, nói với con trai của chú rằng: Con muốn học cao bao nhiêu, ba đều hoàn toàn chu cấp cho con, cũng sẽ chỉ đạo con, nhưng tiền của ba, một đồng cũng không cho con, bởi vì tiền mà ba kiếm được đều là của xã hội, lấy của xã hội, phải chi cho xã hội. Cho nên, Lâm Bách Hân tiên sinh của chúng ta đã làm ra một tấm gương tốt. Lấy của xã hội, phải chi cho xã hội. Tấm gương tốt ở trong gia đình, là tấm gương tốt cho toàn bộ Sán Đầu chúng ta. Tôi tin rằng tổ tiên của ông biết được thì cũng sẽ rất hoan hỉ, có con cháu đời sau vì tổ tiên mà vinh quang, vì cha mẹ mà vinh quang. Cho nên, trọng điểm mà chúng ta vừa nói nói đến, mọi lúc mọi nơi đều phải đi tìm nguyên nhân thì bạn mới có thể thật sự điều chỉnh được hành vi của con cái.

Rất nhiều phụ huynh sẽ nói: “Con của tôi cũng hơn mười tuổi rồi, liệu còn có kịp không?” Bạn phải tin “Nhân chi sơ, tính bổn thiện“. Lần này chúng tôi ở Hàng Châu tổ chức một khoá trình, có một người bạn, khoảng hơn 40 tuổi gì đó, anh ấy làm cảnh sát vũ trang suốt 20 năm, thân thể rất khoẻ mạnh vạm vỡ. Anh ấy nói: “Khi thầy lên lớp đừng kêu tôi, bởi vì tôi không có văn hoá, ngay cả tên tôi cũng viết không được“. Tôi mới nói với anh rằng: “Anh không nói với tôi, tôi cũng chẳng kêu anh, anh còn nói tôi là tôi sẽ gọi anh”. Tôi doạ cho anh ta sợ muốn chết. Chúng tôi giảng khoá học 5 ngày, đến ngày thứ ba anh ấy đưa tôi đi ăn cơm, dọc đường anh đã nói: “Quá tốt rồi, quá tốt rồi, thật sự là quá tốt rồi.” Các thầy cô giáo chúng tôi ở đó chẳng hiểu chuyện gì, không biết cái anh nói “quá tốt rồi” là gì, nhưng có thể trực tiếp cảm nhận được nội tâm của anh như thế nào, rất là vui sướng. Khi đến bàn ăn thì anh đã nói: “Cả đời này của tôi, cuối cùng cũng biết tôi sai ở đâu“. Anh cảm thấy anh sai ở chỗ nào nhỉ, tâm của anh bắt đầu thoải mái hơn. Trước đây vì lỗi lầm của chính mình chẳng chịu thừa nhận, muốn giữ thể diện, cũng không biết khi sai rồi thì bước tiếp theo phải đi về đâu. Cho nên anh nói: “Cuối cùng tôi cũng biết, vì sao vợ tôi lại ly hôn với tôi, cuối cùng tôi cũng biết, vì sao con cái không hiểu tôi, vì sao đồng nghiệp lại sợ tôi đến như vậy, cuối cùng tôi cũng biết rồi“. Người không phải Thánh Hiền, ai mà có thể không có lỗi, lỗi mà có thể sửa, còn gì thiện hơn chứ. Thái độ sửa lỗi của một người, tâm cảnh chân thành của một người, tuyệt đối có thể cảm động bất kỳ người nào. 40 tuổi cũng sẽ cảm động, cũng sẽ xuất ra tâm chân thành. Đến ngày thứ tư, anh ăn cơm cùng với chúng tôi, đến nhà hàng đúng lúc đồ ăn còn chưa đưa lên, anh đã nói: “Thầy Thái, mời Thầy ngồi xuống một chút, tôi nói chuyện với Thầy một chút“. Trong tâm tôi nghĩ hai người đàn ông có thể nói chuyện gì được đây, nên cảm thấy hơi kỳ lạ, như ngồi trên tấm thảm bằng kim châm vậy. Thấy tôi vừa ngồi xuống, anh vô cùng kích động, anh nói: “Tôi chỉ lạy hai hạng người, một là lạy cha mẹ, hai là lạy thầy giáo.” Tôi lập tức liền từ chỗ ngồi nhảy chồm dậy nhanh chóng chạy đến, đỡ lấy hai tay của anh, anh nói: Thầy Thái, thầy nhất định phải để tôi lễ ba lễ. Thưa quý phụ huynh, chúng tôi cảm nhận được tâm chân thành của anh, sự sung sướng mà anh nói, là sự giáo huấn của Thánh Hiền tổ tiên xưa, vậy mà đến 40 tuổi anh mới nghe thấy. Thưa quý phụ huynh, không quản là con trẻ bây giờ lớn thế nào, tâm ý chí thành, đá vàng cũng mở, phải có tín tâm tuyệt đối.

 

LÀM THẾ NÀO ĐỂ THỰC HIỆN GIÁO DỤC ĐỨC HẠNH


Chia sẻ bằng cả trái tim. Công đức vô lượng!