Chia sẻ bằng cả trái tim. Công đức vô lượng!

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360 GIẢNG GIẢI – TẬP 2

Chủ giảng: Thầy giáo, Tiến sĩ Thái Lễ Húc
Giảng ngày 28 – 05- 2011
Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ, Viên Đạt Cư Sĩ, Mộ Tịnh Cư Sĩ, Phước Tịnh Cư Sĩ
Thuyết minh: Hạnh Quang
Download toàn bộ MP3



Quần thư trị yếu 360 – Tập 2

Trước khi chúng ta bắt đầu 360 câu này, đầu tiên hãy xem lời tựa mà Sư trưởng đã viết cho bộ sách này. Chúng ta hiện nay mang một sứ mạng đối với dân tộc, đối với thế giới, lấy cái chí nguyện như vậy để học những giáo huấn này. Kỳ thực, một người học Kinh điển tiếp thu sâu cạn tỷ lệ thuận với chí hướng của họ. Họ không có chí hướng gì, vừa nghe xong một câu chuyện thì quên rồi, không tiếp nhận được gì. Giả như mang thiên hạ ở trong lòng, câu câu đều sẽ in ở trong lòng mà không quên mất, gọi là: “Một phần thành kính thì được một phần lợi ích, mười phần thành kính thì được mười phần lợi ích”. Phần lời tựa vừa bắt đầu nói: ““Quần Thư Trị Yếu”, thị Đường Thái Tông – Lý Thế Dân ư trinh quán sơ niên hạ lệnh biên tập”. Chữ “trinh quán” này là niên hiệu của Hoàng đế Thái Tông, do Hoàng đế đã hạ lệnh biên soạn ra. Nhất định nhận được sự xem trọng của đại thần, thậm chí là nhân dân cả nước.

“Thái Tông thập lục tuế tùy phụ tòng quân”, khi còn rất trẻ thì đã đi theo cha khởi nghĩa vào thời đại đó, “khởi nghĩa bình định động loạn đích xã hội”. Vả lại, sự động loạn này tương đối dài, kéo dài từ những năm cuối triều Hán, Ngụy Tấn Nam Bắc đến Triều nhà Tùy. Việc động loạn này tương đương thời gian một hai trăm năm. Thời gian của những triều đại này đều rất ngắn. Chúng ta có thể tưởng tượng được trong một – hai trăm năm này, con người cũng là lưu lạc, lão bá tánh thì vô cùng khốn khổ. “Nhung mã không tổng thập dư niên”, đánh nhau kéo dài hơn mười mấy năm, cuối cùng thiên hạ đã được định, xây dựng triều Đường. Cho nên, Thái Tông là:“Nhị thập thất tuế tức đế vị hậu”, hai mươi bảy tuổi đăng cơ.

Tiếp đến: “Yển vũ tu văn”. “Yển vũ” chính là đánh nhau nhiều năm. Từ sau thời mạt Hán thì cả xã hội đều rối loạn bất an. Lão bá tánh nhất định vô cùng căm ghét những chiến tranh loạn lạc này, không còn dễ dàng gây nên động loạn nữa. “Tu văn” là xem trọng việc dạy văn, chế lễ tác nhạc giáo hóa lão bá tánh. Kỳ thực lão bá tánh hiểu được đạo lý làm người thì họ sẽ biết tu thân tề gia, biết xem trọng sự tu dưỡng. Mỗi một người có tu dưỡng, mỗi một gia đình đều biết phải chăm lo như thế nào để gia đình được an định, xã hội cũng được an định. Cho nên “yển vũ tu văn” cũng có nghĩa là cùng với lão bá tánh phục hồi và phát triển kinh tế. Trải qua những ngày tháng yên bình để dẫn dắt lão bá tánh thì vua phải có trí huệ. Lão bá tánh đều theo cùng thiên tử, đều tuân theo sự lãnh đạo của đất nước. Cho nên: “Đặc biệt lưu tâm ư trị bình chi đạo, hưu sanh dưỡng dân”. Chữ “trị bình chi đạo” này chính là đạo lý “trị quốc – bình thiên hạ”. Bởi vì, Hoàng đế Thái Tông khi còn trẻ đã đánh trận, cho nên đối với việc dùng giáo huấn Thánh Hiền để trị lý thiên hạ như thế nào, ông tương đối tích lũy chưa đủ. Cho nên, sau khi ông đăng cơ chưa được bao lâu thì hạ lệnh biên soạn, từ trong số lượng lớn sách rút kết ra tinh hoa về “tề gia – trị quốc – bình thiên hạ”. Có thể nhìn thấy được tấm lòng yêu dân này của Hoàng đế Thái Tông, hy vọng mau mau khiến cho lão bá tánh được sống ngày tháng tốt lành. Tiếp đến, cũng là một người tự biết mình, tự mình biết rõ khuyết điểm của mình. Điểm này thật không dễ dàng.

Chúng ta xem trong lịch sử mấy nghìn năm, rất nhiều nhà lãnh đạo, rất nhiều vua chúa làm được một hai việc tốt thì tự cho mình rất giỏi rồi, liền ngạo mạn, cảm thấy mình còn lợi hại hơn cả những cổ Thánh tiên Vương ngày trước. Rốt cuộc thì những quốc gia như vậy đều suy bại, thậm chí diệt vong. Bạn xem “Tùy Văn đế” triều nhà Tùy, ông cảm thấy mình chính là người đã chấm dứt được sự phân chia của Ngụy Tấn Nam  bắc triều, tự đánh giá mình quá cao, sau đó thì những người cấp dưới đều khuyên không được. Sau đó, nghe lời xàm tấu nên đã truất ngôi thái tử, thay đổi sang một người con khác là Tùy Dạng đế, thế là sụp đổ. Cho nên: “Ngạo bất khả trưởng”. Ngạo mạn vừa khởi, điềm xấu đã lộ ra. Cho nên, đây là chỗ đáng quý của Thái Tông Hoàng đế, người có khả năng tự biết mình.

Chúng ta xem đoạn thứ hai: “Thái Tông anh võ thiện biện”, võ công cao cường, suy nghĩ cũng rất mau lẹ, rất biết phán đoán. Cầm quân đánh giặc, đối diện với tình huống thiên biến vạn hóa, đều đưa ra được những quyết sách nhìn xa trông rộng. “Di hận tảo niên tùng quân”, tự mình cảm thấy đọc sách học hành chưa đủ, cho nên ông cảm thấy rất nuối tiếc. “Giám ư tiền tùy diệt vong chi thất, thâm tri sáng nghiệp bất dị thủ thành duy gian”. Chân thật triều Tùy hơn ba mươi năm thì diệt vong, cũng là rất ngắn ngủi. Người xưa đặc biệt xem trọng lịch sử, bởi vì lịch sử cũng giống như một tấm gương, xem quá khứ có thể đoán biết được tương lai, để có thể không dẫm lên vết xe đổ. Như triều Chu, trước họ là triều Ân, triềuThương. Cho nên: “Ân giám bất viễn”, kinh nghiệm của triều Thương, kinh nghiệm đau thương đó cách chúng ta có xa hay không? Chúng ta nên lấy đó làm gương, không thể lơ là thêm nữa, không thể tiếp tục phạm phải vấn đề như vậy nữa. Sâu sắc thể hội được việc sáng nghiệp là không dễ dàng, giữ gìn thì càng gian nan hơn.

Chúng ta trước đây đã cùng nhau học tập qua: “Gián Thái Tông thập tư sớ”, trong đó có nhắc đến có thể giữ gìn được sự nghiệp lâu dài thì không nhiều. Vì sao vậy? Vì hưởng phước trong việc giữ vững thành tựu. Con người mà hưởng phước thì cái tâm thái này đã sai rồi, nếp sống của cả xã hội sẽ khác đi.

Trong “Thập tư sớ” nói:“Kiệt thành tắc hồ việt vi nhất thể”, khi sáng nghiệp thì mọi người đồng tâm đồng lực, vì nước vì dân, ngay cả không cùng chủng tộc cũng có thể đoàn kết lại với nhau. “Ngạo vật tắc cốt nhục vi hành lộ”, vừa lên nắm quyền thì liền hưởng phước, tâm ngạo mạn đã nổi lên, không tôn trọng đại thần, nô dịch bá tánh, sau cùng ngay cả cốt nhục chí thân cũng xem như người xa lạ. Cho nên: “Thủ thành duy nan”, việc khó khăn nhất chính là giữ lấy được đức hạnh của một người lãnh đạo. Thuận cảnh thì khó tu hơn nghịch cảnh; nghịch cảnh là rèn luyện cho con người, thuận cảnh là đào thải con người. Không có cảnh giác một cách cao độ thì rất khó mà không bị biến chất khi ở trong quyền quý.

Cho nên, chúng ta thấy trong “Hiếu Kinh – Chư Hậu Chương” nói: “Chiến chiến căng căng, nô lâm thâm uyên như lữ bạc băng”, “Tại vị kỳ gian cổ lịch quần thần tiến gián”, chủ động dẫn dắt, khích lệ quần thần khuyên can họ. Đây là một người làm vua có một tấm lòng rất hiếm có, có thể tiếp nhận lời khuyên, thậm chí có thể yêu cầu đại thần khuyên can. Đương nhiên, khi chúng ta nói đến khí phách của Đường Thái Tông, chúng ta ở tại gia đình, trong đoàn thể, thân là một người lãnh đạo thì cũng phải học theo hiền tài. “Cổ lịch quần thần kiến gián” mà còn “phê bình kỳ quyết sách quá thất”, đem những chỗ không thỏa đáng, chỗ sai lầm mà chỉ ra, vì sao vậy? Một cái quyết sách sai lầm ảnh hưởng đến nghìn nghìn vạn vạn lão bá tánh. Thiên tử là đại diện cho ông trời thương yêu con dân thì làm sao nhẫn tâm bởi vì sai xót của chính mình mà để cho nhân dân chịu khổ. Cho nên, giữ gìn cái đã có thật không dễ. Không chỉ mong muốn quần thần cho ông lời khuyên gián, cũng mong muốn từ cổ Thánh tiên Vương từ trong lịch sử đạt được sự giáo huấn quý báu để nhắc nhở chính mình. Cho nên việc tiếp nhận lời khuyên gián này; không những tiếp nhận lời của đại thần khi đó mà cũng tiếp nhận lời của cổ Thánh tiên Vương và cả lịch đại trung thần đã để lại những lời giáo huấn, những tấm gương ấy để thúc giục chính mình. Việc này rất đáng quý.

“Lệnh gián quan Ngụy Trưng cập Ngu Thế Nam đẳng, chỉnh lý lịch đại đế vương trị quốc tư chính sử liệu, hiệt thủ lục kinh tứ sử, chư tử bách gia trung, hữu quan tu thân – tề gia – trị quốc – bình thiên hạ chi tinh yếu, hội biên thành thư”. Vì vậy, nội dung của nó bao hàm Lục Kinh, Tứ Sử, Bách Gia Chư Tử. Tứ Sử này đương nhiên là “Sử Ký”. “Sử Ký” cũng là ghi chép lại từ Hoàng đế mãi cho đến Triều Hán, lịch sử lâu dài như vậy. “Sử Ký”, “Hán Thư”, “Hậu Hán Thư”, “Tam Quốc Chí” những sử ký này, và cả “Bách Gia Chư Tử”, đặc biệt là “Bách Gia Tranh Minh” trong thời Xuân Thu Chiến Quốc đã lưu lại di sản văn hóa vô cùng quý báu. Từ trong “Kinh-Sử-Tử” chọn ra những tinh yếu tương ứng với “tu thân – tề gia – trị quốc – bình thiên hạ”, đem nó biên soạn thành sách. “Thượng Thủy Ngũ Đế”, trong lịch sử này từ Ngũ Đế bắt đầu, “Hạ ngật Tấn đại”. Trong mấy nghìn năm lịch sử: “Tự nhất vạn tứ thiên đa bộ bát vạn cửu thiên đa quyển cổ tịch trung, bác thái điển tịch lục thập ngũ chủng, cộng ngũ thập dư vạn ngôn”. Chúng ta xem đến chỗ này, thật sự trước khi đọc “Quần Thư Trị Yếu” phải cùng tất cả Kinh – Sử – Tử, những Thánh Hiền nhân này đảnh lễ họ tam bái, và cũng đảnh lễ tam bái đối với những đại thần đã biên soạn ra “Quần Thư Trị Yếu”, bao gồm cả việc cảm tạ đối với Thái Tông Hoàng đế. “Thành tất linh”, mỗi ngày cung kính lễ bái những Thánh nhân này thì rõ ràng là họ sẽ bảo hộ cho bạn, đặc biệt có thể tương ứng với những giáo huấn này. Mọi người nghĩ xem, hơn 1.400 quyển sách để ở trước mặt chúng ta thì chắc không biết nên xem từ quyển nào trước. Vả lại, trình độ của chúng ta chỉ xem đã khó khăn, mà chọn từ trong 89.000 quyển sách, 65 bộ sách, ra 50 cuốn, 500.000 từ, đều là người có học vấn nhất của thời đó cùng đến để lựa chọn ra. Cho nên, tùy vào sự thâm nhập của chúng ta với “Quần Thư Trị Yếu”, thật sự là bội phục năm vóc sát đất đối với những vị đại thần này.

Đoạn phía sau nói: “Thư thành”, nghĩa là sách này đã được biên soạn thành rồi. “Như Ngụy Trưng ư tự văn trung sở thuyết”. “Quần Thư Trị Yếu” này khi đó biên soạn xong thì lời tựa là do Ngụy Trưng đại nhân viết ra. Chút đây chúng ta cũng sẽ cùng nhau học tập về đoạn lời tựa này của ông.

Trong đoạn văn đó ông nói: “Thực vi nhất bộ, dụng chi đương kim, túc dĩ giám lãm tiền cổ, truyền chi lai diệp, khả dĩ di quyết tôn mưu đích trị thế bảo điển”. Ngụy đại nhân đã nói bộ sách này, thực tại mà nói là dùng cho xã hội tại thời điểm đó. Có thể: “Giám lãm tiền cổ”, chính là có thể dùng những kinh nghiệm trí huệ của người xưa để mà chăm lo cho cuộc đời chính mình. Đặc biệt họ là những người làm về chính trị thì có thể giảm thiểu được việc phải đi những con đường vòng, có thể có được nhiều tấm gương để noi theo, có thể nắm được những trí huệ chính trị từ thời Ngũ đế đến đời nhà Tấn. Mà “Truyền chi lai diệp”, nghĩa là truyền đến đời hậu thế là có thể “di quyết tôn mưu”. Chữ “di” này có nghĩa là “để lại”, truyền lại, có thể ân trạch cho đời sau. Chữ “tôn mưu” này chính là con cháu đời sau có thể chăm lo tốt cho nhân sinh hạnh phúc của mình. “Mưu” ở đây chính là làm sao để mưu cầu cuộc sống hạnh phúc cho chúng. Bởi vì trong bộ sách này đều là học vấn về “tu thân – tề gia – trị quốc – bình thiên hạ”, đối với việc đời sau chúng chăm lo gia đình của mình, thậm chí có cơ hội để bước ra mưu cầu hạnh phúc lợi ích cho nhân dân đều có thể dựa vào bộ sách này mà có được khải thị quý báu. Cho nên chân thật là một bảo điển trị thế, xem quá khứ biết tương lai.

“Thái Tông hỷ kỳ quảng bác nhi thiết yếu”,Thái Tông Hoàng đế vô cùng yêu thích. Nó hàm chứa những đạo đức học vấn rất quảng bác, vả lại điều được lựa chọn ra đều là bộ phận vô cùng tinh túy, thiết yếu. Việc này nếu như chưa thật sự đọc thông những giáo huấn của “Kinh – sử – tử” thì cũng rất khó có thể lựa chọn ra được tinh túy và chuẩn xác. Mà Thái Tông Hoàng đế “nhật nhật thủ bất thích quyển”, mỗi ngày hễ có thời gian là tranh thủ giở ra xem, mong muốn bản thân sớm ngày có được trí huệ để chăm lo cho chính trị, thì lão bá tánh sẽ sớm ngày được lợi ích.

Chúng ta nhìn thấy Thái Tông Hoàng đế học tập không quản gian lao như vậy đều bởi vì ông có một động lực căn bản, chính là yêu thương nhân dân. Vậy, hiện tại “Quần Thư Trị Yếu” cũng đã đến được tay của chúng ta rồi, vậy chúng ta ngày ngày tay không rời sách có được hay không? Thâm nhập “Quần Thư Trị Yếu” mọi người cười là có ý gì vậy? Nếu như không thể thì chính là lòng từ bi không đủ, bạn không có sứ mệnh cảm, được ngày nào hay ngày đó. Cho nên chúng ta bình tĩnh quan sát, một người ở thời điểm nào thì trưởng thành nhanh nhất? Chính là lúc người đó có sứ mệnh cảm. Rất nhiều phụ nữ trẻ tuổi sinh con, không có ai dạy, họ đi mua sách. Họ đi mua một đống sách dạy con đem về ra sức xem, sợ dạy sai con. Đây là tình yêu của người mẹ. Hễ có lòng yêu thương thì họ sẽ có động lực dồi dào. Đến trường dạy học, ai là người đốc thúc thầy cô dụng công đọc sách? Đều là phải tự mình chủ động. Không chỉ là học tập trên sách vở, mà còn học tập kinh nghiệm của những người dạy học đi trước.

Chúng tôi nhìn thấy những giáo viên trẻ trong trường học đều chủ động tích cực như vậy. Khi nói chuyện với họ, sợ dạy sai cho học trò, sợ làm lỡ cơ hội người khác. Họ sớm ngày kế thừa được kinh nghiệm thì học sinh sẽ sớm ngày được lợi ích. Cho nên: “Từ bi vi bổn”, động lực ở từ bi. “Phương tiện vi môn”, phải lợi ích cho tha nhân, đặt mình vào người khác, thiện xảo phương tiện. Thái Tông Hoàng đế tiếp nhận những trí huệ trong các Kinh điển này của cổ Thánh tiên Vương cũng phải tùy theo tình hình mà vận dụng vào. Cho nên Thái Tông Hoàng đế nói: “Viết sứ ngã kê cổ lâm sự bất dụ giả, khanh đẳng lực dã”. Thái Tông đã nói chữ “kê” này có nghĩa là khảo sát. Ông mỗi lần đối diện với sự việc đều có thể dựa vào kinh nghiệm, trí huệ trong mấy nghìn năm lịch sử để phán đoán, để đưa ra quyết sách. Ông sẽ không bị mê hoặc, ông cũng ứng đối được chắc chắn.

Bạn xem chúng ta hiện tại đừng nói đến trị quốc, bản thân mỗi ngày đối nhân xử thế cũng không biết phải dùng lời lẽ như thế nào để nói. Ngay cả ứng đối tiến thoái có lúc cũng không biết gì. Nguyên nhân là gì? Chúng ta đã đọc lịch sử quá ít. Đọc lịch sử trưởng dưỡng kiến thức. Đọc Kinh điển thì mới có thể quán thông nghĩa lý. Không chỉ phải hiểu nghĩa lý mà còn phải tăng trưởng kiến thức, cho nên nói: “Đọc vạn quyển sách đi vạn dặm đường”. Trong cuộc đời này của chúng ta có bao nhiêu lần đến xin cha mẹ chỉ dạy kinh nghiệm làm người? Bản thân đến đơn vị công ty đã từng bao nhiêu lần chủ động học tập kinh nghiệm cuộc đời với chủ quản? Bản thân có bao nhiêu lần chủ động trong lịch sử văn hóa dân tộc đút kết ra được kinh nghiệm? “Hiếu học cận hồ tri”, không chủ động cầu học thì rất khó có trí huệ, liền biến thành chỉ có thể mê hoặc mà không thể bất hoặc. Mọi người thật sự hạ công phu vào trong “Quần Thư Trị Yếu” đảm bảo cũng sẽ giống như Thái Tông đã nói. Theo kinh nghiệm người xưa đối diện với sự việc thì không bị mê hoặc. Thái Tông nói câu nói này là tấm lòng biết ơn, “khanh đẳng lực dã”. Việc này rất đáng quý! Ông thân là Hoàng đế,Thiên tử vẫn có thể thời thời nhớ nghĩ đến ân đức của thần tử, việc này thật sự không dễ dàng. Thường giữ cái tâm cảm ơn này, đặc biệt là Thái Tông Hoàng đế thường hay tán thán Ngụy Trưng đại nhân trước mặt các quần thần, cảm thấy Ngụy đại nhân giống như thầy của mình vậy. Mà cả quá trình “Trinh Quán thịnh thế”, ông đều quy về công lao từ sự khuyên gián của Ngụy đại nhân. Cho nên tính cách, nhân cách của Thái Tông Hoàng đế thật vô cùng đáng kính đáng yêu. “Do thị nhi tri, trinh quán chi trị đích thái bình thịnh huống, thử thư cống hiến đại hỹ”, có thể thành tựu một cái thịnh thế là kết quả. Nguyên nhân là ở thiên tử có tư tưởng chính xác, có trí huệ về chính trị chính xác. Từ trong bộ sách này thừa truyền lại, “thành vi tùng chính giả tất độc chi bảo điển”. Thực tại, người làm công việc chính trị nhất định phải đọc quyển bảo điển này.

Lần này, Sư trưởng khi gặp mặt Thủ tướng nhiệm kỳ trước của Malaysia, nói đến bộ sách quý này thì ông Mahathir liền nói: “Tôi cũng muốn học”. Các vị xem, một vị trưởng giả tám mươi bảy tuổi rồi mà còn hiếu học đến như vậy! Ông cũng hy vọng học được trí tuệ về chính trị từ trong bộ sách này để có thể làm lợi ích cho đất nước của chính mình. Tinh thần ham học này rất đáng để cho chúng ta noi theo. Cho nên, Sư trưởng cũng hy vọng chúng ta có thể đem “Quần Thư Trị Yếu 360” này dịch ra tiếng Anh, cung cấp cho những người làm chính trị ở các nước trên thế giới thâm nhập vào trí tuệ chính trị này của người xưa. Mà văn hóa truyền thống Trung Hoa không phải chỉ thuộc về người Trung Hoa. Tổ tiên và những Thánh Hiền nhân đời trước có tấm lòng rất rộng lớn, chúng là thuộc về cả nhân loại. Không chỉ là người làm chính trị mới cần phải đọc, mà cả những người làm cha mẹ cũng phải nên đọc, làm thầy cô cũng nên đọc, là lãnh đạo trong các đoàn thể công ty xí nghiệp cũng phải đọc bộ bảo điển này. Đây đều là học vấn về “tu thân – tề gia – trị quốc – bình thiên hạ”. Mỗi một gia đình, mỗi một đoàn thể, nhỏ đến gia đình, lớn đến quốc gia thiên hạ đều cần thiết. Vả lại, chúng ta phải hiểu được, triều Đường cách triều Hán mấy trăm năm lịch sử, trước đó lại trải qua sự động loạn của Ngụy Tấn Nam Bắc triều và triều Đường, trải qua một – hai trăm năm động loạn, chúng ta suy nghĩ phải cần đến bao nhiêu thời gian để thiên hạ được đại trị? Sự thật đã chứng minh thời gian Trinh Quán của Thái Tông Hoàng đế chưa bao nhiêu năm mà cả đất nước đã được an định, thịnh thế. Cho nên có thể hiểu được, chỉ cần làm tốt giáo dục, chỉ cần áp dụng đúng đắn các chính sách chính trị này thì lòng dân sẽ tiếp nhận sự giáo hóa này rất nhanh, thiên hạ liền an định, không cần phải tốn đến thời gian lâu dài. Cho nên, đó là lý do vì sao những giáo huấn này là bảo vật, nó có thể thay đổi vận mệnh con người rất nhanh, thay đổi vận mạng của quốc gia và đoàn thể.

Trong “Trung Dung” có nói: “Nhân tồn chính cử”. Người có trí huệ nắm quyền, nếp sống của cả xã hội sẽ thay đổi rất nhanh. Vả lại, đối diện với cái thời đại này, rất nhiều quốc gia đều là dân chủ chính trị, người lãnh đạo là được bầu chọn ra, cho nên người dân tuyển cử cũng phải có năng lực phán đoán nhân tài như thế nào mới là một nhân vật chính trị tốt, mới có thể làm người lãnh đạo. Nếu lão bá tánh đều được học “Quần Thư Trị Yếu” thì họ sẽ biết phán đoán. “Người lãnh đạo này vừa nhậm chức thì đã dùng rất nhiều tiền, đặc biệt xem trọng việc hưởng thụ, xác định chắc chắn không phải là tốt, lần sau sẽ không bầu người này nữa. Từ trong lịch sử mấy nghìn năm đã hiểu được đức hạnh quan trọng nhất phải là “hiếu – liêm”, chọn “hiếu – liêm”. Họ về sau bỏ phiếu thì không phải đi nghe người ứng cử mắng người, mà là đi điều tra xem người ứng cử này có hiếu thảo hay không, có liêm khiết hay không, vậy mới có thể chọn ra được người hay, mới có thể làm tốt công tác chính trị. Vi chính tại nhân. Cho nên, quốc gia dân chủ thì lão bá tánh cũng cần phải đọc quyển sách này, nếu không chọn sai người thì mỗi người đều phải gánh chịu trách nhiệm nhân quả. Người là do chúng ta chọn ra sai, vậy thì có gì để oán trách. Con người không có sức phán đoán, không chỉ hủy hoại cuộc đời chính mình mà có khi cũng hủy luôn tiền đồ của cả đất nước.

Tiếp theo, đoạn phía sau nói: “Nhiên nhân đương thời Trung Quốc điêu bản ấn loát thượng vị phát đạt”, vẫn không phải là rất phát đạt, vẫn không phải là đang vận dụng một cách rất phổ biến, “Thử thư chí Tống sơ dĩ thất truyền”. Vào lúc đó, việc in ấn vẫn chưa phát triển, có thể lúc đó cũng chỉ có được vài bộ sách. Kết quả đến đầu thời Tống thì thất truyền. Người Nhật Bản thật không đơn giản, xem những thứ này như bảo bối, họ đã bảo tồn nó. Trong ““Tống Sử” diệc bất kiến ký tải, sở hạnh giả, Nhật Bổn Kim Trạch Văn khố tạng hữu Liêm Thương thời đại”. Đây là Mộ Phủ cơ quan quân phiệt Nhật Bản, một thời kỳ gọi là Liêm Thương thời đại. “Nhật Bổn tăng nhân” là người xuất gia của Nhật Bản. “Thủ tả “Quần Thư Trị Yếu” đích toàn dật”, những tăng nhân này thật không hề đơn giản, họ đã chép lại bằng tay. Có thể thấy bất luận là Trung Quốc hay là Nhật Bản, người xuất gia trong nhà Phật vào lúc đó đều có sự thâm nhập tương đối đối với văn hóa truyền thống Trung Hoa, tương đối có tu dưỡng. Mà bộ sách “Bính ư Thanh Càng Long lục thập niên” sau khi Gia Khánh đăng cơ chính là: “Do Nhật nhân tống hồi Trung Quốc bổn thổ”, mất rồi lại được. “Thượng Hải thương vụ ấn thư quán tứ bộ nghiệp san hòa Đài Loan phân biệt dĩ thử bản vi để bổn ảnh ấn xuất bản”. Đây là sự việc của khoảng 80 năm về trước. “Nhị linh nhất linh niên tuế mạt”, Sư phụ đề cập đến nhân duyên này chính là vào cuối năm 2010. “Hạnh đắc thử thư, phản phục phiên duyệt, hoan hỷ vô lượng”, Sư trưởng cảm thấy bộ sách quý thật sự là có thể cứu dân tộc, cứu thế giới. “Thâm khắc thể hội cổ thánh tiên hiền chi văn hóa giáo dục, đích năng vi toàn thế giới đới lai vĩnh hằng chi an định hòa bình”. “Tối cực quan kiện giả”, mấu chốt nằm ở đâu? “Tức quốc nhân bổn thân, tất tu chân chánh nhận thức truyền thống văn hóa, đoạn nghi khởi tín”, Ngài có sự nhận biết chính xác, Ngài tin tưởng, Ngài sẵn lòng thâm nhập Kinh điển. Tiến đến áp dụng thực tiễn, giải hành tương ưng. Sau đó thì có thể không ngừng khế nhập cảnh giới của Thánh Hiền. Đầu tiên sự nghi hoặc có thể đoạn trừ.“Thánh Hiền truyền thống văn hóa thực vi nhất thiết chúng sanh tự tánh lưu lộ, siêu vượt thời không, hỗ cổ di tân”. Thánh Hiền để lại những văn hóa Kinh điển này tuyệt nhiên không phải họ phát minh ra, cũng như Khổng Tử đã nói: “Thuật nhi bất tác”, họ đều là kế thừa từ cổ Thánh tiên Vương. Vả lại, họ đều là khế nhập tâm tánh, khế nhập minh đức, y theo tánh đức xử sự đối người tiếp vật. Cho nên, chúng ta học tập văn hóa truyền thống không phải là việc để cho Thánh Hiền nhân dắt mũi chúng ta đi, chỉ cần chúng ta lão thật y giáo phụng hành, bản thân chúng ta cũng có thể khế nhập minh đức. Vào lúc đó thì hiểu được tùy thuận tánh đức của chính mình ở đối nhân xử thế, chứ không phải để cho tổ tiên dắt mũi chúng ta. Bởi vì văn hóa truyền thống dẫn dắt chúng ta khế nhập cảnh giới chính là bổn thiện minh đức vốn có của mỗi người, là khôi phục minh đức của chúng ta. Cho nên những tánh đức này là chân lý siêu vượt thời gian không gian, là xưa nay không thay đổi.

Chúng ta từ bát đức mà xem, từ ngũ luân mà xem. Ngũ luân và bát đức này tuyệt đối sẽ không thay đổi theo thời gian. Nếu thay đổi thì sẽ loạn, cho nên cái này không phải là do ai phát minh ra, đây đều là học vấn tương ưng với tánh đức. Chúng ta xem: “Hiếu – đễ – trung – tín – lễ – nghĩa – liêm – sỉ”, tất cả động loạn của xã hội và gia đình bởi vì không phù hợp tám đức này. Chỉ cần phục hưng bát đức này lại sẽ hóa giải hết những tai nạn của xã hội và gia đình. Mà chúng ta học tập như thế nào vậy? Sư trưởng đã nói: “Học tập quan kiện đoạn tại thành kính nhị tự”, phải chân thành cung kính để học tập, để lĩnh hội những giáo huấn này. Cho nên: “Một phần thành kính được một phần lợi ích, mười phần thành kính được mười phần lợi ích”. Phía sau Sư trưởng cũng có thêm vào: “Trăm phần thành kính được trăm phần lợi ích, nghìn lần thành kính đươc nghìn phần lợi ích, vạn lần thành kính được vạn lần lợi ích”. Mọi người đừng cho rằng tôi nói nhiều, không ai biết khi tôi đọc câu nói này, mọi người có ai cảm thấy cảnh giới của mình được nâng lên hay không? Vạn phần thành kính chúng ta có thể nâng lên được hay không? Thật sự nâng lên được, mỗi câu đều có chỗ tương ưng. Cho nên “Khúc Lễ Viết”: “Vô bất kính”, lúc nào cũng đều phải giữ gìn thái độ thành kính, đặc biệt là cầu học vấn. Vậy thì phải cung kính đối với Thánh Hiền, cung kính đối với Kinh điển mà họ đã để lại. Sự cung kính này thực tiễn như thế nào? Có lý có sự. Đó chính là trong mỗi một chi tiết nhỏ trong cuộc sống đều nâng cao thái độ cung kính của chính mình. Tốt rồi! Tiết học này chúng ta tạm thời chỉ giao lưu đến đây. Tiết học tiếp theo, chúng ta sẽ tiếp tục cùng nhau học tập. Xin cảm ơn mọi người!

HẾT TẬP 2 – Xin xem tiếp tập 3 – Quẩn Thư Trị Yếu 360


Chia sẻ bằng cả trái tim. Công đức vô lượng!