Chia sẻ bằng cả trái tim. Công đức vô lượng!

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360 GIẢNG GIẢI – TẬP 10

Chủ giảng: Thầy giáo, Tiến sĩ Thái Lễ Húc
Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ, Viên Đạt Cư Sĩ, Mộ Tịnh Cư Sĩ, Phước Tịnh Cư Sĩ
Thuyết minh: Hạnh Quang
Download toàn bộ MP3



Quần thư trị yếu 360 – Tập 10

Vừa mới chia sẻ với các vị khi nghe bất kỳ đạo lý nào thì “y nghĩa bất y ngữ”, y theo ý nghĩa đó. Hơn nữa là luôn luôn phán xét mình trước cái đạo lý này, quan trọng nhất là phải đối chiếu cho bản thân mình. Không có ai chịu giúp chúng ta, khuyên chúng ta, đều là do thái độ tiếp nhận của chúng ta chưa đủ. Vị quan đại thần này có trí huệ về việc khuyên can, ông trả lời với Thái Tông, “ngài dùng tấm gạch để làm sẽ không bị thấm nước”. Thái Tông là người thông minh, vừa nghe câu nói này nhắc nhở ông điều gì? Ông không nên bước ra ngoài, nếu không thì sẽ bị mưa ướt. Ý nói là các vị đi ra ngoài quá nhiều rồi. “Thính tư thông”, nghe được “huyền ngoại chi ý”.

Thật sự sau khi chúng ta trưởng thành, mọi người có lúc thật sự không bắt kịp mục tiêu, chúng ta sẽ thẹn quá mà nổi giận phải không? Có những lời nói mọi người phải biết nghe, thậm chí khi xem Kinh điển đều biết được những lời này là đang nói về mình. Chúng ta suy nghĩ chuyện đã qua như thế nào? Mỗi câu đều là từ nơi tâm tánh, suy nghĩ lại bản thân mình có làm được hay không?  “Cha mẹ gọi, trả lời ngay”, cái tâm cung kính đối với cha mẹ có làm được hay không? Không phải là làm ở bên ngoài mấy hôm, chỉ vài động tác. “Đông phải ấm, hạ phải mát”, có thể làm được việc luôn luôn chăm sóc cha mẹ được hay không? Có thể khởi tâm quan tâm chăm sóc người khác được hay không? Mỗi câu phải từ nơi tâm mà công phu.

Hoàng đế Thái Tông vừa nghe là hiểu liền, chẳng phải đơn giản, vui vẻ tiếp nhận. Còn cho quan đại thần năm mươi khúc vải, sau đó còn tặng cho ông ấy một thắt lưng bằng vàng. Phần thưởng này để làm gì? Khuyến khích sự khuyên ngăn của các vị quan. Ý nghĩ thật sự của phần thưởng này kéo lên bầu không khí. Hành động này của Thái Tông đều có đức hạnh trị quốc, còn có đức, làm như vậy để khích lệ quần thần không lo sợ khi khuyên can lỗi lầm của nhà vua. “Ngoại tác cầm hoang”, Hoàng đế Thái Tông cũng đang suy nghĩ lại. “Cam tửu thị âm, tuấn vũ điêu tường”, xây ngôi nhà thật to. Trước đời Đường là đời nhà Tùy. Đời nhà Tùy lên ngôi chỉ được ba mươi tám năm thì bị mất nước. Hơn nữa, đời nhà Tùy người lập quốc là Dương Kiên, con trai của ông là Dương Quảng tiếp nối. Tùy Dạng Đế thật sự là bạo ngược vô đạo, hoang dâm vô độ, trong phút chốc đã làm sụp đổ quốc gia. Sau nhà Tùy là nhà Đường. Gần đời nhà Đường nhất là triều nhà Tùy. Có một câu nói là: “Ân giám bất viễn”. “Ân” là nói triều nhà Thương. Câu nói này là những người nắm chủ quyền triều nhà Chu đang nghĩ lại chuyện của quá khứ. Đời nhà Thương mất nước cách chúng ta không xa, chúng ta phải xem mà cảnh giác.

Thật ra “Ân giám bất viễn” cũng là nhắc nhở cho chúng ta, hết thảy những người mà chúng ta tiếp xúc trong cuộc đời này, cuộc đời của họ chúng ta phải lấy làm tấm gương cho cuộc đời của chúng ta. Thậm chí là tất cả những nhân vật chúng ta thấy trong lịch sử cũng phải lấy làm tấm gương cho chúng ta, như vậy thì cuộc đời của chúng ta mới có được tính cảnh giác cao, khả năng  giác ngộ cao. Không nên xem lịch sử như là những câu truyện tiểu thuyết võ hiệp, xem xong mà chẳng có ích gì.

Vào những năm đầu Trinh Quán, Thái Tông đối với những vị quan xung quanh mình, những vị quan thân cận nhà vua đã làm được. Tánh tự giác của Hoàng đế Thái Tông rất cao. Không chỉ có các quan đại thần khuyên ông, hơn nữa trong quá trình nói chuyện không chỉ tự nhắc nhở bản thân ông, ông cũng nhắc nhở hết thảy các quan đại thần. Tại vì sao phải nhắc nhở các quan đại thần? Vì ông là quân phu, vua của một nước lớn, đối với thần dân cũng phải giáo dục, lấy thân mình làm gương. Hơn nữa phải giáo hóa nhân dân, cho nên mới gọi là “thiên địa – quân – thân – sư”. Mà vua cũng phải đóng vai của người thầy, vai của người cha, là cha mẹ của dân, là vị đạo sư tốt của dân. Thái Tông nói với các quan đại thần theo phụng sự ông, Tùy Dạng Đế ở nhiều chỗ tốt đều xây hành cung cho ông. Cung điện rất lớn mà lại hay đi ra ngoài chơi, thường xuyên vui chơi, chẳng lo việc triều chính. Mà lúc ông muốn đi ra ngoài chơi phải cần bao nhiêu người đi với ông? Phải sắp đặt việc ăn, chỗ nghỉ cho ông. Hơn nữa, lúc đi ra ngoài chơi thì đường đi phải mở rộng mấy trăm bộ. Các vị xem, phải cần bao nhiêu người để mở đường, sau đó dọc hai bên đường phải trồng rất nhiều cây cối, vậy phải cần bao nhiêu người đi trồng cây? Cho nên người dân không kham chịu nổi lượng công việc nhiều như vậy. Xây dựng một cung điện phải tốn bao nhiêu nhân lực, hơn nữa chẳng phải xây cất một ngày là xong, hễ cất là phải mấy năm, dân chúng lầm than. Đời sống người dân khó khăn, cuối cùng là nổi loạn.

Phía sau Hoàng đế Thái Tông nói đến: “Đãi chí mạt niên”, đợi đến cuối đời nhà Tùy, “xích thổ nhất nhân, phi phục kỷ hữu”. Ông đã phóng túng như vậy, khắc nghiệt với dân chúng, cuối cùng vào cuối đời thì tình hình như thế nào? Một tấc đất cũng không phải là của nhà vua. “Xích thổ”, một miếng đất nhỏ như thế này cũng là của dân, chẳng phải là của các vị, toàn bộ đều phản lại các vị. Đây là do tự mình gây ra, tự làm tự chịu. Hơn nữa, cuối cùng là bị quan quân thuộc hạ giết. Hoàng đế Thái Tông nói: “Dĩ thử quán chi”, từ kinh nghiệm triều nhà Tùy mà xem. “Quảng cung thất, hiếu hành hạnh, cánh hữu hà ích”, xây dựng cung điện nhiều như vậy, thường xuyên đi ra ngoài du ngoạn, điều này tổn hại rất lớn đối với bản thân, đối với quốc gia. Ông nói đây là những điều mà ông thấy tận mắt, ông nghe tận tai, cho nên bản thân ông lấy đó làm tấm gương, chẳng dám tùy tiện đại sử dụng sức người, bắt nhân dân làm tôi tớ. Hơn nữa phải để cho nhân dân an ổn, đời sống ổn định, tu dưỡng sinh lợi, sợ mất lòng dân, sợ dân tạo phản. Ông rất thận trọng trong việc lấy lòng dân, đây chính là “tuấn vũ điêu tường”. Ông xem trọng sự hưởng niềm vui cho cá nhân, có thể lo cho nhân dân.

Khổng Tử nói: “Đạo thiên thừa chi quốc, kính sự nhi tín, tiết dụng nhi ái nhân, sử nhân dĩ thời”. Chúng ta nhìn xem một vị vua, một vị lãnh đạo, điều quan trọng nhất là luôn luôn có tâm yêu kính, cung kính nhân dân. Muốn làm một việc gì cũng phải thận trọng mà cân nhắc, luôn luôn nghĩ đến người dân, nghĩ đến những người cấp dưới. Mà “tiết dụng” chính là không phóng túng bản thân mình trong dục vọng, bởi vì là mồ hôi và xương máu của nhân dân. Đều là đồng tiền xương máu của dân thì làm sao có thể hoang phí như vậy chứ. Đây là câu thứ nhất. Câu thứ hai, chúng ta cũng ôn tập lại một chút.

Phu lợi, bách vật chi sở sanh dã, thiên địa chi sở tải dã, nhi hữu chuyên chi, kỳ hại đa h.

Hiện nay, chúng ta nhắc nhở như thế này quá ít. Các vị xem, khi toàn thể nền kinh tế phát triển chỉ là kiếm tiền, rất nhiều người chẳng nghĩ đến việc đang phá hoại thiên nhiên trên toàn quả địa cầu, họ chẳng có thái độ tôn trọng trời đất vạn vật, thái độ trân quý nguồn tài nguyên quý báu. Cho nên, giả như có một người chủ xí nghiệp phá hoại thiên nhiên xơ xác tơi bời, vậy thì người thầy giáo tiểu học của vị chủ xí nghiệp này phải ghi nhớ một lỗi lớn. Bởi vì tiểu học không có dạy. Cho nên tôi ở bên cạnh vua Diêm La, hồ sơ ở đó không được tốt, cho nên phải lập công chuộc tội. Có cơ hội thì phải nhanh chóng giao lưu với mọi người, đặc biệt là trẻ em về quan niệm tư tưởng yêu thương thiên nhiên.

Giống như lần này, từ ngày 14/7 đến ngày 19/7 “Đại chuyên doanh”, chương trình học như vậy nhất định phải để cho sinh viên học tập, thấu hiểu. Tương lai họ là người chủ, họ mới có thể dẫn dắt yêu thương người mẹ trái đất này. Bởi vì con người rất dễ bị chìm đắm trong phước báu. Con người hễ có phước đều cảm thấy những gì được hưởng là lẻ đương nhiên. Con người bỗng chốc có tiền, mỗi lần ăn cơm là ba – bốn chục món ăn.

Có một lần tôi đi ăn cơm, ăn ở đâu xin không nói. Bởi vì khi nói ra các vị nói Đài Loan chúng ta, vậy là bà con Đài Loan có ý kiến với tôi. Giả như tôi nói Hải Nam, vậy thì bà con Hải Nam lại có ý kiến với tôi. “Nhân tình bất khả phất”, thời đại này nói chuyện chẳng dễ. Hễ không chú ý, nói đến thì người ta không được vui. Nói thẳng ra, con người phải nên nghe lời khuyên của người khác, nhất định phải buông bỏ tâm yêu ghét xuống. Nghe những lời không vừa ý thì tâm sân giận nổi lên, nếu không yêu điên cuồng, nếu không thì hận điên cuồng. Yêu điên cuồng chẳng ai có thể nói họ lời xấu nào, hận điên cuồng thì chẳng thấy được điểm tốt của họ. Mọi người xem, thời đại dân chủ tại sao hỗn loạn? Chẳng phải là những vị chính khách đã nắm chặt cái tâm thương ghét này của con người, ở đó làm mưa làm gió, đem hết thảy những phân biệt chấp trước treo lên. Thật sự là làm việc này. Vốn là phải dùng câu nói này. Hình như có một chút không được nhã nhặn, chính là sanh con cũng chẳng sanh được dễ dàng. Thậm chí nói thẳng ra, phân hóa đoàn kết dân tộc thật sự là có báo ứng, là tiệt đường con cháu.

Nhưng mà hiện nay con người không biết nhân quả, chuyện gì cũng dám làm, chỉ cần thỏa mãn những lợi ích trước mắt của họ. Họ chẳng có cân nhắc những sự việc đó, thậm chí cảm thấy tài hùng biện của họ là giỏi, có thể khuấy động lên những sóng gió. Cho nên Khổng Tử nhắc nhở chúng ta: Người có lời nói xảo quyệt hoa hòe là người không có lòng tốt. Nói chuyện làm cho mọi người càng lúc càng bất hòa, xảy ra xung đột, bảo đảm người đó có vấn đề. Phải bình tĩnh, xin đừng có đem sự chấp trước trong tâm của chúng ta, ở nói đó “tốt tốt, nói rất đúng!. Ngôn ngữ phải ẩn ác dương thiện. Phải đem thị phi trình bày ra, không phải để đối lập, phê bình như vậy thì không tốt.

Cho nên trong phước báu, con người rất dễ xem là điều đương nhiên, vừa có tiền thì tâm con người ta như thế nào? “Tiền tôi kiếm được, đương nhiên là tôi phải dùng”, có đạo  lí hay không? Một chút đạo lý cũng không có. Lấy của xã hội, dùng của xã hội. Ngày nay nếu không có chính phủ thì chúng ta ở trong sự loạn lạc làm sao các vị kiếm được tiền, làm sao các vị kinh doanh được. Ngày nay các ngành các nghề phối hợp, đời sống của chúng ta mới tiến bộ. Một ngành nghề trong đó đều có thượng – hạ lưu. Thậm chí chúng tôi dạy học trong trường, chúng tôi cũng phải phối hợp với nhân viên hành chánh. Phải có nhiều người như vậy cùng với nhau để thành tựu một công việc, làm sao có thể nói đó là công lao của chúng ta, đều là tiền do chúng ta kiếm được chứ. Nên nghĩ xã hội là một thể tương trợ lẫn nhau, tiền có được là sự tín nhiệm của xã hội đối với ta. Chúng ta chăm sóc tốt gia đình của mình, có dư ra thì chúng ta nên đi giúp những người khó khăn hoạn nạn, hoặc là đi giúp đỡ xã hội này. Hiện  nay đây là điều rất tối cần thiết, làm cho xã hội tốt đẹp hơn. Chúng ta kiếm tiền cho bản thân mình dùng, xã hội ở đâu cũng cần thiết, chúng ta nhìn mà chẳng thấy, điều này chẳng được thỏa đáng. Cho nên con người đang hưởng phước báu, trong thuận cảnh thì đừng khởi tâm tham. Đây là công phu chân thật, điều này không phải dễ.

Thái Tông thì lúc nào cũng luôn nhắc nhở bản thân mình, nhắc nhở những người xung quanh ông. Có một lần Hoàng đế Thái Tông nói: Con người nếu như lấy hạt minh châu đi ném chim se sẻ, có đáng tiếc hay  không?. Rất đáng tiếc! Hạt minh châu thì quý hơn chim sẻ rất nhiều, rất là đáng tiếc. Tiếp tục Thái Tông nói đến tính mạng của con người thì càng có giá trị hơn hạt minh châu, nhưng mà nhìn thấy tiền tài châu báu, “xúc phạm pháp võng”, nhận của hối lội, vi phạm pháp luật, kết quả là tính mạng cũng không còn, vậy là có giống như đem hạt minh châu đi ném chim se sẻ không, phải không? Đem tính mạng để tham những thứ  tài vật này, cuối cùng cũng chẳng tham được, mà mạng cũng chẳng còn. Thật là mù quáng! Bởi vì minh châu là vật ngoài thân, còn không thể lấy để ném chim sẻ, vậy thì làm sao có thể lấy sinh mạng quan trọng  này, làm sao có thể dùng cái sinh mạng quý báu như vậy để đổi lấy những của cải vật chất đó, để phá hủy cái sinh mạng này. Cho nên cũng khuyên những người thuộc cấp dưới phải hết sức trung thành, làm lợi ích cho nhân dân, thì bổng lộc của quốc gia sẽ như nước chảy thành sông để thành tựu gia đình của mình, chẳng còn lo âu về cuộc sống nữa. Nhất định không thể dùng tâm tham hối lộ để được giàu có. Việc làm này là cách sai lầm chôn đi sinh mạng. Thực tế thật đáng cười.

Tiếp theo là việc hiếm có. Hoàng đế Thái Tông nói: “Đế vương diệc nhiên”. Chúng ta xem trong “Trinh quán chánh yếu”, Đường Thái Tông nói đạo lý xong luôn luôn là hồi quan phản chiếu. Lúc làm vua cũng là như vậy, “tứ tình phóng dật”, là sự phóng túng, nô dịch người dân chẳng có tiết độ; tin tưởng tiểu nhân, chẳng thân cận người ngay thẳng, quân thần trung thành.

Hữu nhất ư thử, khỉ bất diệt vong”. Bốn chữ “hữu nhất ư thử” này chẳng biết là có phải lấy từ câu nói của Đại Vũ hay không? Hoàng đế Thái Tông rất hiếu học, đã dùng được “hữu nhất vu thử, vị hoặc phất vong”. Vừa nói đến phóng túng bản thân, nô dịch nhân dân, thân cận tiểu nhân, sơ viễn trung thần; chỉ cần có một điều thôi thì quốc gia có thể bị nguy hiểm rồi.

Tiếp tục ông lại nêu: “Tùy Dạng Vương xa xỉ tự hiền”, nhắc đến một điều quan trọng xa xỉ. Hơn nữa còn tự tư tự lợi, tự cho mình là bậc hiền đức, chẳng cần ý kiến của hiền thần, cho nên vong quốc chi quân. Bên cạnh nhất định là có trung thần, nhất định có trung thần, không nghe thì sẽ mất nước. Hơn nữa: “Thân tử thất chi thủ, diệc vi khả tiếu”, bị thần hạ, chính là chết dưới tay của kẻ thất phu. Kết cục thật là bi thảm.

Chúng ta tiếp tục xem câu thứ ba trong “Hán Thư”. Quyển thứ ba, trang 471, đếm ngược lên hàng thứ sáu. Trước tiên chúng ta cùng nhau đọc một lần.

Tự thành khang dĩ lai, cơ thả thiên tuế, dục vi giả thậm chúng, nhiên nhi thái bình bất phục hưng giả, hà dã, dĩ kỳ xả pháp độ, nhi nhậm tư ý, xa xỉ hành nhi nhân nghĩa phế dã.

Đoạn văn này chúng ta xem từ trên mặt văn tự. Thành khang chi trị là sự hưng thịnh của đời nhà Chu, Chu Thành Vương cùng với Chu Khang Vương. Sự hưng thịnh này đạt tới mức độ nào? Trong ngục tù chẳng có phạm nhân. Sau đó thì những dụng cụ dùng để hành hình mấy chục năm chẳng dùng đến nên bị rỉ sét, đều hư hỏng hết. Mọi người có hướng đến cái xã hội như vậy hay không? Phải nên hướng. Bắt đầu làm từ nơi địa phương của mình, tùy phận tùy lực mà làm. “Cơ thả thiên tuế”, bởi vì đoạn này là ở vào thời nhà Hán. Có một vị đại thần tên là Cống Vũ, lúc đó khuyên Hán Nguyên Đế đã nói một đoạn. Mà triều nhà Hán cách Thành Khang lúc đó đã một ngàn năm, có vị hoàng đế nào mà không muốn đại trị thiên hạ, đều có cái tâm này.“Dục vi trị giả thậm chúng”, không ít hoàng đế có cái tâm này. “Nhiên nhi thái bình bất phục hưng giả”, nhưng mà thời gian một ngàn năm này chẳng có xuất hiện thêm một đời nào hưng thạnh như vậy, vì sao vậy? “Hà dã”, cũng là có một cái tâm như vậy, tại vì sao làm không được? Then chốt ở đây chỉ ra.

Dĩ kỳ xả pháp độ nhi nhậm tư ý”, vứt bỏ chế độ pháp lệnh lời giáo huấn của tổ tiên. Những phương pháp tốt này có thể làm cho quốc gia có trật tự, gồm có chế định lễ nhạc. Những chế độ rất tốt. Họ chửng dùng “nhậm tư ý”, nghĩa là phóng túng bản thân mình trong sự ham muốn cá nhân, vậy là phiền phức rồi, trên làm dưới theo. Hoàng đế phóng túng trong ham muốn cá nhân, phong khí của cả quốc gia nhất định sẽ suy đồi.

Tiếp tục chúng ta xem: “Xa xỉ hạnh”. Chữ “hạnh” này chính là cả cái phong khí khởi dậy, “xa xỉ hạnh”, mà nhân nghĩa thì suy tàn rồi. Chữ “phế” này chính là phong khí xa xỉ nổi lên, chẳng còn ai nói về nhân nghĩa nữa, đều nói về danh lợi.  Chúng ta xem trong giới tham này, đều nhấn mạnh phải công phu “cách vật”, đặc biệt là người lãnh đạo. Cho nên trong “Đại học” nói: “Vật cách nhi hậu tri chí”, phải nghĩ tri chí, phải nghĩ có trí huệ, không loại trừ đi dục vọng thì làm chẳng được. Thậm chí những người cấp dưới chính là “thượng hữu sở hiếu, hạ tất thậm yên”, càng lúc càng phóng túng trong dục vọng. “dục lệnh trí mê” thì chẳng thể chí tri, cũng chẳng thành ý, không chánh tâm. Một người khi thỏa mãn được dục vọng thì họ chẳng khởi được thành ý; chánh tâm, tâm đã bị thiên vị rồi, càng chẳng nói được là thân có thể tu.

Cống Vũ đương thời là Nguyên Đế vừa mới lên ngôi vua, cho nên cơ hội này cũng rất tốt. “Thận ư thủy”, Hoàng đế vừa lên ngôi, trung thần nhanh chóng khuyên hoàng đế những điều quan trọng nhất. Làm thế nào để lập lại trí huệ đại trị cho quốc gia? Bởi vì hoàng đế mới lên ngôi cũng có một tấm lòng, vừa bắt đầu là ngài gián đại phu, là một vị có tri thức chuyên môn khuyên ngăn hoàng đế. Thật là hiếm có.

Hư kỉ vấn dĩ chánh sự”. Hoàng đế rất khiêm tốn để thỉnh giáo quan gián nghị việc triều chính. Mà toàn bộ câu trả lời của Cống Vũ cũng không tách rời trọng điểm mà chúng ta vừa mới nói, chính là không thể xả pháp độ nhậm tư ý, không nên xa xỉ, phải trọng nhân nghĩa. Hơn nữa, trong lúc các vị đại thần khuyên ngăn thật sự là hiểu biết sâu rộng mới thuyết phục được hoàng đế. Vừa bắt đầu liền nhắc đến, vào lúc đó (trong lúc hỏi), đúng lúc toàn bộ thiên hạ bị mất mùa, thu hoạch chẳng được tốt. Trước đó chỉ cần thu hoạch không tốt, hoàng đế biết phải phản tỉnh bản thân mình. Là ông trời nhắc nhở hoàng đế, cho nên rất nhiều địa phương vô cùng khốn quẫn. Cống Vũ nói thời cổ đại, trong những cung điện này khoản chi tiêu là có chừng mực, không thể tiêu xài phung phí, cho nên nói đến cung nữ thì không thể vượt quá chín người.

Các vị xem, thời xưa cung nữ không vượt quá chín người, các vị xem hoàng đế thời cận đại có bao nhiêu? Cho nên ở đằng sau bị rối loạn, xảy ra chuyện là do chẳng nghe lời của người lớn tuổi. Nuôi ngựa thì không vượt quá tám con, vách tường thì không nên trang trí lộng lẫy, phẩm vật bằng gỗ thì không điêu khắc quá tinh xảo, bởi vì làm như vậy sẽ tốn rất nhiều tiền. Xe để đi, đồ dùng thì không trang trí, đều phải có chừng mực, không nên lãng phí xa hoa. Hơn nữa sân nhà cũng không vượt quá mười dặm. Hơn nữa là sống gần gũi với dân, có lúc còn mở rộng sân nhà để người dân có thể qua lại. Cuộc sống của họ rất đơn giản, tín nhiệm người tài đức. Thu thuế cũng rất nhẹ để cho người dân làm việc công ích cho quốc gia mỗi năm không quá ba ngày. Cho nên mọi người sống đầy đủ sung túc nên vô cùng ca ngợi nền chính trị nhân từ của hoàng đế. Đây là tình hình thời cổ đại.

Đọc đến chỗ này, tôi chẳng thể làm nổi chức vụ gián đại phu này. Người ta học rộng hiểu sâu, chúng tôi thì “nhỏ chẳng chịu cố gắng, đến già thì chẳng được gì”. Nhưng mà con cái của người ta thì có hy vọng. Các vị cố gắng cùng học với con cái, sau này con cái của các vị hễ mở miệng là “vua Nghiêu đã nói điều này, vua Thuấn đã nói điều này”, những kinh nghiệm quan trọng nhiều đời có thể được nêu ra.

Đương nhiên vào thời xa xưa, số dân chẳng có nhiều, đến đời nhà Hán thì dân số đông hơn. Cho nên các vị phải biết tùy cơ ứng biến, không thể “thưa hoàng thượng, cung nữ không nên vượt quá chín người ạ!. Các vị nói như vậy, hoàng đế sẽ chẳng chấp nhận, phải có sự phù hợp với tình hình thực tế cùng tiến bộ với thời đại. Ông đã nhắc đến Hán Cao Tổ, Hán văn Đế, Hán Cảnh Đế, các Ngài có thể tuân thủ việc tiết kiệm của thời xưa, cung nữ không quá mười người, nuôi ngựa khoảng 100 con. Các ngài còn tăng thêm, nhưng mà có giới hạn. Quần áo của Hiếu Văn hoàng đế mặc thì rất giản dị, tất cả đồ dùng của ông đều chẳng có hạn chế về đồ trang sức, ngược lại đời sau trở nên rất xa xỉ. Sau này quan quân, nhân dân đều bắt chước theo việc xa xỉ này. Cho nên ông nói: “Y phục loạn ư chủ thượng”, mặc quần áo quá lộng lẫy là bắt đầu từ hoàng đế mặc. Điều này phải có lòng can đảm và sự sáng suốt. Nói lời chân thật với hoàng đế, hơn nữa nói ai, nói tổ tiên của ông. Đương nhiên ông một lòng vì quốc gia, hoàng đế phải chăm sóc những trung thần. Bởi vì những điều hiện thực bày ra ở trước mắt, trước đó chẳng lâu là tình hình mấy mươi năm trước, phải nhắc lại. Kết quả, có nói đến đại phu được hưởng cuộc sống vượt trội hơn chư hầu, chư hầu được hưởng vượt trội hơn thiên tử, thiên tử được hưởng vượt trội hơn thiên đạo, cả một quốc gia vô cùng xa xỉ. Cho nên khuyên hoàng đế các loại chi phí chi tiêu đều phải tiết chế: quần áo, xe ngựa, những thứ này đã vượt quá mức. Trong đó còn nhắc đến người dân hiện thời bị đói đến nỗi người ăn thịt người. Có hiện tượng này. Nhưng mà ngựa của hoàng đế nuôi thì mỗi ngày đều ăn lương thực rất ngon, ăn đến mức độ nào? Ăn quá no nê. Ngựa ăn quá no đến nỗi phát cáu, cho nên phải luôn dắt chúng ra ngoài tản bộ để giải khuây. Người dân thì chết đói, còn ngựa của hoàng đế nuôi thì thọ hưởng đến phát cáu.

Tiếp sau đó có nói một đoạn, điều này cũng là xác thực, là có chánh khí của trời đất, báo với hoàng đế “vương giả thụ mệnh ư thiên”. Thiên tử đại diện cho ông trời để bảo vệ người dân. “Thụ mệnh ư thiên”, “vi dân phụ mẫu, cố đương nhiên nhược thử hồ”. Là cha mẹ của dân làm sao có thể làm cho quốc gia, nhân dân trở thành như vậy. “Thiên bất kiến tà”, không lẽ trời không nhìn thấy sao. Những lời này là điểm trọng yếu.

Tiếp tục nói đến “Võ Đế Thời”, là nhắc đến hán Võ Đế. Công lao và sự nghiệp của Hán Võ Đế rất là to lớn, nhưng mà có lỗi lầm hay không? Có. Nhắc đến lúc Võ Đế ham mê mỹ nữ, ở hậu cung có bốn ngàn người. Sau đó đến Chiêu Đế. Sau đời Võ đế là Chiêu Đế, cũng rất xa xỉ, rất nhiều đồ vật quý giá đều phải chôn theo vào mộ phần. Thậm chí là lăng mộ của vua chúa, lăng mộ của hoàng đế sau khi chết để cho rất nhiều cung nữ ở trong khu lăng mộ canh giữ linh cữu của tiên vương. Như vậy lãng phí biết bao nhiêu sức người. Hơn nữa là những thiếu nữ này phần nhiều vẫn chưa kết hôn, đều là con gái của người ta.

Chúng ta thử nghĩ xem, giả như cha mẹ của các cô biết được thì sẽ như thế nào? Tuổi thanh xuân của con gái của mình phải trải qua ở nơi mộ phần. Nói đến tình huống này, tình trạng xa xỉ của người dân cũng rất nghiêm trọng. Sau khi ông nói xong, nêu lên một số kiến nghị với hoàng đế. Rốt cuộc hoàng đế thật sự làm theo. Tuy là không làm theo hoàn toàn, nhưng mà rất nhiều hạng mục đã được làm, gồm có việc khuyên hoàng đế nên đem đất đai của ngài cho người dân canh tác. Hán Nguyên Đế không đơn giản, cũng đã làm. Mà trong quá trình khuyên ngăn, những chỗ đáng quý là không ngừng nhắc nhở điều chánh niệm cho hoàng đế, hơn nữa vẫn kỳ vọng hoàng đế nên làm Thánh vương.

Các vị xem, trong lời nói này còn nhắc đến hiện thời thiên hạ vẫn bị đói, chúng ta làm sao mà không nhanh chóng đem tài sản đi cứu nhân dân đây. Làm như vậy mới hợp với lòng trời. “Thiên sanh thánh nhân, cái vi vạn dân”, trời sanh thánh nhân là để chăm sóc người dân. “Phi độc sử ngu lạc nhi dĩ dã”, không phải để cho thiên tử vui chơi hưởng lạc. “Đương nhân bất nhượng”, kỳ vọng Hán Nguyên Đế  chẳng chểnh mảng lo việc nhân đức. Sau đó là: “Khả dĩ thánh tâm tham chư thiên địa”, “thiên – địa – nhân” tam tài, “quý chi vãng cổ”. Hoàng đế, hiện nay những việc các vị đã làm, công lao và thành tích tốt đẹp như cổ Thánh tiên Vương. Điều này hy vọng hoàng đế, mà ở dây cũng nhắc đến Hán Võ Đế vào lúc đó. Bởi vì có công lao và sự nghiệp nên sau này thích làm lớn, thích công to. Cuối cùng toàn cả quốc gia mở cửa, chính sách tiếp theo là gì? Người có tiền có thể chuộc tội, người có tiền có thể mua chức làm quan. Cái chính sách này chẳng biết cẩn thận như mới bắt đầu, chính sách như vậy trong thoáng chốc toàn cả nếp sống của xã hội thì cái gì được tôn quý nhất? Tiền. Làm sao mà các vị biết hết rồi, các vị đối với xã hội hiện nay rất nhạy cảm.

Hiện nay dạng người nào là thành công, tiền nhiều là thành công? Điều này cũng chẳng phải là sự phán đoán thỏa đáng. Sau khi Cống Vũ được thăng chức, quan lộc đại phu lại khuyên hoàng đế một lần nữa, chỉ ra những sai lầm vô cùng nghiêm trọng của Võ Đế lúc bấy giờ. Cho nên người dân đã nói: Hiếu để làm gì, có tiền mới vẻ vang. “Hà dĩ hiếu để vi”, hiếu để làm gì chứ? “Tài đa nhi quang vinh”, “hà dĩ lễ nghĩa vi”, hành lễ nghĩa để làm gì chứ? “Sử thư nhi sĩ quan”, nghĩa là những người biết vẽ vời, những người có khả năng dối trên lừ dưới, có thể chết mà nói thành sống, là những người như vậy được làm quan. “Hà dĩ cẩn thận vi”, cần gì phải thận trọng lời nói việc làm. “Dũng mãnh nhi lâm quan”, nghĩa là những người có võ công, rất là khỏe, thậm chí là những người cậy thế cậy quyền, trái lại được làm quan, cho nên phong khí đã bị lệch lạc rồi, phải hướng dẫn cho đúng lại. Phải trở lại thời tuyển chọn người hiền tài, hơn nữa quyết định không thể dùng tiền để chuộc tội. Đây là những cách làm sai lầm.

Cho nên quá trình trung thần khuyên ngăn thật sự là từ tất cả lịch sử để nhắc nhở hoàng đế. Tiết học này đến đây được rồi! Cám ơn mọi người!

HẾT TẬP 10 – Xin xem tiếp tập 11 – Quần Thư Trị Yếu 360


Chia sẻ bằng cả trái tim. Công đức vô lượng!