Chia sẻ bằng cả trái tim. Công đức vô lượng!

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360 GIẢNG GIẢI – TẬP 25

Chủ giảng: Thầy giáo, Tiến sĩ Thái Lễ Húc
Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ, Viên Đạt Cư Sĩ, Mộ Tịnh Cư Sĩ, Phước Tịnh Cư Sĩ
Thuyết minh: Hạnh Quang
Download toàn bộ MP3



Quần thư trị yếu 360 – Tập 25

TU THÂN – TỀ GIA – TRỊ QUỐC – BÌNH THIÊN HẠ

Kính chào các vị trưởng bối, các vị học trưởng, xin chào mọi người!

“Quần Thư Trị Yếu 360” của chúng ta từ việc làm vua, làm người lãnh đạo mà biết được giới tham, biết được “trừng phẩn”, biết được cách hướng thiện, sửa đổi lỗi lầm cho việc tu dưỡng lập thân này. Lần trước, chúng tôi nói đã đến bổn phận “đôn thân”, gọi là “thân tu rồi mới gia tề, gia tề rồi mới quốc trị”.

Kỳ gia bất khả giáo nhi năng giáo nhân giả, vô chi”, không thể thương yêu người trong gia đình, đối với con cháu không thể tận tâm dạy bảo mà lại thương yêu người khác, đi dạy bảo người dân, đây là việc không thể. Cổ Thánh tiên Hiền của chúng ta trình bày rõ đạo lý nhân sinh, đặc biệt rất xem trọng cái gốc. Phải bắt đầu từ căn bản. “Bổn lập nhi đạo sanh”, gốc có vững thì đạo lý mới sinh. Cho nên “tu thân – tề gia” là nền tảng tu dưỡng rất quan trọng của việc trị quốc, việc quản lý công ty, quản lý đoàn thể.

Lần trước, trong “Hiếu Kinh” có nói đến, “Ái thân giả, bất cảm ác ư nhân, kính thân giả, bất cảm mạn ư nhân”. (Yêu bản thân mình thì không ghét chê người khác, kính trọng bản thân mình thì không dám khinh mạn người khác). Một người tu dưỡng đại căn đại bổn đều ở hai chữ “ái kính”, từ việc thương yêu cha mẹ của mình đến yêu thương người khác, hàng xóm láng giềng, cho đến xã hội đại chúng. Chúng ta bước ra xã hội sống cùng với mọi người, nếu như có sự đối lập, có sự xung đột, chính là do cái tâm kính yêu của chúng ta chưa thật sự phát ra từ tận đáy lòng. Thật sự phát ra những điều không thể thay đổi thì mới gọi là chân thật, nếu thay đổi thì đó là giả. Chân thật thì không thay đổi, chân thì không giả. Chúng ta hãy xem những người con hiếu thời xưa, họ làm quan là vì tình thương yêu bao la, bởi vì hiếu là cái gốc của nhân ái, cái hiếu đó của họ là hiếu chân thật, là chí hiếu, tâm thương yêu liền phát ra. Cho nên tâm kính yêu đối với mọi người của chúng ta không đủ, là nước chảy đầu nguồn, đạo hiếu này vẫn là thiếu sót. Chúng ta thường xuyên biết phản tỉnh là rất quan trọng. Mỗi ngày, chúng ta vẫn còn bất kính với đồng nghiệp, với bạn bè, vẫn không nghĩ vì người khác, vẫn còn xảy ra xung đột, tư tưởng vẫn chưa được thoải mái, lòng kính yêu này đã có vấn đề, hơn nữa cái tâm kính yêu đối với cha mẹ vẫn không đủ. Giống như thầy thuốc trị bệnh thì phải tìm ra nguồn gốc của căn bệnh. Cho nên, chúng ta khiếm khuyết rất nhiều về đức hạnh có thể là do hiếu đạo chưa đủ. Nếu phản tỉnh thì nên phản tỉnh từ việc hiếu này, có thể tìm ra nguồn gốc của vấn đề. Tâm hiếu sinh thì trăm điều thiện sinh, vì vậy chúng ta đối với cha mẹ luôn luôn có được cái tâm kính yêu hay không, mảy may không quên hai thái độ này.

Hơn nữa, không kính yêu đối với những người cùng sống chung, xung đột với những người sống chung, làm cho cha mẹ lo lắng, còn lo sợ chúng ta ra bên ngoài sẽ gây ra những chuyện gì, cãi nhau với người ta không được vui.

“Đức tổn thương, cha mẹ lo”. Chỉ cần cha mẹ vẫn còn lo lắng cho sự tu dưỡng của chúng ta, cách xử thế của chúng ta chưa được tròn vẹn. Việc này cũng làm cho cha mẹ lo lắng cho chúng ta thì không thể nói được việc tận hiếu. Thật sự có tâm hiếu, nhất định không nên nói mang bao nhiêu vật chất bên ngoài cúng dường cho cha mẹ, vẫn cần cái tâm phụng dưỡng cha mẹ, làm cho cha mẹ lúc nào cũng yên tâm không lo lắng cho chúng ta, vẫn là phải từ việc tu dưỡng mà bắt đầu, vẫn là phải trừ bỏ những tập khí (tham – sân – si – mạn – nghi) không tốt của bản thân mình. Thật tĩnh tâm lại mà suy nghĩ, giả như chúng ta làm cho cha mẹ lo lắng, thật sự mà nói đi đến nơi nào cũng sẽ làm cho lãnh đạo lo lắng, đi học thì sẽ làm cho thầy cô lo lắng, điều này là chắc chắn rồi. Người mà lúc nào cũng nghĩ đến cha mẹ, không dám làm cho cha mẹ hỗ thẹn, không dám làm cho cha mẹ lo lắng, họ có cái tâm như vậy, họ đi đến đơn vị thì tự nhiên sẽ là trung thần.

“Trung thần xuất thân từ nơi con hiếu”. Tâm báo ân của họ khởi lên, họ không muốn làm cho lãnh đạo lo lắng. Mọi người có nhớ tuần trước không? Chúng ta nghe Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hách Thiết Long, mọi người có nhớ nguồn gốc của chữ Thiết chưa? “Khiêm tốn thì được lợi ích”. Khiêm tốn thì hợp với lòng trời, không nên quá khoe khoang. Các vị xem, động lực học tập của Chủ tịch Hội đồng trị sự Hách Thiết Long là ở đâu, động lực làm việc là ở đâu, động lực của sự nghiệp là ở đâu? Toàn bộ đều ở hiếu đạo, có hay không? “Tôi khẩn trương giúp cho cha mẹ sống đời an vui”. Các vị xem anh ấy đi đến đơn vị, anh nói “tôi nhất định làm để cho lãnh đạo của tôi phải giơ tay tán thưởng”, có hay không?

“Cha mẹ thích, dốc lòng làm”. Mọi người không nên xem thường “Đệ Tử Quy”, tất cả trạng thái tâm lý xử thế quan trọng nhất đều được hình thành từ những câu Kinh trong “Đệ Tử Quy”, đều là những chi tiết phát sinh ở trong gia đình. Vì vậy trên đường tu học, phát hiện được lỗi lầm của chính mình thì được gọi là khai ngộ, sửa đổi lỗi lầm của mình thì đó là chân thật tu hành. Cho nên vấn đề phát hiện tập khí của mình không phải là việc xấu, cái gốc của bệnh không phải là việc xấu. Giả như cảm thấy việc phát hiện cái gốc của bệnh rất là khó chịu, vậy thì cái gốc đó vẫn chưa tìm ra được.

Cái gì là gốc? Sĩ diện là gốc. Đã phát hiện ra vấn đề rồi, người ta chỉ ra thì rất khó chịu, đó là sự sĩ diện của chúng ta đã làm trở ngại chúng ta, đó không phải là thật sự yêu thương bản thân mình. Chân thật hiểu rõ bản thân mình có minh đức bổn thiện, luôn luôn nghĩ đến mà khẩn trương đối trị những tập khí ô nhiễm này. Có người báo cho biết thì chúng ta cảm ơn vẫn không kịp nữa, họ giúp ta khôi phục lại minh đức bổn thiện của mình, làm sao nghe xong mà không vui vẻ chứ. Nhìn họ không vừa con mắt, vậy là hồ đồ, như vậy bản thân mình đã vô lễ rồi. Cho nên trên con đường tu học, học quý ở việc tự hiểu biết.

Tri nhân giả trí, tự tri giả minh”. Biết người là trí, biết mình là khôn. Không nên khi người khác chỉ ra cái lỗi của mình, bản thân không được tự ái mà hóa hờn, còn vênh váo nói rằng tôi bây giờ tôi chưa muốn sửa đổi, việc này sẽ tổn hại đối với đạo nghiệp. “Thiên hạ thông minh tuấn tú bất thiểu”, những người tốt có trí lực thật sự thì không ít. Cho nên “đức bất gia tu”, đức hạnh không thể nâng cao thì đạo nghiệp không thể tiến bộ.

Nghiệp bất gia quảng giả chỉ vi nhân tuần nhị tự, đam các nhất sinh”. Chúng ta đã gặp qua trường hợp người khác chỉ ra tập khí của mình chưa? “Được rồi, được rồi, tôi sửa thì được rồi chứ gì!, chúng ta có trả lời như vậy không? “Thính tư thông”, người ta vừa nghe điều này có thể thay đổi hay không? Không chỉ không thể thay đổi, ngay sau đó thì tập khí liền hiện ra. Lúc nói câu này, thứ nhất là tâm sân hận nổi lên, thứ hai là thái độ ngạo mạn nổi lên. Cho nên, “học vấn chi đạo vô tha, cầu kỳ phóng tâm nhi dĩ hỷ”, đạo học vấn không có chi khác, đó chỉ là tìm lại cái tâm đã buông sổng của mình mà thôi, phải bắt đầu công phu từ nơi cái tâm này. Vì vậy, “quán tâm vi yếu”. Điều quan trọng nhất của việc tu thân là luôn luôn phải khéo quán sát sự khởi tâm động niệm của cái tâm này, nếu sai thì nhanh chóng sửa đổi lại, nhanh chóng tu sửa lại, gọi là “không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”. Cho nên câu nói này trong “Hiếu kinh” nhắc nhở chúng ta luôn luôn có cái tâm yêu kính.

Đạo giả dã, bất khả tu du ly dã”, đạo không thể nào xa lìa con người được. Cái tâm kính yêu này có thể duy trì được một tháng, đảm bảo với mọi người là phiền não giảm đi, trí huệ tăng. Sự công phu tu sửa này phải được đề cao. Khi con người có tâm yêu kính thì sẽ không có sân hận, sẽ không ngạo mạn, sẽ không tự tư tự lợi. “Yêu” chính là luôn luôn nghĩ đến mọi người, “kính” là tôn trọng mọi người không ngạo mạn. Cho nên “tu thân – tề gia”, từ cái tâm kính yêu này mà bắt đầu. Chỉ có kính yêu thì gia đình mới hòa thuận, tiến thêm một bước là sự nghiệp có thể tiến hành được tốt hơn. Gia đình thường xuyên tranh cãi với nhau thì tinh thần không được yên ổn, sự nghiệp cũng rất khó duy trì dài lâu.

Tiếp theo, câu thứ mười chín là được trích từ bộ “Khổng Lão Phu Tử Gia Ngữ – Đại Hôn”. Chúng ta cùng nhau đọc qua một lần. Tôi bắt đầu đọc, các vị đọc theo.

Quân vương anh minh ba đời Hạ Thương Chu trong quá khứ chắc chắn biết tôn trọng yêu thương, che chở vợ con mình, đó là điều có lý. Vợ là người đảm đương việc cúng tế tổ tiên, chăm sóc cha mẹ, giúp chồng dạy con. Con cái là thế hệ sau của tổ tiên, sao có thể không tôn trọng, cho nên không có quân vương nào không tôn trọng vợ con mình. Nói tới việc tôn trọng, quan trọng nhất là tôn trọng chính mình. Bản thân là cành lá sanh ra từ cha mẹ, sao có thể không tôn trọng? Không tự trọng tức là làm tổn thương tới cha mẹ. Làm tổn thương tới cha mẹ là tổn thương tới cái gốc, làm tổn thương tới cái gốc thì cành lá cũng theo đó mà khô héo. Ba điều này, bản thân – vợ – con, quân vương và bá tánh đều như nhau, tự nhiên họ sẽ làm theo gương của quân vương. Trân trọng bản thân mình thì sẽ trân trọng bá tánh, thương yêu con cái mình thì sẽ thương yêu con cái bá tánh, tôn trọng vợ mình thì sẽ tôn trọng vợ bá tánh. Quân vương làm được ba việc này, đó là sự giáo hóa lâu dài, thì mới có thể phổ cập đến toàn thiên hạ.

Chúng ta đọc đến đoạn này, có thể gạn lọc lại sự nhận thức sai lầm vô cùng nghiêm trọng đối với văn hóa truyền thống. Rất nhiều người nói, văn hóa truyền thống không tôn trọng phụ nữ, các vị xem đây là lời nói của Thánh Nhân, của bậc Tiên sư Thánh Hiền. Thật sự, thời cận đại trên hình thức hình như đều cảm thấy tương đối tôn trọng phụ nữ, quyền lợi của người phụ nữ càng lúc càng nhiều, vậy thưa các chị em phụ nữ, các vị cảm thấy có được tôn trọng hay không? Chế định được lập ra rất nhiều thứ luật, phụ nữ tham gia việc chính trị thì có những quyền lợi gì, mọi người có cảm thấy được tôn trọng không? Mọi người hãy bình tĩnh mà xem, pháp luật bảo hộ cho quyền của người phụ nữ rất là nhiều, nhưng mà phụ nữ bị xúc phạm thì chỉ có tăng mà không có giảm. Tuy là pháp luật hình như đã đưa ra rất nhiều luật bảo hộ, trong tâm mọi người hãy nghĩ xem, nam giới càng ngày có tôn trọng phụ nữ hay không? Điều này tôi không biết, điều này phải để các cô bình tâm mà suy nghĩ, thật sự chúng ta hãy nói lại những lời dạy bảo của tổ tiên chúng ta.

Trong “Đại Học” có nói: “Vật hữu bổn mạt, sự hữu chung thủy”. Mọi vật đều có gốc ngọn, mọi sự việc đều có đầu đuôi, bất cứ việc gì đều phải bắt đầu công phu từ cái gốc. Tôn trọng người khác là đã có hay chưa? Làm sao có được. Là tự mình phải thực hiện mới chiêu cảm được, đây mới là sự tôn trọng chân thật. Các vị xem, con người thời đại này luôn luôn khẳng định “đây là quyền lợi của tôi, đây là quyền lợi của tôi”, càng ngày càng ích kỹ.

Có một trường hợp, chúng tôi nhìn thấy phải lắc đầu. Cha mẹ đã qua đời, chỉ cần cha mẹ để lại tiền thì con cái đều tranh giành. Nhưng mà còn một điểm nữa, nếu cha mẹ nợ tiền người ta thì chẳng có ai trả thay cho cha mẹ, mọi người có nhìn thấy hiện tượng gì hay không? Có tiền thì các vị có thể thừa hưởng, nợ tiền thì các vị nên trả, thì mới phù với hợp đạo lý chứ. Các vị xem, hiện nay pháp luật tăng thêm cho con người ta điều gì? Pháp luật của các vị phải nghĩ sao cho toàn vẹn, nếu không các vị xem, đều là bảo vệ cho sự tự tư tự lợi của con người, chỉ có hưởng quyền lợi mà không tận hết nghĩa vụ. Cái nhân tính này có lúc pháp luật nếu như chế định không thỏa đáng sẽ tăng thêm tính tham cho con người. Cho nên thật sự con người phải có đạo nghĩa mà không phải đi yêu cầu, nếu như mà yêu cầu thì trên thực tế không tương ưng với chân lý, bởi vì chân lý là gì? Là chiêu cảm, là cảm được, không phải là ép buộc người khác. Cho nên sự tôn trọng bắt nguồn từ việc bản thân mình tự tôn trọng rồi mới được người khác tôn trọng.

Các vị xem, trên vách tường của công ty bách hóa đều treo hình phụ nữ ăn mặc hở hang, các cô phụ nữ có đi kháng nghị chưa? Các vị cảm thấy cô gái đó ăn mặc hở hang như vậy là có tôn trọng phụ nữ không? Các cô sao mà cái gì cũng chẳng nói vậy, các vị nhìn xem những biểu hiện trong xã hội này có tôn trọng phụ nữ hay không? Các cô sao mà chẳng có phản ứng vậy? Cánh đàn ông mỗi ngày nhìn điều này, các vị nói họ sẽ tôn trọng phụ nữ hay sao? Đàn ông vốn là tương đối dễ bị kích động. Mọi người không có ý kiến. Phẩm chất đặc biệt của người nam và người nữ khác nhau. Tôi nói thật, các vị không nên đối với tôi có cách nhìn như thế nào. Thời đại này có lúc thật sự rất dễ làm mất lòng người, nhưng mà chúng ta đều là bạn cũ nên các vị tương đối rộng lượng với tôi. Bởi vì người xưa rất thông hiểu tính cách con người, con người hiện nay đều nắm chặt tư tưởng hỗn độn, không hiểu được tính cách con người, còn ở đó nhấn mạnh cách nhìn của mình là đúng, cho nên rất nhiều trào lưu tư tưởng thời cận đại đã làm thiên lệch đi quan niệm tư tưởng của con người. Vì vậy, chúng ta nên quay trở về với bản tánh của chúng ta là tốt rồi. Chúng ta vì sao tôn trọng cha của mình? Bởi vì đối với gia đình cha có trách nhiệm.

Chúng ta tôn trọng cha của mình, có phải là do người cha yêu cầu không? Xin hỏi mọi người, cha của các vị có nói với các vị thế này không “con phải tôn trọng cha nhé!, nói như vậy chẳng được. Vì sao chúng ta lại tôn trọng người cha từ tận trong tâm, nhưng mà trái lại, vì sao cha mẹ không được con cái tôn trọng? Bởi vì họ chưa tận hết bổn phận. Cho nên để nhận được sự tôn trọng của người khác thì bản thân mình phải tận hết bổn phận. Không cảm thấy được người khác tôn trọng là tự bản thân mình không chịu cầu tiến, thậm chí là do không tận hết bổn phận chiêu cảm đến.

Trong lịch sử, trong đoạn văn này Khổng Lão Phu Tử rất tôn trọng phụ nữ, bắt đầu từ thời đại Tam Thái thánh mẫu của triều nhà Chu đều gọi người vợ là “thái thái”. Rõ ràng, nói với người thế gian có người mẹ hiền đức, có người con gái hiền đức, thì thế hệ sau sẽ có nhân tài. Có người con gái hiền thì thế hệ sau có người vợ hiền. Có người vợ hiền thì thế hệ sau có người mẹ hiền. Có mẹ hiền thì hậu thế có con cháu hiền. Gia đình cũng vậy, toàn cả quốc gia dân tộc cũng vậy, phải nên truyền thừa sự hưng thịnh, điều quan trọng nhất chính là phải có nhân tài. Nhân tài có được là nhờ người mẹ dạy bảo, vì vậy sự dạy dỗ của người mẹ là nguồn gốc của sự thái bình trong thiên hạ. Cho nên, tổ tiên của chúng ta nhìn thấy rất rõ ràng sự việc trọng đại nhất trong một gia đình. Vô hậu vi đại, phải có con cháu hiền ngoan. Sự việc trọng đại như vậy người phụ nữ phụ trách. Nam chủ ngoại, nữ chủ nội, đây là sự việc quan trọng nhất giao cho người vợ, trách nhiệm to lớn.

Do đó, các vị xem trong đoạn Kinh văn có nói “tích tam đại minh vương chi tất kính thê tử dã”, quân vương anh minh ba đời Hạ -Thương – Chu trong quá khứ chắc chắn biết tôn trọng yêu thương, che chở vợ con mình. Chữ “thê tử” ở đây là chỉ vợ và con cái, vô cùng tôn trọng. “Cái hữu đạo yên”, đây là điều vô cùng có đạo lý, vì sao vậy?

Thê dã giả, thân chi chủ dã”, người vợ thì làm chủ cái gì? Chúng tôi thường nói, “gia đình chủ phụ”, là người quan trọng nhất trong gia đình. Mọi người có nghe nói: “Gia đình chủ phu” không? Không có. Vì sao đóng vai trò quan trọng nhất trong thân tộc vậy? Ba chữ “thân – chi – chủ” này, là làm chủ ở đâu? Ở trong nền văn hóa. Tế lễ tổ tiên là do “thái thái”, do con dâu đảm đương. “Sâm si hạnh thái, tả hữu thái chi”, gom góp những loại thực vật này để cúng tổ tiên. Ồ, tổ tiên vừa nhìn thấy là vui mừng hớn hở, vì sao? Một nàng dâu tốt thì thịnh vượng cả ba đời.

Các vị xem, cô giáo Lưu Tô cưới được nàng dâu rất tốt, các vị nhìn xem cô có vui không? Rất vui vẻ. Vì vậy người vợ đóng một vai trò rất quan trọng, phải cúng tế tổ tiên, chăm lo cha mẹ (chính là chăm sóc cho cha mẹ chồng), chăm sóc lo liệu tốt cho cả gia đình, ổn định đời sống, ăn uống cho mọi người. Các vị nhìn xem, chữ “an” của “an định” viết như thế nào? Một “bảo cái”, nghĩa là một mái nhà, bên trong thì có gì? Người phụ nữ ở trong nhà thì an ổn, người phụ nữ không có trong nhà thì sẽ bất an. Mọi người chú ý, là ai bất an vậy? Rõ ràng nhất, tâm của trẻ con có an không? Không an. Con người hễ bất an thì tâm sẽ hoảng sợ, rất trống rỗng, sẽ đi đâu? Đi tìm sự kích thích để che giấu sự bất an trong tâm của họ. Rất nhiều trẻ em trở về, nhà thì trống không, cha mẹ không có ở nhà, trong nhà chẳng có ai, đi chơi trò chơi điện tử để tìm sự kích thích. Đứa trẻ suốt ngày đều giết thời gian ở trong tiệm trò chơi điện tử. Chúng tôi có nói chuyện qua với những đứa trẻ như vậy rồi, nếu các vị có cơ hội nói chuyện với chúng, chúng cũng chẳng muốn như vậy. “Trong nhà không có người, mẹ không có ở nhà, con cũng không biết làm gì!, chúng rất đau khổ. Tìm sự kích thích là muốn để cho sự đau khổ này tạm thời không trỗi dậy, thật sự giải quyết không được vấn đề.

Từ nhỏ tôi luôn có cảm giác là mẹ luôn luôn ở bên cạnh của chúng tôi, trong lòng vô cùng an ổn, hơn nữa cảm thấy tình yêu thương tràn trề. Đến lúc đi học, bước ra ngoài xã hội, đều cảm thấy không có thiếu hụt thứ gì, những điều nghĩ đến đều là chúng tôi có thể giúp đỡ mọi người làm việc gì. Một gia đình tràn ngập tình thương yêu thì phẩm chất đạo đức của họ không có thiếu hụt, họ sẽ không tham cầu, sẽ không so đo, sẽ không đố kỵ. Vì vậy, một người mẹ ở bên cạnh con cho đến lúc trưởng thành khỏe mạnh thì sự ảnh hưởng đối với nhân cách của chúng rất lớn.

Đây là sau này tôi nhớ lại, bởi vì tôi và hai người chị của tôi đều cảm thấy làm con của cha mẹ, cuộc đời là những chuyện quá vừa lòng đẹp ý. Hơn nữa, trong lý ức của tôi, ba chị em chúng tôi không hề so đo thứ gì với bạn học, ra xã hội cũng là như vậy. Vì vậy, sự giáo dục của một người mẹ, tình thương của người mẹ, sẽ thành tựu cho nhân cách đứa con. Mà nhân cách sẽ đi theo chúng suốt cả cuộc đời, đại căn đại bổn của niềm hạnh phúc này là ở nhân cách đặc biệt của chúng. Cho nên chăm sóc tốt cho gia đình, thay chồng nuôi dạy con cái, đều dựa vào bà chủ, bà chủ của gia đình.

Thật sự, thời đại này của chúng ta hình như kinh tế rất dồi dào, trên thực tế đều là những thứ bề ngoài. Rất nhiều người có thể không cho là như thế. Rõ ràng các vị xem, ăn thì càng lúc càng ngon, làm sao mà không có tiến triển chứ. Xin hỏi, mọi người hiện nay những người bị mắc nợ nhiều hay là trước đây những người bị mắc nợ nhiều? Các vị xem, mọi người tĩnh lặng, hiện nay người bị mắc nợ rất nhiều. Hơn nữa các vị nói ăn tương đối ngon, xin nói với mọi người con người đều không bình tĩnh. Xin hỏi mọi người quả táo của hai mươi năm trước thơm hay quả táo của hiện nay thơm? Hai mươi năm trước, quả táo đặt ở trên lầu hai, các vị vừa bước vào nhà liền nghe được mùi rồi, bây giờ thì sao? Đặt ngay trước mặt còn phải ngửi ngửi mới nghe được mùi. Ăn các loại thực phẩm thật sự càng lúc không có chất dinh dưỡng, xem ra thì cũng không tệ, hết thảy những công phu hiện nay đều dụng công phu ở bên ngoài, xem ra thì không tệ, càng ăn thì bệnh càng nhiều. Có phát hiện con người đều truy cầu cái đẹp ở bên ngoài hay không? “Xem ra thì không có tệ!. Mọi người chú ý xem, các vị xem hiện nay những người trẻ được bồi dưỡng, giả như nói cánh đàn ông muốn tìm người yêu, , xem ra thì cũng rất trắng trẻo”, các vị đừng có nhìn, nói chuyện với cô ấy vài câu thì các vị liền mê mẩn. Cô ấy có nội hàm hay không, vừa nói chuyện là các vị biết ngay. Không nên chỉ có nhìn xem, không phải là hoa ở trong bình. Các cô gái cũng đừng có nhìn anh ấy chải tóc rất giống Quách Phú Thành thì các cô liền thích, không nên nhìn vẻ bề ngoài như vậy. Nhưng mà phải nói lại, con người hiện nay có nhìn vẻ bề ngoài hay không? Đúng vậy! Lối sống đã khiến phải như vậy. Các vị không đủ bình tĩnh đều sẽ chịu ảnh hưởng lối sống của xã hội này. Vì vậy “thân – chi – chủ” được nhắc ở đây. “Thái thái” là bà chủ trong nhà, vì vậy cưới vợ phải cưới người đức hạnh, phải hiền đức mới được. Câu nói này cũng làm cho chúng ta biết đến, Thánh Hiền tiên vương thể hội rất sâu sắc tầm quan trọng của người vợ trong gia đình.

Tiếp theo nói đến: “Tử dã giả, thân chi hậu dã”, trẻ con là hậu thế của tổ tiên, là sự tiếp nối toàn bộ huyết thống của tổ tiên. “Cảm bất kính dữ”, làm sao mà không cung kính, không tận tâm tận lực giáo dục tốt con cái của mình chứ? Đây là người làm cha làm mẹ nên đặt việc giáo dục con cái ở vị trí quan trọng. “Chí yếu mạc như hiếu tử”, như vậy mới không phụ lòng cha mẹ, không phụ lòng tổ tiên.

Đến việc hôn nhân các vị xem, nghi thức xưa của chúng ta vừa ra cửa là lễ lạy tổ tiên, đồng thời cha mẹ  đại diện cho tổ tiên kính trọng con cái. Các vị xem, từ những nghi thức của hôn lễ biểu lộ ra việc hôn nhân rất là quan trọng phải không? “Thượng dĩ tự tông miếu, hạ dĩ tục hậu thế”, trước là cúng tế tổ tiên, sau là nối dõi tông đường) mở đường cho người đi sau có một thế hệ sau rất tốt. Vì vậy “tử dã giả, thân chi hậu dã”, con cái là thế hệ sau của tổ tiên, sao có thể không tôn trọng. Sự việc này phải thận trọng, phải vô cùng xem trọng. Kể cả nàng dâu mới cưới về, vừa bước vào cửa, mẹ chồng liền đem chìa khóa trong nhà giao cho nàng dâu. Tiếp theo là nàng dâu lo liệu việc nhà, là người chủ trong gia đình. Cho nên những nghi thức trong hôn lễ đều có biểu pháp sâu sắc, có ý nghĩa luân thường của gia đình ở trong đó.

Tiếp theo là: “Thị cố quân tử vô bất kính dã”, vua đối với vợ, với con, cho đến đối với người – sự – vật, đều luôn giữ cái tâm cung kính. Tri thức của cổ Thánh tiên Hiền, quan trọng ở chỗ “chủ kính tồn thành”, luôn luôn chân thành, giữ vững cái tâm cung kính, đây chính là tri thức chân thật. Vì vậy, mọi người xem “thành kính” đối với tri thức, “mười phần thành kính thì được mười phần lợi ích. Đối với người thành kính, chí thành cảm thông, thì có thể thật lòng kết bạn với mọi người. Vì vậy, sự thành kính là tri thức chân thật.

Tiếp theo là nói: “Kính dã giả, kính thân vi đại”, nói đến sự cung kính, tôn trọng bản thân mình, tôn trọng cha mẹ đã cho chúng ta thân thể này. Là sự việc to lớn, vì sao vậy? “Thân bị thương, cha mẹ lo”. Lấy cái thân này đi làm những việc không có đạo đức, làm cho cha mẹ tủi nhục. “Đức tổn thương, cha mẹ tủi”. Cho nên tự tôn trọng bản thân mình, đó chính là việc to lớn nhất trong sự cung kính.

Tiếp theo là nhấn mạnh: “Thân dã giả”, thân thể của chúng ta “thân chi chi dã”, là cành nhánh của cha mẹ. Cha mẹ là thân cây, chúng ta là nhánh cây. Cha mẹ là gốc rễ, không có cha mẹ thì không có chúng ta. Mà chúng ta là nhánh cây, chúng ta bị tổn thương cha mẹ sẽ đau lòng hơn chúng ta. Vì vậy, “cảm bất kính dữ”, làm sao mà không thể cung kính bản thân mình chứ. Giả như không kính thân thể, hành vi của chính mình, “bất kính kỳ thân”“thương kỳ thân”, làm cho cha mẹ lo lắng, đau buồn. “Thương kỳ thân, thị thương kỳ bổn dã”, làm cho cha mẹ đau lòng chính là đã làm tổn thương một người. Căn bản của việc làm người, “đức giả, bổn dã”, “phu hiếu đức chi bổn dã”. Hiếu là cái gốc của đức, nếu bất hiếu thì thì sẽ tổn hại đến nền tảng của đức hạnh. “Thương k bổn, tắc chi tùng nhi vong”, cái thân cây này bị hư rồi, nhánh cây cũng không sống được.

Thật ra, lúc hiếu đạo của chúng ta thiếu hụt nghiêm trọng, xem ra mạng sống của chúng ta thì vẫn còn, nhưng trên thực tế chỉ là cái xác không hồn. Những việc làm có thể là hành vi của loài cầm thú, thật sự là còn nghiêm trọng hơn là đã chết, đang tự chà đạp bản thân mình, đang tạo nghiệp chướng, cho nên gọi là “chi tùng nhi vong”, thật sự chỉ là cái xác không hồn. “Tam giả, bá tánh chi tượng dã”, ba công việc tôn trọng vợ, tôn trọng con cái, tôn trọng hành vi bản thân của mình. Ba việc này, “bá tánh chi tượng dã”. Chữ “tượng” này nghĩa là tấm gương. Cổ Thánh tiên Vương đã làm rất tốt ba việc này, trở thành tấm gương cho người dân noi theo, bởi vì trên làm thì dưới noi theo. Người thời xưa đối với cha mẹ, đối với thầy giáo, đối với vua thì vô cùng tôn trọng, cho nên hành vi đối với cha mẹ, đối với thầy giáo, đối với vua là vô cùng tôn sùng và noi theo.

Tiếp theo nói đến: “Thân dĩ cập thân”. Những vị Tiên vương quý trọng thân thể của chính mình, có thể suy ra là quý trọng tất cả mọi người, tôn trọng hết thảy người dân, cho nên sự đồng cảm này đã thể hiện ra thái độ, chính là sự biểu hiện nhân ái. “Tử dĩ cập tử”, thương yêu, tôn trọng con cái của mình, đồng thời cũng tôn trọng, thương yêu con cái của mọi người. Giống như là cha mẹ của mọi đứa trẻ vậy, là bảo vật của tổ tiên của họ, các vị không thể ngược đãi chúng, không thể ức hiếp chúng. “Phi dĩ cập phi”; chữ “phi” này nghĩa là người vợ. Tôn trọng vợ của mình thì cũng tôn trọng vợ của tất cả mọi người. Thật sự việc quan trọng của tri thức chúng ta chính là không ngừng mở rộng tâm lượng của mình. Từ việc đối với người trong nhà của mình có thể mở rộng ra với tất cả mọi người. Người này đã thực hành rất tốt, tâm thương yêu rất rộng lớn, các vị vua cũng là thái độ này, suy bụng ta ra bụng người.

Quân tu thử tam giả”, nhà vua có thể tu dưỡng tốt ba việc này, tiến thêm bước nữa là làm tấm gương cho mọi người. “Tắc đại hóa hy ư thiên hạ”, sự giáo hóa sâu sắc của họ mới có thể phổ cập đến toàn thiên hạ. Đương nhiên điều này có sự thân giáo của họ, cũng có sự ngôn giáo, cũng là dùng những đạo lý này để giáo hóa người dân. chữ “hy” này, đọc là “hy” có nghĩa là phổ biến. Nó còn có một cách đọc nữa.

Có một thành ngữ: “Đồng thù địch khái”, cùng chung kẻ thù. Chữ này đọc là “khái”, có nghĩa là phẫn nộ. Trong chữ cổ, cách đọc khác nhau, sẽ có nghĩa khác nhau. Một chữ “hy” khác nghĩa là rộng khắp.

Các vị có biết vì sao tôi nhìn các vị không? Tôi muốn xem chú thích có bị sai hay không. Giả như các vị nhìn thấy chỗ sai thì lắc mạnh hai bên là tôi biết liền, điều này gọi là quy định ngầm giữa người với người. Giữa vợ và chồng cũng phải có quy định ngầm, giữa đồng nghiệp cũng có quy định ngầm, trong ngũ luân cũng có quy định ngầm, như vậy là vô thanh thắng hữu thanh.

Các vị xem, sự giáo hóa của “minh vương” đều nằm ở trong luân thường. Mối quan hệ về luân thường thực hiện tốt, hài hòa rồi, gia đình hòa thuận. Mỗi một gia đình là tế bào của xã hội, trong nhà yên ổn thì xã hội mới bình yên. Cho nên, người xưa thật sự là cái gốc. Cái gốc của thiên hạ là quốc gia, cái gốc của quốc gia là gia đình, cái gốc của gia đình là tu thân, cái gốc của gia đình là ở người mẹ dạy bảo tốt. Sự giáo huấn của người mẹ là nguồn gốc thái bình của thiên hạ. Mọi người hiểu được điểm này, dạy con gái thì quan trọng hơn, vĩ đại hơn dạy con trai, vì vậy người sinh được con gái thì sự an nguy của thiên hạ ở trong tay của các vị. Có ai vừa nghe xong thì liền nói như vầy không: “Thời đại này không sanh là tốt hơn”, có tâm thái này vậy các vị không dám đảm đương. Thưa chư vị học trưởng, đời người phải mạnh dạn nhận trách nhiệm.

HẾT TẬP 25 – Xin xem tiếp tập 26 – Quần Thư Trị Yếu 360


Chia sẻ bằng cả trái tim. Công đức vô lượng!