Chia sẻ bằng cả trái tim. Công đức vô lượng!

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360 GIẢNG GIẢI – TẬP 33

Chủ giảng: Thầy giáo, Tiến sĩ Thái Lễ Húc
Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ, Mộ Tịnh Cư Sĩ, Phước Tịnh Cư Sĩ
Thuyết minh: Hạnh Quang
Download toàn bộ MP3



Quần thư trị yếu 360 – Tập 33

TU THÂN – TỀ GIA – TRỊ QUỐC – BÌNH THIÊN HẠ

Các vị trưởng bối tôn kính, các vị học trưởng, xin chào mọi người!

Vào tháng trước, chúng tôi đã mở một tọa đàm cho sinh viên. Những sinh viên này từ lúc đi học mẫu giáo đến đại học, thời gian cũng mười mấy năm. Lần này lại đến tham gia khóa trình văn hóa truyền thống cũng tương đối là hiếm có. Xã hội hiện nay xem ra chủ nghĩa công lợi tương đối mạnh, họ còn có thể coi trọng luân lý đạo đức thì việc này thật đáng quý. Có vài người còn ra về tương đối trễ.

Có một hôm sau khi ăn cơm xong, tôi và năm người bạn sinh viên cùng nhau ngồi hóng mát, tạm gác chuyn đời để trong lòng được nhẹ nhàng”. Ngồi tán gẫu với họ chính là vào một tối thứ bảy. Hôm đó vừa học xong khóa trình về văn ngôn văn, sau khi ăn cơm xong thì ngồi với nhau nói chuyện. Tôi đột nhiên hỏi họ, chúng tôi vừa mới học xong ba giờ đồng hồ, tôi hỏi họ nhớ được đoạn nào mà làm cho họ tiếp thu thể hội nhất? Tôi vừa hỏi như vậy thì có một bạn học nam, cậu ngẩn người ra, cậu trả lời không được, ậm ừ ậm à, hình như là không nhớ ra. Trong năm người này thì cậu ấy là người thuộc Kinh điển nhiều nhất. “Dịch kinh”, “Thư Kinh”, cậu đều đọc qua mấy trăm lần. Đọc Kinh điển nhiều nhất, nhưng mà sau khi nghe giảng suốt ba giờ, bảo cậu ấy nói ra sự cảm ngộ sâu sắc nhất thì lại không nói ra được. Ngược lại, một bạn nam khác thì lập tức liền nói, “vừa rồi ấn tượng sâu sắc nhất chính là “Trinh Quán Chi Trị”. Ngoài Hoàng thượng Thái Tông anh minh ra thì còn có trưởng tôn hoàng hậu hiền đức đã nhắc nhở khuyên can kịp thời, đúng lúc. Còn cả vị trung thần như Ngụy Trưng mới có thể thành tựu một triều đại thịnh thế như vậy”, cho nên cậu cảm thấy được thành tựu được một sự việc thì thật không dễ dàng. Cậu nói như vậy, tâm cậu có thể ngộ, sự thể ngộ này sẽ đi theo cuộc đời của cậu. Khi cậu làm một công việc ở trong một đoàn thể, cậu sẽ biết được thành tựu một sự việc không dễ dàng, không nên lôi kéo, không nên thêm phiền phức. Khi cậu cảm thấy rất nhiều điều kiện còn chưa đầy đủ, cậu có thể bao dung, cậu có thể gánh vác. Cậu đi đến một đoàn thể nào đó liền sẽ nghĩ, “ta làm thế nào để cái đoàn thể này được tốt hơn”, việc mà cậu không biết làm thì rất nhiều, lại còn gây thêm nhiều việc và sự phiền toái đối với đoàn thể và người lãnh đạo, bởi vì cậu đã thể hội được thành tựu sự việc thật không dễ dàng. Cho nên học tập quý ở tâm ngộ, sự cảm ngộ của tâm. Cho nên, chúng ta đọc Kinh điển không thể lại biến thành việc chồng chất tri thức.

Các vị bằng hữu, tri thức sử dụng vào lúc nào vậy? Sử dụng vào lúc thi cử. Sau khi thi xong thì những tri thức này sẽ đi về đâu? Trả trở lại rồi. Thật ra, vào lúc nào thì mới là lúc khảo nghiệm của cuộc đời? Bất cứ lúc nào. Cho nên vào lúc nào có sự khảo nghiệm? Kỳ thực tâm thái mà đúng thì đã vượt qua được bài khảo nghiệm, tâm thái mà không đúng thì bài khảo nghiệm coi như không đạt. Hôm nay người ta mắng chúng ta một câu, chúng ta có thể bao dung, vậy thì đã đạt rồi. Mới mắng một câu mà tính khí không kiềm chế được, vậy thì bài thi đã không đạt. Cho nên chân thật cầu học vấn là nâng cao đạo đức tu dưỡng của chính mình, đây là mục đích.

“Đọc sách chí tại Thánh Hiền”. Sự nhận biết này rất quan trọng, nhận biết mà sai rồi thì sẽ sai đến cùng. Nhưng mà cái thời đại này là: “Đọc sách chí tại thi cử”, mở rộng ra nữa chính là “đọc sách chí tại trình độ”, “đọc sách chí tại kiếm tiền”. Cứ như vậy thì cuộc đời không phải mục đích vì phục vụ mà là vì kiếm tiền lợi ích bản thân, tiếp đến là hưởng lạc làm mục đích. Kết quả vừa hưởng lạc như vậy thì cả địa cầu này cũng làm hỏng hết. Vừa hưởng lạc như vậy thì nề nếp của các ngành các nghề liền hỏng ngay, thấy lợi thì làm gì có đạo lý không quên nghĩa. Sự sai lệch trong quan niệm, tư tưởng hiện nay không thể trách con cái được, người thế hệ trước (thậm chí hai – ba thế hệ trước), có dạy dỗ tốt cho chúng chưa? Việc này quan trọng. “Người không học không biết đạo, người không học không biết nghĩa”. Chúng ta dạy trẻ thi cử, vẫn luôn cho chúng rất nhiều tri thức, cứ thêm vào thêm vào, sự nhồi nhét đó sẽ khiến cho ngộ tánh bị hỏng mất. Mọi người có quan sát xem ánh mắt của sinh viên hiện nay có sáng hay không? Vậy có thể là bị tri thức nhồi nhét làm hỏng rồi, không có dẫn dắt chúng cho tốt, thậm chí là bị dục vọng làm hỏng mất. Ánh mắt không sáng, không có thần thái. Vậy chỉ cần đều là vì thành tích, vì tiền tài, họ liền một mạch theo đuổi. Theo đuổi rồi thì lo được lo mất, rất khổ sở. Nếu như chúng ta theo đuổi công việc giáo dục có thể hiểu rõ được, “giáo dã giả, trưởng thiện nhi cầu kỳ thất”, lúc nào thì dạy chúng? Bất cứ lúc nào cũng đều dẫn dắt chánh niệm, thiện niệm cho chúng. Ví dụ hôm nay thi cử đã thi xong hết rồi, phát bài thi tất cả bạn học trong lớp đều đã nhận được bài thi rồi, cơ hội giáo dục đã xuất hiện. Nhưng mà nếu như thầy cô không biết giáo dục là trưởng thiện, “bài thi phát xong rồi, kết thúc nhé!”. Khi bài thi phát ra xong thì một bài thi khác xuất hiện, bọn trẻ kiểm tra thành tích đã xong rồi, chúng tăng trưởng ngạo mạn, “các bạn thi kém điểm hơn tôi, kém cỏi, tôi mới là lợi hại đây”. Chúng ngạo mạn lên rồi thì chướng ngại chúng cả đời. Cho nên cha mẹ, thầy cô có dẫn dắt cho con trẻ có được tâm thái chính xác hay không, việc này rất quan trọng. Thi được tốt chúng ngạo mạn, thi được tốt thì tâm được mất sẽ càng ngày càng nặng.

Mọi người có nghe qua người có thành tích xếp phía sau thì tự sát hay không? Rất ít nghe, đều là người có thành tích hàng đầu đột nhiên không có lý tưởng, chịu không nổi. Bạn xem, hiện tại người tự sát đều là có nhà rất giàu, rất nhiều nơi rất giàu có, họ có thể đã làm rất nhiều việc, đều muốn phải yêu cầu tốt, đều muốn mạnh hơn người ta, sau cùng gặp phải một số khúc mắc thì chịu không nổi, gánh vác không nổi, ngược lại tâm thái không điều phục lại được, không qua được cái cửa này. Cho nên luôn luôn những đứa trẻ có thành tích tốt, có lúc tâm thái tố chất của chúng chưa chắc là cao. Nhưng mà vì sao một đứa trẻ học đến đại học, chúng ta đều không để ý đến tố chất tâm lý của chúng? Rất nhiều sinh viên không gánh nổi việc thành tích thi không tốt. Khi kết thúc sinh mạng thì cha mẹ chúng cũng không thể tiếp nhận, “con của tôi làm sao lại như vậy chứ?”. Trong quá trình trưởng thành mười mấy hai mươi năm của nó, cha mẹ đều không biết, đều không cảm nhận được. Rất quan trọng, bởi vì sự quan tâm của chúng ta không phải là tâm của chúng, quan tâm là ở điểm số của chúng, không thể hội được tình trạng tâm thái của chúng. Kỳ thực, chúng tôi dạy học ở trường có biết được tình trạng tố chất tâm lý của mỗi một đứa trẻ hay không? Cho nên, bài thi được phát trả xong thì tâm thái của học trò có chính xác hay không, hoàn toàn xem thầy cô dẫn dắt như thế nào.

Chúng ta xem những người trẻ hiện nay có mấy người có tố chất tâm lý khỏe mạnh? Cha mẹ, thầy cô đã phạm sai lầm qua vô số lần dẫn dắt cho chúng cơ hội những giá trị quan chính xác. Thành tích thi được tốt không phải sanh ngạo mạn, không phải sanh tâm được mất mà phải sanh tâm cảm ơn; cảm ơn cha mẹ, cảm ơn thầy cô, cảm ơn những người bạn học đã từng chỉ dạy mình. Cảm ơn cha mẹ đã cho mình một thân thể khỏe mạnh như vậy, cho một thói quen học tập tốt. Chúng gặp phải vấn đề thì tâm cảm ơn không ngừng tăng trưởng, càng ngày càng khỏe mạnh. Người chịu tiếp nhận giáo dục thì phải càng ngày càng tốt chứ không phải là càng ngày càng khổ, càng ngày càng cười không nổi. Đúng khi thành tích thi cử của chúng rất tệ, chúng sẽ oán trách, oán trời trách người, chỉ trích thầy cô không biết dạy, vậy thì chúng cũng không khỏe mạnh. Giả như chúng thi không được tốt, chúng ta nói với chúng, “biết sửa lỗi, không còn lỗi”. Rốt cuộc chưa đủ ở chỗ nào phải tìm cho ra, chúng không phải là đang chán nản rủ rượi mà là đang tự phản tỉnh, đây mới là tố chất. “Chớ làm vội, vội sai nhiều”. Lúc thi cử có phải là rất qua loa hay không? Những điều biết được đều viết sai, lần kế tiếp không thể nóng vội như vậy. Thậm chí là sau khi viết xong còn biết kiểm tra, như vậy gọi là vạn lần không sai một. Cái này đều là thái độ làm việc.

Không thể cứ thành tích của chúng tốt hay không tốt chúng ta đều không quan tâm đến sự bồi dưỡng việc làm người, làm việc. Kỳ thực, chúng ta nếu như lúc nào cũng đều là nhìn vào thành tích, nhìn vào công lợi, vậy thì thứ quan trọng hơn trong nội tâm chúng ta rất khó nhìn thấy được. Giả như không phải hôm đó hỏi các bạn sinh viên vấn đề này, thì tôi vẫn cảm thấy cậu sinh viên ban đầu thuộc rất nhiều rất lợi hại, bởi vì cậu nói với tôi có rất nhiều bộ sách đã đọc qua hơn trăm lần. Tôi vừa hỏi như vậy xong thì nhìn thấy cậu ấy ngẩng người ngỡ ngàng, không nói ra được một câu nào, khiến tôi nhớ đến việc học tập “học quý tâm ngộ”. Những thứ dùng tâm để cảm ngộ thì cả đời sẽ không quên; “thủ cựu vô công”, những thứ học được sẽ ghi khắc vào tâm, hóa thành lời nói hành vi thể hiện ra ở trong công việc cuộc sống. Trong việc xử sự, đối người, tiếp vật, không phải làm học thuật gì cả, đến đây không phải chỉ có nghiên cứu, như vậy không sửa đổi được cái tâm. Thậm chí là có tình trạng học tập trước đây đem Kinh điển ra làm tri thức để cho có. Những thứ mà không phải dùng tâm để cảm ngộ thì sẽ rất nhanh quên mất. Chúng ta học tập văn hóa truyền thống hai mươi mấy – ba mươi năm nay rồi, vậy câu Kinh nào đã thật sự chuyển biến được tâm thái của chúng ta, câu Kinh nào chân thật đã biến thành thái độ xử sự đối người tiếp vật của chúng ta, đây mới là chỗ nhận được lợi ích chân thật.

Cho nên, sau khi anh sinh viên nói việc thành tựu một vấn đề thì không phải dễ, sẽ thể hội được “sự phi kinh quá bất tri nan”. Chúng ta chưa thể hội qua thì sẽ không biết được mùi vị của nó, “như người uống nước, nóng lạnh tự biết”, đích thực là vậy. Nhưng mà hiện tại chúng ta không khéo dụng tâm, xem sự việc có lúc cũng quá bề ngoài, cho nên rất dễ dẫn đến phê bình, dễ dàng phê phán. Kỳ thực, sự việc mà chúng ta phê bình chúng ta có thể tự mình còn chưa thể hội qua, đã vậy còn hay xoi mói lỗi lầm, thái độ này là không thỏa đáng, trong vô hình trung đã tổn đi rất nhiều phước. Phải nên luôn luôn có thể đồng tình với sự khó khăn của người khác, đây gọi là phúc hậu, là độ lượng. Có một câu nói: “Có lo việc nhà mới biết gạo quý, có nuôi con mới biết lòng cha mẹ”. Khi chúng ta làm con cái thì không vừa ý cha mẹ, không vừa ý việc này việc kia, lúc nào mới ngộ? Khi chính mình làm cha, làm mẹ. Sự mê lầm này hết bao lâu? Đã mê được mười mấy – hai mươi năm mới hiểu, mười mấy – hai mươi năm này đã tạo bao nhiêu là tội. Cho nên chúng ta hãy tính thử, chúng ta phải mau mau lấy công chuộc tội. Trăm thiện hiếu làm đầu, tâm hiếu này chưa thật sự phát ra, vậy là đang tích lũy ác hạnh, cuộc đời sẽ rất khó tích công lũy đức. Chúng ta tự mình chân thật làm chủ quản rồi, hồi tưởng lại khi mình còn làm công nhân viên, chủ quản ở trên nói thì chúng ta ở dưới ngồi phê bình. Tự mình chân thật làm chủ quản rồi mới biết rất nhiều sự việc thật sự không dễ dàng, mọi mặt vấn đề đều phải xử lý được thỏa đáng. Đặc biệt là thời đại này, nền tảng luân lý đạo đức của mọi người tương đối nông cạn.

Ngày trước mọi người đều có học, đều biết phải tuân thủ những thái độ về “trung hiếu tiết nghĩa”, đều biết suy nghĩ trước khi nói ra. “Nói nhiều lời không bằng ít, nói nhiều lời không bằng nói ít, nói ít không bằng không nói gì”. Nói chuyện cũng phải nể mặt người khác, không nên quá khắt khe, những đạo lý này mọi người đều biết. Hai -ba thế hệ gần đây đã thiếu hụt luân lý đạo đức, cho nên khi mọi người không có cái thái độ này, lại còn phải dẫn dắt cả một đội, vậy thì sự khó khăn của người chủ quản này sẽ càng cao hơn. Cho nên nhà Nho thường nói: “Đặt mình vào vị trí của người khác, đồng cảm với người không dễ dàng”. Cho nên, chúng ta thường có thể đặt mình vào vị trí người khác để suy nghĩ thì sự phê bình đó sẽ mờ nhạt, sự đồng tình càng lúc càng lớn.

Chúng ta xem cả đời của Khổng Lão Phu Tử. Khổng Lão Phu Tử đến cuối đời vẫn không có cơ hội để tham gia làm việc chính sự, đặc biệt là gặp nạn từ nước Trần đến nước Thái, bảy ngày không có gì để ăn. Vào lúc đó, văn hóa của cả xã hội đạo lý đều băng hoại, vì thế việc hoằng dương văn hóa đích thực độ khó rất cao. Vậy thì hôm nay, bản thân chúng ta tự mình đến để học tập, để thúc đẩy, thì thể hội được Khổng Lão Phu Tử vào khi đó đích thực là không dễ dàng. Vậy thì khó làm có thể làm, khó nhẫn có thể nhẫn. Các vị học trưởng, mọi người học tập, hoằng dương văn hóa, cả đời này có thay đổi hay không, có thể kiên trì hay không? Mọi người đều gật đầu, cái gật đầu này là cảm giác của hiện tại, về sau gặp phải việc bảy ngày không được ăn cơm, lúc đó có còn giữ được ý chí hay không thì rất là khó nói. Làm những việc này là bổn phận của người làm con cháu như chúng ta, nó không phải là có điều kiện gì cả. “Nếu như có thể khiến tôi có cơm để ăn thì tôi làm”, đây là có điều kiện. Giả như cái điều kiện này không có, vậy thì không làm nữa. “Giả sử thầy Thái Lễ Húc làm thì tôi làm, thầy không làm thì tính sau”, vậy thì việc này là có điều kiện. Không có điều kiện thì mới là đạo nghĩa.

Tôi còn nhớ vào cuối tháng mười năm 2005, lần đầu tiên bồi dưỡng cho các đồng nghiệp ở Lô Giang. Tôi nói: “Nếu sư trưởng không làm nữa, các vị có làm nữa hay không?. Họ có người thì có phản ứng, có người thì không phản ứng gì. Vấn đề này rất là quan trọng. Có thể sẽ có người nghĩ Sư trưởng không có chuyện sẽ không làm, vậy thì mọi người không có phối hợp với vấn đề tôi nêu ra rồi. Cái trọng điểm đó không phải là ở việc sư trưởng làm hay không, mà là nó sẽ phát sinh trong bất kỳ tình huống nào thì chúng ta có thay đổi so với phát tâm ban đầu không. Sẽ có sự khảo nghiệm đấy! Ví dụ như bạn học được ba năm rồi, con cái vẫn không nghe lời, vợ hoặc chồng vẫn chưa chịu tiếp nhận thì lòng tin có bị ảnh hưởng hay không? Không có phản ứng gì à? Bắt đầu suy nghĩ miên man rồi! Con đường hoằng dương văn hóa trong thời đại này của chúng ta thật không dễ dàng!

Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”. Phải có vô số người chúng ta kiên trì đi làm, gọi là “cho dù thân này bao khổ sở, tâm nguyện vẫn chẳng hề lui”. Vào lúc đó, đại nạn ở nước Trần và Thái của Khổng Lão Phu Tử trong quyển luận ngữ có nói Trần – Thái bị tuyệt lương.“Tùng giả bệnh, mạc năng hưng”, rất nhiều vị học trò đói đến mức không bò dậy được. “Tử Lộ uất kiến viết”, Tử Lộ tâm tình có chút dao động đến hỏi Khổng Lão Phu Tử. “Quân tử diệc hữu cùng hồ”, nghĩa là người quân tử cũng có lúc gặp phải cảnh khốn cùng hay sao? Đương nhiên Tử Lộ có tâm tư, không phải bởi vì ông đói bụng, không phải đói đến mất vui. Tử Lộ là người rất dũng mãnh, không phải vì đói bụng mà nổi giận. Tôi thì có thể vì đói bụng mà nổi cáu, còn những vị Thánh Nhân này thì công phu đều rất hiếm có, họ đều không phải vì cái đói mà làm cho mất vui, họ là cảm thấy cái đại đạo này của Khổng Lão Phu Tử làm sao lại không thể hành được. Ông cảm thấy không biết làm sao. Khổng Lão Phu Tử liền nói: “Quân tử cố cùng”, nghĩa là người quân tử đích thực có thể gặp phải sự khốn cùng. “Tiểu nhân cùng tư lạm”, người tiểu nhân lúc gặp khốn cùng thì sẽ chùn bước, sẽ thay đổi lập trường, nhưng người quân tử thì không. Tử Lộ còn nhấn mạnh, chính là Phu Tử có dạy qua “người hành thiện thì ông trời báo bằng phước, người hành bất thiện thì ông trời báo bằng tai ương”. Họ làm đều là những việc tốt mà sao suốt bảy ngày không có cơm ăn, vậy nếu như chúng ta đi làm được mấy năm, sau cùng suốt bảy ngày không có cơm ăn, nếu vậy thì có làm nữa hay không? Phu Tử có một đoạn nói rất quan trọng: Làm thiện không gần danh, làm ác không gần hình phạt. Người làm thiện không nhất định sẽ lập tức liền có được danh tiếng và quả báo tốt đẹp, bởi vì việc thiện mà chúng ta làm thì chúng ta phải nghĩ rằng đó là việc nên làm, chứ không phải vì muốn có được một quả báo tốt. Mang sự mong cầu này đi hành thiện, cầu không được thì sẽ thất vọng, thậm chí là không muốn làm việc tốt nữa. Kỳ thực, việc thiện thì tương ưng với lương tâm của chúng ta, không làm thực ra lương tâm của chúng ta bất an. Mà khi một con người làm ác, họ cũng không phải sẽ lập tức nhận lấy hình phạt của ông trời hay của pháp luật, có thể phước báo của họ tương đối lớn. Họ còn được nương nhờ vào thế lực, nhưng mà ác hạnh của họ cuối cùng, “không phải không báo mà thời giờ chưa đến, đến lúc thì họ vẫn sẽ chịu quả báo. Cho nên việc cày cấy của chúng ta hiện nay rất có thể hai – ba thế hệ sau mới báo.

Thời đại hiện nay mọi người cứ bình tĩnh mà nhìn kỹ xem, quan sát xem, con người hiện tại có thể làm việc xấu trong một tháng bằng với người thời trước làm cả đời, có hay không? Cái thời đại hiện nay biến thành ra như thế nào vậy? Đó là làm việc xấu mà còn gọi là có bản lĩnh, đã sai lệch đến mức như vậy rồi. Các vị xem, quan hệ nam nữ cũng hỗn loạn như vậy, người làm ra hỗn loạn đó lại cảm thấy họ có bản lĩnh. Chúng tôi đã từng nghe một cô gái nói cô ấy đã phá thai hết mười mấy lần, ngữ khí của cô nói ra giống như là cô đang khoe khoang thành tích cái việc này vậy, thật đáng sợ! Mười mấy lần là đã sát hại cốt nhục của chính mình, thậm chí có người lấy việc chơi đùa với tình cảm làm bản lĩnh, sai lệch quá lớn rồi! Việc xấu làm trong một tháng không chừng còn hơn cả người hồi xưa làm trong một đời, vì vậy mọi người cứ suy nghĩ, “lưới trời lồng lộng tuy thưa mà khó thoát”. Con người hiện tại giác ngộ quá muộn. Hiện tại các vị xem thiên tai nhân họa tốc độ càng ngày càng nhanh, cho nên người xưa vì sao rất coi trọng sự ngăn chặn ngay từ đầu.

“Thần giết vua, con giết cha”, cận thần sát hại lãnh đạo, con cái sát hại cha mẹ. Câu chuyện này không phải xảy ra một sớm một chiều, không phải hình thành trong một vài ngày. “Kỷ sở do lai giả tiệm hỷ”, nghĩa là từ từ hình thành. “Do biện chi bất tảo biện”, việc nên nhanh chóng phán đoán thì lại không phán đoán được. Kỳ thực, có câu “quân tử hiểu rõ về nghĩa, tiểu nhân hiểu rõ về lợi. Chúng ta hiện tại đều dạy cho con cái phải tự tư, phải mưu lợi, vậy đương nhiên nuôi dạy ra gia đình cũng là tiểu nhân, xã hội cũng là tiểu nhân, không thể trách họ được. Chúng ta làm thầy cô, làm cha mẹ, có những nhận thức bị sai lệch rồi, cho nên rất nhiều thiên tai cứ không ngừng xảy ra ngay trước mắt. Các vị học trưởng, xin hỏi là sắp kết thúc rồi hay chỉ mới bắt đầu? Là chỉ mới bắt đầu. Đúng vậy! Vậy chúng ta hiện tại đang làm về văn hóa truyền thống, những thiên tai này chúng ta có gặp phải hay không, có phải không? Gặp thì phải làm thế nào, chúng ta có chết hay không? Sao không có ai nói gì hết vậy, mọi người đều cảm thấy chữ “chết” này thật là nhạy cảm.

Kỳ thực rất nhiều sự việc, các vị xem thế gian này mỗi ngày có bao nhiêu người chết? Có ai dám nói là tôi sẽ không bao giờ chết hay không? Không thể nào. Mỗi người đều sẽ chết, vậy thì mọi người đã chuẩn bị tốt hay chưa? Đều không có chuẩn bị gì, mỗi người đều sẽ chết mà đều không ai chuẩn bị, đều đã bị cái chết làm cho hoảng sợ. Con người thật là lạ! Rõ ràng biết mỗi người đều sẽ chết, vậy vì sao không dạy người ta làm sao để đối diện cái chết.

Khổng Lão Phu Tử nói: “Tinh khí vi vật, du hồn vi biến”. “Du hồn vi biến”, biến thành cái gì vậy? Có biến thành cái tốt đẹp hơn không, còn phải xem linh hồn của mình quyết định. Khổng Lão Phu Tử ở trong “Dịch Kinh” có nói, có dạy chúng ta sự nhận biết chính xác về thân thể này, nhận biết chính xác về việc sinh tử. Nhà Nho có dạy, nhà Đạo có dạy, nhà Phật còn dạy triệt để hơn nữa. Vậy khi có đại tai nạn xuất hiện, không có sự bảo đảm nào nói là văn hóa truyền thống thì sẽ không chết. Có lẽ có một điều có thể bảo đảm cho bạn, đó là bạn ngước mặt nói với ông trời rằng, “văn hóa Trung Hoa chính thống nhất định sẽ từ bản thân tôi mà phát dương quang đại, vậy thì bạn sẽ không chết. Cái nguyện này của bạn quá lớn rồi, do sức mạnh thiện lương của bạn quá lớn. Không chỉ bạn sẽ không chết mà các vị thần linh trong trời đất, tổ tiên đều đến để phù hộ cho bạn, bạn sẽ không thể chết. Trong rừng bom mưa bão đạn bạn cũng không chết. Đây không phải là tôi nói, Khổng Lão Phu Tử đã chứng minh cho chúng ta thấy.

Khổng Lão Phu Tử đã nhiều lần gặp tai nạn rất lớn, mắt thấy đại nạn ở ngay trước mắt. Khổng Lão Phu Tử nói với các học trò: “Thiên chi vị táng tư văn dã”, nghĩa là ông trời một khi không muốn văn hóa truyền thống bị đoạn diệt thì ai cũng không thể tổn hại được ta. Đây là biết thiên mệnh. Vậy hôm nay mọi người sau khi trở về hãy đốt một nén nhang nói rõ với trời đất, vỗ ngực một cái phát cái thệ nguyện như vầy, “trong thời khắc nguy cơ tồn vong của nền văn hóa truyền thống hiện tại, tôi sẽ dùng thân này để kế thừa phát dương”. Bạn đã có tinh thần bất khuất rồi, gặp phải tai họa bạn cũng không hoảng sợ. Giả như buổi tối hôm nay có được 200 vị đồng học phát cái nguyện như vậy, tôi thấy tai nạn sẽ xoay chuyển không ít, lớn sẽ hóa thành nhỏ. Thật sự phát tâm mới được như vậy, không thể gạt ông trời được đâu. Bàn với mọi người đến đoạn này, chính là tất cả sự hành thiện quyết định sẽ có thiện báo, nhưng mà không nhất định bảo đảm nó sẽ lập tức có báo ứng hay là sẽ báo ngay trong đời này của chúng ta.

Tôi nghe một câu chuyện mà thấy khâm phục. Huyền Trang Đại sư cả đời đã cống hiến vô số tâm sức cho văn hóa Trung Hoa. Trong lịch sử lâu dài đã qua, không có nhiều người có thể vượt qua được Huyền Trang Đại sư. Tôi có đến Chùa Pháp Môn ở Tây An, thánh tượng của Huyền Trang Đại sư được điêu khắc đặt ở ngay trước mặt tự viện, và còn bày tỏ sự đóng góp to lớn của Huyền Trang Đại sư đối với dân tộc. Ngài là trụ cột quan trọng nhất của dân tộc, vậy mà đại sư trong những năm về già đã bị một trận bệnh, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Phụng hiến cả cuộc đời vậy mà về già lại bị bệnh. Ý niệm của đại sư lập tức suy nghĩ: “Có phải là ta đã dịch sai Kinh rồi sao?. Lúc nào cũng cảm thấy sự phụng hiến là bổn phận của mình, không hề mong cầu được quả báo tốt, ngược lại là nhắc nhở chính mình có gây ra sự ảnh hưởng không tốt nào đối với người đời sau hay không. Lập tức lại nghĩ: Có phải mình dịch sai hay không, có phải ông trời nhắc nhở mình hay không. Về sau đã chứng thực là không dịch sai, đó chỉ là quả báo nhẹ của trọng tội. Tâm cảnh này của đại sư khiến cho chúng ta vô cùng khâm phục. Bởi vì có lúc chúng ta làm việc tốt, sau cùng lại mắc bệnh, gặp phải chuyện gì đó không như ý sẽ rất dễ dàng phủ định, “ác có ác báo, thiện có thiện báo”, như vậy thì đối với cuộc đời sẽ có sự chướng ngại rất lớn. Cho nên, chúng ta “chỉ lo làm việc tốt, đừng hỏi chuyện tương lai”, chỉ cần là việc tốt, đã làm rồi tất sẽ có quả báo tốt. Mà cuộc đời này đối diện với thời đại lớn đích thực là tốc độ tạo ác quá nhanh, cho nên hiện tại tốc độ thiên tai cũng rất nhanh. Vậy khi chúng ta đối mặt với tai hại trọng đại thì một điểm quan trọng là tâm không thể loạn, tâm phải định. Đây là hôm nay có cảm ứng mà phát ra.

Xin được nêu ra để cùng với mọi người cố gắng, hiểu được cái chết không đáng sợ, chết thì cũng giống như việc thay áo vậy. Vì sao cái chết đáng sợ? Bởi vì con người không nhận thức được chân tướng của cái chết, sau đó lại còn xem nó là một điều rất đáng sợ, cuối cùng thì bị nó làm cho sợ thất kinh hồn vía.

Vừa rồi khi mới bắt đầu giảng, đã nói với mọi người việc chia sẻ của những sinh viên đại học đã khiến cho tôi suy nghĩ, đó cũng là nhắc nhở chúng ta. Chúng ta học tập đều là dùng một tấm lòng chân thành cung kính để mà thể hội, không phải là việc nhồi nhét thêm tri thức nữa. Hiện tại, những bài mục này của chúng ta đối với cuộc đời vô cùng quan trọng là “phản thân”, phản cầu chư kỷ ở trong “quân đạo”. Trong “Luận Ngữ” đã nói: “Người quân tử thì cầu ở mình, kẻ tiểu nhân thì cầu ở người”. Những giáo huấn này của Phu Tử rất là quan trọng, bởi vì chúng ta không hiểu đạo lý bên trong có thể lại tự mình oan uổng làm tiểu nhân. Cũng vì không rõ ràng, đức hạnh mỗi ngày đều đang thụt lùi. Cũng vì không biết rõ cuộc đời phải có ý nghĩa, phải “đức tiến dần, lỗi ngày giảm”, thì mới có ý nghĩa. Tập khí không thể giảm, sau cùng còn bị tập khí khống chế mất, vậy thì cuộc đời thật sự là rất đau khổ, vô cùng mất giá trị. Cho nên, “người quân tử cầu ở chính mình”, là cầu ở bản thân mình, phản tỉnh chính mình; “tiểu nhân thì cầu ở người”, cầu ở tại người khác. “Ở tại” này là dịch ra từ chữ “chư”. Cho nên chúng ta vừa gặp phải việc gì đó không như ý thì ý niệm đầu tiên là, “tôi đã sai ở chỗ nào” hay ý niệm đầu tiên là, “ai đã hại tôi vậy”, “là ai đã không nói với tôi vậy”.

Ví dụ như chúng ta ở trong công ty của mình, đồng nghiệp đến mượn đồ của bạn, sau khi mượn rồi nhưng không có kịp thời trả lại cho bạn, kết quả là bạn đi tìm nhưng tìm không thấy, khi đó ý niệm đầu tiên là gì? “Này! Tôi cho anh mượn, giúp anh rồi sao anh không trả lại cho tôi vậy, tức chết đi được!”, phải không? Đây là vẫn còn trách người khác. “Người quân tử thì cầu ở mình”, sự việc gì phát sinh đầu tiên, “ta có chỗ nào đó chưa được”, “làm chưa tới”, mới tạo thành sự việc như vậy. Khi họ mượn thì mình có ghi chép lại hay không? Có ghi chép không phải là đã hết việc rồi hay sao? Vả lại, sau khi ghi chép lại thì ta thuận tiện cũng nói với người ta một phương pháp làm việc chính xác. Cho nên, một sự việc gì đó phát sinh thì luôn luôn là những người liên quan đã qua loa cẩu thả nên mới tạo thành sự việc không tốt như vậy, chỉ cần có một người sáng suốt thì sự việc này đã không phát sinh rồi. Xin hỏi ai sáng suốt thì sự việc sẽ không phát sinh? Là “ta”, chính “ta” cần phải sáng suốt. Cho nên, thái độ làm việc quan trọng.

HẾT TẬP 33 – Xin xem tiếp tập 34 – Quần Thư Trị Yếu 360


Chia sẻ bằng cả trái tim. Công đức vô lượng!