Chia sẻ bằng cả trái tim. Công đức vô lượng!

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360 GIẢNG GIẢI – TẬP 61

Chủ giảng: Thầy giáo, Tiến sĩ Thái Lễ Húc
Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ, Mộ Tịnh Cư Sĩ, Phước Tịnh Cư Sĩ
Thuyết minh: Hạnh Quang
Download toàn bộ MP3



Quần thư trị yếu 360 – Tập 61

TU THÂN – TỀ GIA – TRỊ QUỐC – BÌNH THIÊN HẠ

Kính thưa các trưởng bối tôn kính, các bằng hữu! Xin chào mọi người!

“Quần Thư Trị Yếu 360” của chúng ta đã đi vào mục thứ hai của phần “thần thuật”. Trong cuộc sống, trong gia đình, đối với cha mẹ chúng ta cũng là phận bề tôi, là con cái. “Đạo bề tôi”, “đạo làm con” trong mục này, đối diện với lãnh đạo chúng ta cũng phải đóng nhân vật bề tôi này. Cho nên, con người phải thâm nhập Kinh điển mới biết được làm thế nào để diễn tốt vai diễn của cuộc đời.

Tiết học trước chúng tôi có nói đến bề tôi phải “lập tiết”, lập nên phẩm hạnh, lập nên đức hạnh tốt đẹp. Bề tôi phải biết “tận trung”, tận tâm tận lực giúp đỡ lãnh đạo, tận tâm tận lực thành tựu cho sự nghiệp của tập thể, công lao và sự nghiệp của tập thể. Tiếp theo nhấn mạnh bề tôi có bổn phận can ngăn, có bổn phận tiến cử hiền tài. Trước đây người xưa là quan, mão để đội được gọi là mão tiến hiền, luôn nhắc nhở bản thân phải vì đất nước, vì đoàn thể mà tiến cử hiền tài.

Giả như làm quan, làm lãnh đạo mà không thể tiến cử hiền tài, vậy là chưa làm tròn nhiệm vụ. Cho nên trước đây, người làm quan phán xét thành tích của họ xếp ở vị trí đầu tiên, chính là xem họ đã tiến cử được bao nhiêu hiền tài. Điều này vô cùng quan trọng. Bản thân họ có năng lực hơn, cũng là tài năng của một người. Họ biết tuyển cử hiền tài, thương cảm, yêu thương hiền tài, một đời làm quan của họ có thể giúp đỡ quốc gia, đoàn thể, tuyển cử mười mấy, thậm chí trên một trăm người tài.

Chúng tôi xem tiểu sử của những vị Thánh Hiền, trong đó có Phạm Công, có cụ Lâm Tắc Từ, bất cứ lúc nào họ cũng có sách vở ghi chép lại nhân tài, nắm bắt mỗi một cơ hội, vì quốc gia dân tộc mà tuyển cử người tài. Vì vậy Mạnh Tử có nói: “Vi thiên hạ đắc nhân vị chi nhân”. Sự nhân từ của họ biểu hiện ở chỗ nào? Luôn luôn nghĩ vì đất nước, vì nhân dân mà tiến cử hiền nhân, để cho những hiền nhân này có thể giáo hóa, có thể lợi ích cả một vùng.

Phần “khuyến gián” của chúng ta vẫn còn một câu, xin chia sẻ với mọi người. Thật sự lời khuyên can thích hợp có thể làm cho người lãnh đạo, đoàn thể tránh đi một quyết sách, phương hướng sai lầm. Có những lúc quyết sách, phương hướng sai lầm, thì cả đoàn thể, quốc gia đều có thể bị sụp đổ, diệt vong. Vì vậy, việc khuyên can có thể dẫn đến tác dụng xoay chuyển càn khôn. Khuyên can như thế nào trong đó vẫn là phải suy xét rất nhiều phương pháp, tu dưỡng, và còn có một số thời điểm.

Chúng ta lật đến trang 843, quyển thứ 6, đếm ngược hàng thứ 5. Trang 843, đoạn thứ 2. Trong mối quan hệ vua tôi của phần xử lý chính sự, Yến Tử luôn luôn xuất hiện. Ông là một trung thần vô cùng thành công, một bề tôi tốt, cho nên ông khuyên can quân vương cũng nhìn xa trông rộng vô cùng, nắm bắt thời cơ rất tốt.

Chúng ta xem hàng thứ 2, trang 843. Đây là một đoạn đối thoại. “Tề Cảnh Công vấn Yến Tử viết”. Tề Cảnh Công hỏi Yến Tử. “Trung thần chi sự quân, hà nhược?”. Trung thần phải làm như thế nào để phò tá quốc vương? “Hà nhược”, nghĩa là như thế nào. Phò tá là phụng sự quốc quân. Tiếp theo, “đối viết, hữu nan bất tử, xuất vong bất tống”. Yến Tử nói khi quân vương gặp nguy nan, trung thần không chết cùng, không cùng chịu kiếp nạn. Nếu như quốc quân xuất ngoại lưu vong, trung thần ngay cả việc đưa tiễn cũng không đi đưa tiễn. Chúng ta có thể tưởng tượng, khi Cảnh Công nghe đến chỗ này chắc chắn vô cùng ngạc nhiên, không được vui, “sao mà nói những lời như thế vậy?”. Chúng tôi đang nghĩ, những vị vua này xung quanh có rất nhiều bề tôi, cũng nói với vua không ít lời, vì vậy có thể có lúc nhà vua nghe nhiều người nói như vậy, nghe tới nghe lui, có lúc lực chú ý tập trung không đủ. Có những lúc vừa hỏi xong, có phải là nghe lỗ tai bên này lại đi ra lỗ tai bên kia không? Vì vậy Yến Tử vừa trả lời như thế, nhà vua vô cùng ngạc nhiên, sau đó rất chú ý, “rốt cuộc là có ý gì đây, khanh nên nói rõ cho trẫm biết”. Chú ý lời nói phía dưới. Vì vậy việc này cũng là rất lanh trí, dùng tất cả mọi cách làm cho nhà vua chú ý, để ông tiếp nhận những lời cần muốn nói. Mà Yến Tử nói xong, “công bất duyệt viết”. Cảnh Công không được vui nói rằng: “Quân liệt địa nhi phú chi, sơ tước nhi quý chi”. Nhà vua phân ruộng đất cho những vị đại thần này, để cho họ hưởng sự giàu sang, sau đó thì phong chức tước, để cho họ được tôn quý. Thương yêu như vậy, quan tâm như vậy, sao lại có thể “hữu nạn bất tử, xuất vong bất tống, kỳ thuyết hà dã”. Trẫm đối với họ tốt như vậy, khi trẫm gặp nạn mà họ lại có thể không cùng chịu hoạn nạn với trẫm? Hơn nữa khi trẫm xuất ngoại lánh nạn, ngay cả đưa tiễn cũng không có. Lời nói này, rốt cuộc phải giải thích như thế nào, phải nói như thế nào? “Lời can gián nếu như được dùng, suốt đời vua sẽ  không có nguy nan, trung thần cần gì phải chết”. Yến Tử nói những lời của trung thần đã khuyên can nhà vua đã dùng, có thể tiếp nhận, thường những nguy nan này vừa bắt đầu là trốn tránh.

Trước đây chúng tôi nói phần “khuyến gián” này: thứ nhất gọi là phòng, thứ hai là cứu, thứ ba là giới. Trung thần có trí tuệ, tai họa chưa hình thành họ đã đề phòng rồi, thậm chí hơi có một chút dấu vết họ nhanh chóng khắc phục, hóa giải nó đi. Cho nên đương nhiên, “lời can gián nếu như được dùng, suốt đời vua sẽ không có nguy nan”.

Hiện nay rất nhiều người thường khi cuộc sống gặp phải nhiều vấn đề, đều cảm thấy rất khó giải quyết, đều là do không ngăn chặn sai lầm ngay từ đầu, khi quá nghiêm trọng mới nghĩ đến việc xử lý, mới nghĩ đến việc giải quyết. Thí dụ như vấn đề của cơ thể bị mắc bệnh ung thư, muốn giải quyết, mức độ khó khăn rất cao. Không giáo dục trẻ em từ nhỏ, đợi chúng đến mười mấy tuổi sẽ bị tổn hao tâm trí. Hiện nay việc nhà vua chuyên tâm là, “khi trẫm gặp khó khăn, trẫm gặp nạn, có ai chịu đi lánh nạn cùng với trẫm hay không?”. Vua để ý là vấn đề này, đây là tình cảm. Nói thật, một vị vua giả như để cho quốc gia chịu phải đại nạn thì xấu hổ vô cùng, ở đó còn nghĩ ai sẽ cùng đi lánh nạn với ông.

Vì vậy các vị xem, một người lãnh đạo chỗ của họ nghĩ không thể là tình cảm, là lý trí, có trí huệ, có thể nhìn xa trông rộng, có thể nhìn rõ sự việc sắp xảy ra, có thể đề phòng cẩn thận. Vì vậy, điểm này của Yến Tử cũng là nâng cao trí tuệ nhìn nhận sự việc cho Cảnh Công. Vì vậy có thể tiếp nhận những lời khuyên ngăn này, vậy thì bề tôi cớ gì phải cùng chết cùng với bệ hạ chứ? Căn bản là không thể có tai nạn, “bề tôi cần gì phải chết chứ”. “Mưu nhi kiến tòng, chung thân bất xuất, thần hà tống yên”. Hết thảy những mưu lược dành cho quốc gia đều được dùng, thì đất nước rất ổn định, sẽ không xảy ra tình huống nhà vua phải bỏ trốn, vậy thì trung thần cần gì phải đưa tiễn vua. “Nhược ngôn bất dụng, hữu nan nhi tử, thị vọng tử dã”. Nếu như lời khuyên can không được tiếp nhận, sau đó vua gặp nguy nan, bề tôi chết cùng với vua, vậy đó là cái chết vô ích, cái chết mù quáng. “Mưu nhi bất tòng, xuất vong nhi tống, thị trá ngụy dã”. Cống hiến nhiều mưu lược, nhưng nhà vua không tiếp nhận, khi nhà vua bỏ trốn mà vẫn đưa tiễn nhà vua, hành vi như vậy là có  chút giả dối. “Trung thần dã giả”. Trung thần thể hiện ở chỗ nào? “Năng nạp thiện ư quân”. Có thể dâng lên nhà vua những lời khuyên can khéo léo, có thể sớm hướng dẫn nhà vua nhìn thấu nền tảng của vấn đề, dấu vết của vấn đề, sau đó thì hóa giải. “Nhi bất dữ quân hãm ư nan giả dã”. Trung thần thì không thể không mong muốn sa vào cảnh nguy nan cùng với nhà vua, trung thần phải có trí huệ, không thể để nhà vua cùng với bản thân mình sa vào nguy hiểm.

Chúng ta xem đoạn này, Yến Tử vô cùng khéo léo, dùng lối nói ngược để cho Cảnh Công sửng sốt. Tiếp theo đoạn này, có thể suốt cả cuộc của Cảnh Công cũng không quên, vì vậy khuyên can phải nên dùng phương tiện khéo léo. Cũng giống như vậy, là thời kỳ Xuân Thu. Quốc Vương Tấn Bình Công của nước Tấn, có một hôm đúng lúc ngồi cùng với nhạc sư Sư Khoáng. Nhạc sư đều là những người bị mù, vì muốn sáng tác của họ hay hơn, có thể giáo hóa người dân. Vì chuyên chú cho việc sáng tác ca khúc, nhạc sư đã làm cho đôi mắt mình bị mù. Bình Công nói với Sư Khoáng: “Có l khanh rất đen tối”. Chữ “đen” này, là màu mực đen. Thời đó hai chữ “đen tối” này, chính là chỉ, “chắc chắn là khanh rất mờ mịt, cái gì cũng không nhìn thấy được”. Sư Khoáng nghe nhà vua nói với ông câu này, “khanh thật đáng thương, đôi mắt không nhìn được chắc chắn là rất mờ mịt”. Ngay cơ hội này cũng liền nắm bắt để khuyên can. Sư Khoáng nói: “Thần có nghe qua năm loại đen tối, năm tình huống như thế này mới là vô cùng hôn ám. Cặp mắt mù lòa của thần được gọi là tiểu hôn ám, năm tình huống này gọi là đại hôn ám, đây mới là sự xấu xa to lớn”. Là những tình huống nào? Thứ nhất, là tập tục đưa hối lộ của cả quốc gia quá nhiều, người dân bị làm hại, chịu sự oan khuất mà không có nơi để bày tỏ. Đây là điều hôn ám thứ nhất. Điều này có lẽ là đang nhắm vào tình huống của nước Tấn mà nhắc nhở từng việc. Nhưng mà mọi người phải nhìn thấy, trung thần lúc nào cũng nghĩ, “lúc làm quan thường phải tận trung, lúc bãi triều ở nhà thường nghĩ phải tu bổ khuyết điểm của bản thân”. Tin tưởng Sư Khoáng không phải nhất thời khởi ý như vậy, việc này không biết ông đã chuẩn bị bao lâu rồi mới hiểu rõ tất cả tình huống của quốc gia, nắm bắt cơ hội này mà phân tích tình huống được rõ ràng. Điều thứ hai, gọi là trung thần không dùng mà dùng thần bất trung. Người trung thành không dùng, đều dùng những người tâng bốc, xu nịnh. Những người không có năng lực, không có đức hạnh, đều ở vị trí trên cao, ức hiếp những người hiền đức, đây là điều hôn ám, đen tối thứ hai. Điều thứ ba, là gian thần đang lừa dối, thật sự là ngân khố quốc gia đã trống rỗng, những tình huống này đều bị bọn họ giấu giếm, vua chẳng hề hay biết, những người hiền đức đều bị xua đuổi, kẻ gian tà thì vinh hiển. Triều đình mà kẻ tiểu nhân lộng quyền rất nguy hiểm, đây là điều thứ ba. Điều thứ tư, là quốc gia bần cùng, nhân dân vô cùng khốn đốn, còn bị mệt mỏi, không quan tâm đến người dân. Cho nên giữa quan và dân bất hòa, trên dưới bất hòa, tốn kém tiền tài, ưa thích buông thả dục vọng, sử dụng vũ lực, lúc dùng vũ lực, ở xung quanh lại là những kẻ nịnh bợ, đây là điều hôn ám thứ tư. Điều hôn ám thứ năm, “chí đạo bất minh, pháp lịnh bất hành”. Hành vi của quan lại không đoan chánh, nghĩa là toàn bộ đạo trị quốc bất minh, luật lệ thì thay đổi liên tục, quan lại thì tham ô hủ bại, người dân thì hàng ngày nom nớp lo sợ, đây là điều hôn ám thứ năm. Vì vậy thưa bệ hạ, mắt hạ thần không nhìn thấy là tiểu hôn ám; năm sự việc này, mỗi một sự việc đều đủ để làm nguy hại cho quốc gia, nếu như bệ hạ không nhìn thấy thì điều đó gọi là đại hôn ám. Vì vậy có ý nghĩa là, “những điều đó của bệ hạ mới gọi là đen tối, trường hợp của hạ thần không được xem là đen tối”.

Các vị xem, thời cơ này được nắm bắt hay như vậy. Rất nhiều câu chuyện giống như vậy của Yến Tử trước đây chúng tôi có kể cho mọi người rồi, chúng ta xem vô cùng ngưỡng mộ đức hạnh Yến Tử, có trí tuệ, khéo léo cao độ. Vì vậy, nói đến những câu chuyện của Thánh Hiền, chúng ta phải kỳ vọng bản thân mình noi theo các vị đó, vì đoàn thể, vì văn hóa Trung Hoa mà nói lên lời trung thực. Chẳng trách thảo nào cụ Tư Mã Thiên đã đi qua nhiều địa phương, nghe được những câu chuyện của người hiền đức giống như Yến Tử, ông đều cảm thán. Nếu như có thể dắt ngựa giúp Yến Tử, thì cụ cũng vô cùng vui sướng, đủ thấy cụ tâm cảnh Mã Thiên ngưỡng mộ hiền tài như vậy, ngưỡng mộ bậc Thánh Hiền. Vì sao cụ có thể viết được bộ “Sử Ký”? Có thể với cõi lòng của bậc Thánh Hiền như vậy không phải là không có đạo lý, “một phần thành kính thì được một phần lợi ích, mười phần thành kính thì được mười phần lợi ích.

Trong sự can ngăn của Yến Tử, có một lần Cảnh Công vừa đi ra ngoài, lên núi nhìn thấy con hổ, đến bên một đầm nước nhìn thấy con mãng xà, tâm trạng của Cảnh Công không được tốt. Sao mà hôm nay lại liên tục gặp phải những chuyện như vậy, có phải không được may mắn phải không?. Cho nên trở về mà trong tâm bất an, nhìn thấy Yến Tử liền hỏi, “hôm nay trẫm gặp phải hổ, lại gặp mãng xà, có phải trẫm không được may mắn phải không?”. Yến Tử nắm lấy cơ hội này liền nói: “Thưa bệ hạ! Ngài nhìn thấy hổ, nhà của nó vốn là ở nơi đó; Ngài nhìn thấy mãng xà, cũng đúng là nhà của nó ở đó. Việc này không được xem là không may mắn, việc không may mắn nhất là đối với quốc gia có ba điều. Có người hiền tài mà không biết, đó là điều không may thứ nhất; biết mà không có thể dùng điều không may thứ hai; dùng mà không tin tưởng là điều không may thứ ba. Các vị xem, Cảnh Công hỏi có một câu nhưng Yến Tử trả lời cách dùng người. Tiến cử hiền tài, dùng bậc Thánh Hiền, là mấu chốt của việc trị quốc. “Nhân tồn chính cử”, vô cùng quan trọng.

Chúng ta xem “thần thuật”, điều thứ tư chính là “cử hiền”. Vì đất nước mà tuyển cử hiền tài. Điều quan trọng này, điều mà Yến Tử vừa mới nói. Các vị phải nên biết hiền tài, biết được thì phải dùng họ. Sau khi dùng, bất luận là tình huống như thế nào thì các vị cũng phải tin tưởng họ. Các vị không nên vì lời nói xấu của người khác mà phủ nhận họ, các vị không nên vừa nghe được những lời hủy báng thì nhảy cẫng lên, thậm chí là giết nhầm trung thần, việc này không được.

Lần trước, chúng tôi có nói đến một đoạn đối thoại của Khổng Tử và Tử Cống. Đoạn đối thoại này vô cùng sâu sắc. Rốt cuộc một người tận tâm tận lực làm công việc tốt đẹp vẫn không thể gián đoạn tiến cử hiền tài là đức hạnh tốt, đương nhiên Khổng Tử nêu lên thí dụ của Quản Trọng và Tử Sản. Hai vị này là tướng tài đức, mà quan trọng nhất là Bào Thúc Nha và Tử Bì có thể tiến cử những người như vậy. Hai vị này hoàn toàn không có tâm đố kỵ, hoàn toàn một lòng vì quốc gia, chí công vô tư tiến cử hiền nhân làm cấp trên của họ. Vì vậy tiến cử hiền tài thật sự là đức hạnh tốt. Khổng Tử cũng hỏi Quản Trọng có tiến cử hiền tài không? Tử Sản có tiến cử hiền tài không? Sự tiến cử hiền tài vẫn có mức độ khác nhau.

Chúng tôi xin nói một thí dụ rất thú vị, cũng là vào thời Xuân Thu. Vua của nước Ngụy là Ngụy Văn Hầu, có một lần hỏi vị quan Lý Khắc Tuần, “đất nước chúng ta, ai làm quan tể tướng tương đối thích hợp?”. Đây là đại sự. Tể tướng chỉ dưới quyền có một người mà trên vạn người, là linh hồn, là trụ cột của quốc gia. Rốt cuộc Lý Khắc nói: “Thân phận của thần là kẻ thấp hèn, tốt nhất là không nên tham dự vào ý kiến, mưu lược của người cấp trên. Thần là người sơ viễn, không nên tham dự vào mưu lược của những người tương đối thân thiết. Thần là người ngoài, không nên tham dự vào những mưu lược nồng cốt”.

Các vị xem, người xưa tiến thoái đều có chừng mực, trước tiên thăm dò thử có phải thật sự là để cho mình nói hay không? Trước tiên là khiêm hạ, thân phận của thần thấp như vậy, đừng hỏi hạ thần. Văn Hầu lập tức nói: “Khanh đừng có xa cách như vậy, sự việc trọng đại như vậy trẫm trọng dụng khanh không chỉ là mong muốn khanh vì quốc gia mà cống hiến tâm sức, sự việc lớn thế này khanh hãy nói nhanh đi”. Lý Khắc nhìn thấy nhà vua khẳng định như vậy, đương nhiên là phải nói. Nói việc này phải có kỹ xảo. “Thưa bệ hạ, ngài chỉ cần xem xét mấy điểm này, thì ngài sẽ biết chọn người nào làm tướng quốc”. Các vị xem, đến việc chọn ai cũng không nói ra, chỉ nói với nhà vua, ngài tự mà phán đoán. Ông ấy nói: Bệ hạ xem, sau khi ông ấy vinh hiển, người mà ông ấy tiến cử là ai. “Quý thị kỳ sở cử”, “phú thị kỳ sở dữ”. Lúc người đó vô cùng giàu có, ngài hãy xem người đó giao du với ai? Ngài hãy xem người đó dùng tiền vào việc gì? Là dùng tiền để bồi dưỡng nhân tài, dùng tiền để chăm sóc người dân, hay là dùng tiền để mưu cầu thế lực cho bản thân mình, hay là hưởng thụ cho chính mình. “Cùng thị kỳ sở bất vi”. Lúc người đó khốn cùng rất có khí tiết, tuyệt đối không làm những việc không nên làm. “Không khuất phục trước mọi thế lực”. “Bần thị kỳ sở bất thủ”. Nghèo khó đến nỗi chẳng còn gì để ăn, nhưng người đó vẫn không khởi ý niệm tham. Từ những điểm này, thưa bệ hạ, tự ngài có thể phán đoán.

Văn Hầu cũng không hề đơn giản, nghe xong thì gật gật đầu, “được rồi, trẫm biết rồi”. Lý Khắc rời khỏi triều đình, đi đến nhà của Trác Hoàng, rốt cuộc Trác Hoàng tiến cử Lý Khắc để vua trọng dụng.

Trác Hoàng, mọi người có nhớ không? Trước đây, Ngụy Văn Hầu không phải hỏi, “trẫm là vị vua như thế nào?”. Mọi người đều nói: “Thưa bệ hạ, ngài rất nhân từ, ngài rất nhân từ, vị vua nhân từ”. Gặp phải Trác Hoàng, Trác Hoàng nói, “lần trước khi bệ hạ đánh đến Trung Sơn, đáng l phần đất đó phân cho em trai của bệ hạ mà không phải cho con trai của bệ hạ. Ngài không nhân từ, tâm tự tư quá nặng”. Ngụy Văn Hầu nghe xong rất tức giận, “nhà ngươi đi ra ngoài ngay”. Sau đó bầu không khí có phần kỳ lạ, bầu không khí có chút căng thẳng. Ngụy Văn Hầu tiếp tục hỏi vị quan là Nhậm Tọa: “trẫm là vị vua thế nào?”. Nhậm Tọa nghiêm túc trả lời: “Ngài là vị vua nhân từ”. Ngụy Văn Hầu lúc này nghe không được dễ chịu, có chút không thoải mái. “Vì sao ngươi nói trẫm là vua nhân từ”, dò hỏi Nhậm Tọa. Các vị xem, vị quan tài đức này vì sao gặp phải tình cảnh thế này mà điềm tĩnh như vậy? Ông không có ham muốn thì sẽ giữ được sự chính trực, chẳng qua là không làm quan nữa chứ có việc gì nghiêm trọng. Cho nên rất điềm tĩnh, “thưa bệ hạ, thần nghe nói vị vua nhân từ thì những vị quan bên dưới vô cùng chánh trực, vừa rồi Trác Hoàng chánh trực như vậy, chứng tỏ là bệ hạ rất nhân từ”. Nghe xong liền cho tìm Trác Hoàng trở về, phong cho ông ấy là thượng khanh. Trác Hoàng cũng không đơn giản, rất chánh trực, lại giúp đỡ quốc gia tiến cử người hiền tài như là Lý Khắc. Trác Hoàng biết nhà vua muốn hỏi Lý Khắc về người hiền tài làm tể tướng, cho nên Lý Khắc rời khỏi triều đình là rất có ý nghĩa. Lý Khắc trực tiếp đi đến nhà của Trác Hoàng, Trác Hoàng liền hỏi, tướng quốc là ai vậy?. Lý Khắc trả lời: “Lý Thành Tử làm tướng quốc. Trác Hoàng không được vui, “tại sao là Lý Thành Tử chứ?”. Trác Hoàng có thể nghĩ, huynh tiến cử Lý Thành Tử, tại vì sao không tiến cử tôi chứ, liền không được vui. Lý Khắc liền nói: “Vì sao huynh không được vui vậy?. Huynh tiến cử đệ là để làm việc cho quốc gia, không phải tiến cử đệ là để tạo ra phe phái cho chúng ta. Hơn nữa, đệ đâu có nói tiến cử Lý Thành Tử, đệ chỉ nói có mấy câu, là để cho nhà vua tự phán đoán. Liền nói, “quý thị kỳ sở cử, phú thị kỳ sở dữ”. Chính là phán đoán mấy điều này. Bởi vì nói những điều này để phán đoán, cho nên nghĩ nhà vua có lẽ dùng Lý Thành Tử. Trác Hoàng lại nói: “Nhưng mà đệ xem, đệ là người huynh tiến cử, thái thú Tây Hà cũng là do huynh tiến cử, thầy của thái tử cũng là do huynh tiến cử, chiến dịch lần nào thắng lợi thì vị tướng đó là do huynh tiến cử, chẳng l huynh không vì quốc gia hay sao? Huynh đã tiến cử nhiều người tốt như vậy”. Lý Khắc tiếp tục nói: “Những người huynh tiến cử chỉ có thể làm bề tôi, những người mà Lý Thành Tử tiến cử đều có thể làm thầy của vua. Lúc đó nước Ngụy có mấy vị đức hạnh rất tốt, như là Bốc Tử Hạ, Đoàn Cang Mộc, Điền Tử Phương, đức hạnh đều là thầy của Ngụy Văn Hầu, đều là do Lý Thành Tử tiến cử. Hơn nữa, 9/10 bổng lộc của Lý Thành Tử toàn bộ đều đem kết giao với những vị Thánh Hiền này, cuối cùng là tiến cử họ cho nhà vua, đem lo cho người dân, tiến cử người tài đức. Vì vậy, đệ nhận xét từ những câu này mà nhà vua chắc chắn biết lựa chọn Lý Thành Tử”. Trác Hoàng nghe xong cảm thấy hổ thẹn, “đệ nói rất có lý, thực tế huynh thấy hổ thẹn vô cùng, nên cố gắng điều chỉnh mới có thể học theo đệ được”. Trong lúc Trác Hoàng đang hổ thẹn, đột nhiên có người đến báo, “Lý Thành Tử làm tướng quốc rồi”. Lời của Trác Hoàng mới nói được có một nửa, đang ở đó hổ thẹn, lại nghe được thông tin này, đứng ở bên cạnh bộ mặt đều lộ vẻ hổ thẹn.

Chúng ta thấy người xưa rất đáng yêu, mọi người nói hợp lý thì lập tức sự tức giận chuyển thành sự hổ thẹn, ba tháng sau vẫn chưa dám ra ngoài, cảm thấy không dám gặp những người có đức giống như Lý Khắc, cảm thấy bản thân mình quá nông cạn. Thật sự, Trác Hoàng tiến cử những vị này thì sự cống hiến đối với quốc gia không hề đơn giản, nhưng phân tích ra, mọi người nhìn thấy cảnh giới của Lý Thành Tử cao hơn mình liền cảm thấy hổ thẹn, vẫn biết phải noi theo. Vì vậy, nghe lời khuyên can như vậy đều có thể suy nghĩ mà tiếp nhận, điều này thật tuyệt vời. Vì vậy họ mới có thể, “đức tiến dần, lỗi ngày giảm”. Cho nên việc tiến cử hiền tài vẫn có phần trình tự, người được tiến cử đều có trí huệ đủ để làm thầy của bậc lãnh đạo. Vì vậy chúng ta xem đến phần “cử hiền”, có thể lợi ích cho cả quốc gia, đoàn thể, đương nhiên hết lòng vì việc chung, tâm lượng của họ vô cùng lớn. Cho nên họ chiêu cảm được phước phần rất lớn, thậm chí những vị trung thần này đều che chở cho con cháu đời sau.

Chúng ta tiến thêm bước nữa mà quan sát, những vị trung thần này họ có thể tiến cử hiền tài, chủ yếu vẫn là họ nhận thức được nhân tài đối với quốc gia là vô cùng quan trọng. Hơn nữa, họ biết được làm thế nào để chọn người tài, những nhân tài này có tính chất gì đặc biệt. Thí dụ như chọn người hiếu thảo, liêm khiết, đây là tiêu chuẩn của nhân tài. Thí dụ như trong “Luận Ngữ”, Khổng Tử có nói, “người gặp việc biết lo lắng, khéo mưu tính để thành công”. Đó là nhân tài chứ không phải cái dũng của kẻ thất phu, phải là người vô cùng điềm tĩnh, thận trọng, cẩn thận, đó mới là nhân tài. Bao gồm hiền tài, còn có một tiêu chuẩn rất quan trọng. Trong “Đại Học” khuyên bảo vô cùng hay. Trong “Đại Học” nói: “Thiên Tần thệ nói: Nếu như có được một đại thần thật thà thành khẩn, chẳng có tài năng, chỉ có tấm lòng khoan hòa, như chứa được một lượng lớn, thì tài năng của người khác khác nào như đại thần ấy có tài năng; đức tốt của người khác đại thần ấy thật lòng ưa thích, chẳng những là tự miệng nói ra, mà thực sự có thể dung nạp, nên có thể che chở cho con cháu và trăm họ của ta mà còn có lợi cho cả đất nước!. Đoạn này nói, một người thật sự có thể cử hiền tài, việc tu dưỡng nồng cốt nhất đều nằm trong đoạn này, “Tần Thệ”. Đoạn này trích từ trong “Thượng Thư”. Cho nên khi Tăng Tử chú giải “Đại Học”, cũng giải thích đoạn này trong “Thượng Thư”, cũng là đại biểu cho việc trị quốc có thể có được sự khoan dung độ lượng như vậy. Nếu như bề tôi mong được hiền tài như cơn khát nước, thì đất nước đó người dân sẽ có được phước phần.

Điển tích này là Tần Mục Công có một lần cho quân tấn công nước Trịnh. Những vị đại thần, cựu thần, khuyên vua không nên đánh, nhà vua không nghe. Nước Trịnh ở Hà Nam, nước Tần ở Thiểm Tây, mà nước Tấn thì ở Sơn Tây, quan hệ của họ là ba góc của một tam giác. Giả như nước Tần tấn công nước Trịnh ở Hà Nam, nước Tấn dần dần có thể bị uy hiếp, cho nên nước Tấn lợi dụng lúc nước Tần muốn đánh nước Trịnh liền đánh đòn phủ đầu. Ở nơi địa thế rất hiểm yếu, đánh tan tác đội quân của nước Tần, thương vong vô cùng nghiêm trọng. Lúc đó, khi sắp xuất binh, một vị đại thần của nước Tần khóc nức nở, bởi vì ông có người con đang ở trong đội quân này, họ nhìn thấy được sau khi xuất binh là vô cùng nguy hiểm. Tần Mục Công không tiếp nhận, cho nên thương vong rất trầm trọng. Rốt cuộc sau khi trở về, Tần Mục Công đối diện với lỗi lầm của mình, cũng là hiếm thấy. Ông vô cùng xấu hổ mà nói lời thề này, sám hối trước mặt của bề tôi, sau đó thì nhấn mạnh, hôm nay trẫm thảm bại như vậy chính là do không nghe lời của những hiền thần. Cho nên ông cho rằng, phước phần lớn nhất của quốc gia chính là có những vị đại thần tài đức.

HẾT TẬP 61 – Xin xem tiếp tập 62 – Quần Thư Trị Yếu 360


Chia sẻ bằng cả trái tim. Công đức vô lượng!