Chia sẻ bằng cả trái tim. Công đức vô lượng!

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360 GIẢNG GIẢI – TẬP 7

Chủ giảng: Thầy giáo, Tiến sĩ Thái Lễ Húc
Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ, Viên Đạt Cư Sĩ, Mộ Tịnh Cư Sĩ, Phước Tịnh Cư Sĩ
Thuyết minh: Hạnh Quang
Download toàn bộ MP3



Quần thư trị yếu 360 – Tập 7

TU THÂN – TỀ GIA – TRỊ QUỐC – BÌNH THIÊN HẠ

Kính thưa các vị trưởng bối, các vị đồng học, xin chào mọi người! Chúng ta chính thức bắt đầu học tập 360 câu này. Đầu tiên là từ “quân đạo”, cương mục quang trọng này. Chúng ta nhìn thấy “quân đạo”; “quân” là chỉ quốc vương, nói rộng ra là những người lãnh đạo đều gọi là quân. Vậy trong gia đình có quân hay không, gia tộc có quân hay không? Chúng ta thấy trong “Gia Nhân Quái” của “Kinh Dịch” trực tiếp chỉ ra: “Gia nhân hữu nghiêm quân yên, phụ mẫu chi vị dã”. Một vị quân oai nghiêm trong gia đình chính là cha và mẹ. Một  gia đình phải có người dẫn đầu, hơn nữa người đó phải oai nghiêm, có thể dẫn dắt lèo lái cả gia đình con cái.

“Ân oai bính thí”. Trong một  gia đình, cha mẹ chẳng oai nghiêm, đặc biệt là ph nghiêm mẫu từ, người cha chẳng oai nghiêm thì tập khí của con cái rất khó hàng phục được, chúng sẽ ngỗ nghịch, chúng chẳng giữ phép tắc. Bản thân chúng ta hãy nhớ lại giai đoạn trưởng thành, chỉ cần có cha mẹ ngồi ở đó chúng ta chẳng dám rối loạn. Có một số việc giải quyết chưa được ổn thỏa, chỉ cần người cha để mắt một chút lập tức sẽ ổn ngay. Cha nghiêm, người cha ở đây chính là quân.

Trước đây là đại gia tộc, một – hai trăm người cùng sống chung với nhau. Vai vế cao nhất, công nhận người có đức hạnh, có địa vị nhất đứng đầu của một gia tộc là quân. Cho nên một người mà thái độ của anh ấy tôn trọng lãnh đạo, sự thật là đã được bồi dưỡng từ trong gia đình. Cả một gia tộc lớn đều có thái độ này. Vấn đề hiện nay là đại gia tộc (ba – bốn trăm người cùng sống chung) đã ít rồi, hầu như không còn nhìn thấy nữa. Sự đoàn kết của cả đại gia tộc; mọi người chung sống với nhau, loại phép tắc, trí huệ này có khi trẻ em chưa chắc đã học được, gồm cả hiếu đạo rất là khó học. Ông bà nội không có ở bên cạnh, giả như cha mẹ rất cưng chìu, vậy là đứa trẻ học chẳng được thì làm sao mà tôn trọng bậc trưởng thượng, làm sao để ngoan ngoãn vâng lời bậc trưởng thượng thì chúng lại càng không thể học được. Hiếu để chẳng học được thì cái gốc làm người của chúng không có. Giá trị thâm sâu của cả một nền văn hóa cổ, thế hệ này của chúng ta nhất định phải thực hiện cho rõ ràng thì mới có thể truyền lại đời sau. Có lúc cũng phải nghĩ, người ngoại quốc họ nghiên cứu còn kỹ càng hơn chúng ta.

Lúc trước chúng tôi đến Đại học Cambridge, nhìn thấy những lớp của sinh viên tiến sỹ viết luận văn về Mạnh Tử, viết luận văn về Vương Duy nói tiếng Bắc Kinh rất lưu loát, họ nói còn chuẩn hơn tôi nữa, tôi ngồi bên dưới mà cảm thấy hổ thẹn. Hơn nữa, những nhà khoa học ở Âu Châu, trước khi đại chiến lần hai đã có nghiên cứu vì sao bốn nền văn minh cổ đại chỉ còn tồn tại duy nhất nền văn minh cổ Trung Hoa, đạo lý là ở đâu? Họ đi sâu nghiên cứu mới phát hiện ra là do dân tộc Trung Hoa xem trọng giáo dục gia đình. Xem trọng việc giáo dục gia đình mới có thể có được con hiền cháu thảo, mới có được những vị trung thần cho quốc gia. Điều logic này vừa suy ra là đã hiểu giáo dục là quan trọng nhất. Hơn nữa, tổ tiên của chúng ta đã giáo dục cho chúng ta bắt đầu dạy từ lúc còn ở trong thai, giáo dục cho đến ba tuổi, toàn bộ mười tháng mang thai cho đến khi được sinh ra. Ba năm một ngàn ngày là học tập theo hành nghi của cha mẹ. Cái gốc đức hạnh của họ đã được cắm sâu.

Hiện nay cái gốc đó của chúng ta đã lơ là mất rồi, đến khi lớn lên thì xảy ra vấn đề, rất phiền phức, giải quyết chẳng dễ dàng. Vì vậy, phần văn hóa tốt bản thân chúng ta phải biết rõ, sau này sẽ do chúng ta đảm nhiệm công việc này, do chúng ta dần dần khôi phục cái truyền thống tốt đẹp này.

“Bát loạn phản chánh, hiển chánh phá tà, bắt đầu làm từ nơi bản thân mình. Vì vậy có nhiều người rất đáng ngưỡng mộ, sau khi học xong liền đón cha chồng mẹ chồng về nhà, cùng chung sống với nhau. Đây là những người có sự quyết tâm. Muốn thành tựu công việc mà không có sự quyết tâm, chẳng bền lòng thì làm chẳng thành tựu, phải chân thật làm mới được. Vì vậy, chữ quân này từ nơi gia đình, gia tộc. Rộng ra là đoàn thể, lãnh đạo, đều được chứa trong chữ quân này. Hơn nữa, tổ tiên chúng ta vô cùng tôn sùng ba nhân vật là “quân – thân – sư”. Ba nhân vật này đối với gia đình, đối với xã hội, quốc gia có sự ảnh hưởng đặc biệt to lớn, cho nên trước đây trong số bài vị của tổ tiên có thờ một bài vị thiên địa “quân – thân – sư”. Đương nhiên “quân – thân – sư” cũng là làm theo sự vô cầu lợi của thiên địa, đức hạnh của thiên địa, đến để đóng tròn vai của nhân vật đó. Xã hội động loạn nhất định vấn đề này bắt đầu động loạn là từ nơi “quân – thân – sư”. Bậc trưởng thượng không làm tốt “quân – thân – sư” thì người ở dưới chẳng tôn kính “quân – thân – sư”, quốc gia này sẽ loạn.

“Hiếu Kinh” dạy chúng ta: “Yếu quân giả vô thượng”. Không tôn trọng quân; “phi thánh nhân giả vô pháp”, không tôn trọng bậc Tiên sư Thánh Hiền; “phi hiếu giả vô thân” là chẳng kính trọng cha mẹ; “thử đại loạn chi đạo dã”. Chúng ta hiện nay nhìn thấy những hiện tượng trong gia đình, xã hội, hai – ba thế hệ không có học văn hóa truyền thống. Không nên yêu cầu bất kỳ người nào, ai học trước thì tự yêu cầu bản thân mình.

“Chánh kỷ nhi bất cầu ư nhân, tắc vô oán”. Chấn chỉnh mình để cảm hóa người khác. Hiện nay chẳng phải vua đi yêu cầu quan, thầy đi yêu cầu trò, cha đi yêu cầu con, không có cách nào yêu cầu, bởi vì họ không có nền tảng. Phải là những người đã học, người trưởng thượng trước tiên phải làm tốt. Làm tốt rồi thì tự nhiên đức hạnh đó cảm hóa được người khác, tiếp theo là khơi dậy thiện căn của họ.

Hiện nay rất nhiều vị lãnh đạo nói thuộc hạ của họ rất khó dẫn dắt, giáo viên nói học trò chẳng nghe lời, cha mẹ nói con cái khó dạy bảo, những âm thanh này không nên nói ra nữa. Bởi vì oán giận đối sự thì chẳng giúp đỡ giúp đỡ được gì, hơn nữa càng oán giận thì càng thấy không có ai cũng làm tốt, chẳng nâng cao được chính mình. Thấy ai cũng chẳng được tốt là trong tâm vẫn còn oán giận, trong tâm còn đầy sự oán giận. Không còn ở trong đạo nữa thì làm sao có thể giúp đỡ được ai. Hơn nữa vừa nổi giận, vừa oán giận, “hỏa thiêu công đức lâm”, hoàn toàn bị đốt hết rồi. Cho nên “quân – thân – sư”, ba nhân vật này phải diễn cho tròn vai, cũng phải quán triệt ba tinh thần này thì mới có thể diễn tốt được. Là những tinh thần nào vậy? “Quân”.

“Dĩ thân tác tắc, thân tiên sĩ tốt”, thậm chí là biết được cách dùng người. Thái độ yêu cầu bản thân mình trước, đây là “quân đạo”. Người lãnh đạo phải biết áp dụng tinh thần của “thân” thì họ hiểu được quân nhân thần trung, yêu thương cấp dưới giống như đối xử với người trong gia đình vậy. Đây là tinh thần của “thân”.

“Sư” là dẫn đạo, giáo đạo, chỉ đạo, nắm bắt cơ hội nói rõ cho họ đạo lý làm người, làm việc. Có những lúc bình thường cũng phải nói. Có thể con cái, học trò, thuộc hạ chẳng thích nói đi nói lại, đúng lúc họ gặp đúng sự việc thì ấn tượng đặc biệt sâu, các vị nói với họ thì cả cuộc đời họ chẳng quên. Cho nên nhân vật “sư” này cũng thức tỉnh chúng ta không ngừng tăng cường tri thức đạo đức cho chính mình. Trí tuệ phương tiện khéo léo mới có thể diễn tròn tinh thần “sư” này. Cho nên “quân đạo” hoàn toàn không phải là nói nhân vật chính trị mới nên học. Chúng ta là phụ huynh, lãnh đạo của đơn vị, hoặc là giáo viên dạy học đều phải tuân thủ “quân đạo” thì mới có thể diễn tròn vai của chúng ta.

Chúng ta thấy thứ nhất là “tu thân”, điều thứ nhất trong “tu thân” trong “Thượng Thư” có nói đến “Ngũ Tử Chi Ca” của “Hạ Thư”. Nội dung của nó nói đến: “Huấn hữu chi, nội tác sắc ngoại tác cầm hoang, cam tửu thị âm, tuấn vũ điêu tường, hữu nhất vu thử, vị hoặc phất vong”. Chúng tôi vừa nói đến lời tựa của Ngụy thừa tướng có nhấn mạnh quyển sách này, nó đối với cả sự việc thủy chung xưa nay đầu đuôi ngọn ngành được thu thập rất tốt. Cho nên câu kinh văn này làm cho chúng ta quay về với lịch sử, sự phát triển của cả sự kiện. Câu này là ở trang ba mươi quyển thứ nhất của Quần Thư Trị Yếu, là từ trang hai mươi chín, bắt đầu từ hàng cuối cùng.

Đời nhà Hạ, chúng ta nên ôn lại lịch sử các triều đại một chút. Nghiêu, Thuấn, Hạ, Thương, Chu, Tần, Hán (thời Tam Quốc), Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều, Tùy, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, thứ tự của các triều đại của cả quá trình lịch sử mà Thái Khang của đời nhà Hạ. Chúng ta đọc Quần Thư Tri Yếu, chúng ta rất cám ơn Ngụy thừa tướng cùng với những vị đại thần đã biên tập. Các Ngài ngoài việc biên tập nguyên văn hoàn chỉnh còn đưa thêm phần chú giải rất dễ đọc, dễ hiểu. Chúng ta xem cả sự kiện lịch sử “Thái Khang thi vị dĩ dật dự”.

Phía dưới nói đến Thái Khang là cháu của vua đại Vũ, chính là con của dòng họ Khải. Đại Vũ chuyển sang họ Khải, đây là con của dòng họ Khải. Có một câu thành ngữ là: “Thi vị tố xan”. Hình như câu thành ngữ này ở Malaysia rất ít dùng, câu thành ngữ này rất thường dùng, các vị xem dịch câu chuyện đầu tiên là đã có. “Thi vị tố xan” có nghĩa là chịu trách nhiệm chính của công việc mà chẳng nghiêm túc làm, tiền lương cho viên chức chính phủ, ăn không bổng lộc của quốc gia. Ở đây dùng từ “thi vị” là đại diện cho việc họ không có trách nhiệm với nhiệm vụ, cho nên họ ở trên ngôi thiên tử mà chưa tận hết bổn phận, hơn nữa còn “dĩ dật dự”. Hai chữ “dật dự” này; “dật” chính là an nhàn, phóng dật; “dự” chính là ham thích vui chơi, chẳng cố gắng hết sức làm thiên tử. “Diệt quyết đức”, nghĩa là đức hạnh của họ càng lúc càng kém, làm mất đi đức hạnh của họ. “Lê dân hàm nhị”; chữ “nhị” này nghĩa là nhị tâm, tâm bất đồng với thiên tử. Mà nhân dân đã hai tâm thì thiên tử phải nên phản tỉnh, chắc chắn là đã để cho người dân quá khốn khổ mới bị như vậy. Vì vậy trong chú giải nói: “Quân tang kỳ đức, tắc chúng dân nhị tâm dã”. Thế nên, trong quan hệ ngũ luân chẳng phải yêu cầu đối phương nên đối với chúng ta như thế nào, luân thường cũng không có yêu cầu, luân thường là sự chiêu cảm tự nhiên. Nếu có yêu cầu đó là do ngã chấp của chúng ta quá nặng, khống chế dục vọng quá nặng, luôn yêu cầu người khác. Nếu họ nhân từ thì chiêu cảm được lòng trung thành của người dân.

Lê dân hàm nhị, nãi bàn du vô độ”. Người dân chẳng tín nhiệm họ, họ vẫn chưa tỉnh ngộ. “Bàn du”, mọi người có cảm giác quen thuộc không, sao các vị không thuộc một câu để cho tôi vui một  chút.

Lạc bàng du, tắc tư tam khu dĩ vi độ”. Gián ngôn của Thừa tướng Ngụy Trưng viết cho Đường Thái Tông, “gián Thái Tông thập tư sớ”, rất là đặc sắc. Một nhà chính trị, một nhà lãnh đạo tuân theo mười điều khuyến cáo này của Ngụy Thừa Tướng thì tuyệt đối sẽ lãnh đạo tốt. Đây là văn chương thiên cổ nên cố gắng lãnh thọ, cố gắng học tập. Tiến thêm một bước là thực hiện, sẽ được lợi ích to lớn.

Thái Khang Ngài Bàng Du chính là: Bàn lạc du dật. “Vô độ” chính là chẳng biết tiết chế. “Tam khu dĩ vi độ” nghĩa là một năm ra ngoài đi săn ba lần là do tập quán, không thể nhiều hơn nữa. Nếu nhiều hơn thì sau đó là ham thú vui chơi mất cả chỉ ý chí. Cổ nhân đặt ra những tập quán này đều có ý nghĩa quan trọng ở trong đó. Tiếp theo nói đến “điền”. Chữ “điền: này thật ra chính là săn bắn, chữ này đọc là “điền”. “Điền vu hữu lạc chi biểu”, họ săn bắn ở  trong lưu vực của sông Lạc. “Thập tuần phất phản”; chữ “tuần” này là chỉ cho mười ngày, thập tuần nghĩa là vượt quá 100 ngày; khoảng 100 ngày vui quên đường về, chẳng biết trở về làm việc, tận bổn phận của họ.

Hữu Cùng hậu nghệ, nhân dân phất nhẫn, cự vu hà”. “Hữu Cùng” là tên của quốc gia, hữu cùng thị, hậu nghệ. “Hậu nghệ” là chư hầu của của một phương. Bên dưới thiên tử là chư hầu bốn phương quy phục, họ cũng là người lãnh đạo của một nước chư hầu. “Cự Thái Khang ư  hà” nghĩa là Thái Khang săn bắn ở nơi đó, họ bố trí binh quân đội hùng mạnh ở bờ phía bắc sông Hoàng Hà để cho Thái Khang không quay về được với thủ đô, thành phố của ông ấy, không trở về được. Nghĩa là họ đang mưu cầu quyền lực. Đây cũng là tự bản thân họ cảm thấy hết thảy lòng dân đều không hướng theo ông, “hậu nghệ” mới dám làm như vậy.

Quyết đệ ngũ nhân”. Thái Khang có năm người em trai.

Ngự kỳ mẫu dĩ tùng”, chữ “ngự” này nghĩa là phụng dưỡng cha mẹ của họ. Họ cùng đi với Thái Khang, kết quả là “sĩ vu lạc chi nhuế”. Chữ “sĩ” này nghĩa là chờ đợi, năm anh em của Thái Khang ở đoạn quanh co của sông Lạc Hà. Chữ “nhuế” này có nghĩa là đoạn quanh co, ở đó để chờ đợi nhưng Thái Khang chưa trở lại. Cho nên: “Ngũ tử hàm oán”. Nghĩa là năm anh em cả thảy đều oán trách ông ấy. Vì sao vậy? Oán trách ông ấy mãi vui chơi mà quên mất chuyện quốc gia.

Thuật Đại Vũ chi giới dĩ tác ca”. Phần chú giải bên dưới có nhắc đến “thuật” nghĩa làm theo, làm theo ông nội của họ. Lời giáo huấn của tổ tiên sau đó làm thành bài ca, cho nên đời sau gọi là “ngũ tử chi ca”. Xin lỗi là tôi chưa học được, xem có ai hát được bài đó không, có thể giới thiệu cho mọi người nghe một  chút.

Ngũ tử chi ca” này nhắc đến, “kỳ nhất viết, dân duy bang bổn, bổn cố bang ninh, {ngôn nhân quân đương cố dân dĩ an quốc dã}”. Là vua thì phải an định lòng dân thì quốc gia mới phát triển tốt. Nhân dân bá tánh là nền tảng của quốc gia. “Bang bổn”, bổn chính là nền tảng, là nền tảng của quốc gia. Nền tảng có ổn định thì quốc gia mới hưng thịnh. “Bổn cố bang ninh”, mới có thể được ổn định. Tâm của người dân không cùng với nhà vua thì quốc gia đó có lúc sẽ bị diệt vong. Chúng ta thấy, đây là lời giáo huấn của Đại Vũ. Tấm lòng của ông ấy lúc nào cũng xem trọng người dân, hơn nữa tôn trọng nhân dân. Đại Vũ đã nói: “Dư thị thiên hạ ngu phu ngu phụ, nhất năng thắng dư”. Đại Vũ nói ông xem mỗi người nam người nữ trong thiên hạ đều vượt trội hơn bản thân ông, đều hơn hẳn bản thân của ông. Điều này được biểu hiện ra ông kính nể, tôn kính, xem trọng hết thảy nhân dân, ông không có xem thường họ. Ông chẳng làm hại nhân dân, nô dịch nhân dân ông tuyệt đối chẳng làm, ông rất tôn trọng nhân dân, cho nên Đại Vũ mới được lòng dân. Yêu thương người thì thường được người yêu thương lại. Kính trọng người thì thường được người kính trọng lại, giúp đỡ người thì thường được người giúp đỡ lại. Oán hận người, …oh, đây là các vị nói nhé! Bởi vì chúng ta học Quần Thư Trị Yếu, phải nắm bắt tinh thần học một biết mười.

Câu nói tiếp theo cũng rất là sâu sắc. “Oán khỉ khí tại minh, bất kiến thị đồ {bất kiến thị mưu, bị kỳ vi dã}”. Nghĩa là nói oán hận đâu có đợi đến quá rõ ràng thì bạn mới chú ý, đến lúc quá nổi bật thì các vị xoay chuyển không nổi. Oán trách, oán giận chẳng nên đợi đến quá nổi bật, quá nghiêm trọng, phải “bất kiến thị đồ”, chưa nổi bật, lúc chưa nhìn thấy được thì quý vẫn có thể cảm giác được. Cái từ “thủ” này là gì? Nghĩa là biết được mà nhanh chóng sửa đổi bản thân mình, nhanh chóng thực hiện phương sách tốt hơn để thu phục lòng dân. Người lãnh đạo phải như vậy.

Thật ra mỗi cái duyên tổ chức trong cuộc đời của chúng ta đều là như vậy, đâu có đợi đến cái duyên phận này mà đối mặt đứng nhìn, đều phải ra tay đánh đập. Chúng tôi mới nói: “Các vị tức giận điều gì vậy, tôi đã làm điều gì không đúng phải không”, họ thì tức giận muốn chết, chúng ta chẳng biết đã đắc tội với họ ở chỗ nào? Điều này thì chẳng quá mẫn cảm. Chủ nghĩa công lợi hiện nay chạy theo danh lợi đến cuối cùng thì mất hết lí trí. Dắt cả đứa con đến đồn cảnh sát: “Con của tôi làm sao lại như thế này, nó rất ngoan mà”. Đúng vậy! Mấy chữ này cảnh giác chúng ta. Người xưa vì sao có được trí huệ? Vì họ nhìn thấy rõ điều sắp xảy ra nên ngăn chặn ngay từ đầu. Hiện nay con người bị danh lợi làm mờ mắt, hậu tri hậu giác, đối với việc chăm sóc bản thân mình, chăm sóc những người chung quanh mình thì luôn luôn hạ thấp. Mỗi ngày chẳng biết bận rộn việc gì, cuối cùng thì thân thể, gia đình xảy ra tinh huống rất là nghiêm trọng. Sau đó thì họ ở đó:Ôi trời ơi! Làm sao mà ông đối xử với tôi chẳng công bằng như vậy!, tội lại tăng thêm vì oán trời, trách người. Sau khi thật sự bình tĩnh lại, ông trời chẳng biết đã nhắc nhở bao nhiêu lần rồi. Các vị học trưởng có phước báu, ông trời thông qua Quần Thư Trị Yếu đã nhắc nhở mọi người mấy ngàn lần, mấy vạn lần, có đúng không? Đại Vũ lại nói: “Dư lâm triệu dân”, ta lãnh đạo, đối mặt với ức vạn con dân, họ là quân lâm thiên hạ, nỗi lòng của họ như thế nào?

Lẫm hồ nhược hủ tố chi ngự lục mã”. Chữ “lẫm hồ” này; “lẫm” nghĩa là cảnh giác, hoảng sợ, vô cùng thận trọng, lòng dạ bất an mà thống trị thiên hạ. Thí dụ, giống như cái gì? Tâm trạng đó giống như “nhược”, nghĩa là như. Ví như dùng một cái “hủ sách”, là sợi dây thừng khá là mục nát, bắt sáu con ngựa kéo một chiếc xe, tốc độ có nhanh không? Sáu con ngựa chạy rất nhanh, sợi dây thừng thì sắp bị đứt, các vị xem thử tình trạng của chiếc xe đó như thế nào vậy? Nơm nớp lo sợ như sắp rơi xuống vực thẳm, như đi trên băng mỏng. Thận trọng như vậy nên chẳng xảy ra tình huống nghiêm trọng nào.

Cuối cùng là kết luận: “Vi nhân thượng giả”. Các vị là trong số những người làm vua, làm lãnh đạo “nại hà phất kính”, làm sao mà có thể không tôn trọng thần dân. Cho nên điều quan trọng nhất của người lãnh đạo là phải có đức, bản thân mình phải thể hiện được được sự ái kính.

Một câu ở phía dưới chú giải trong “Hiếu Kinh”: “Năng kính tắc bất kiêu”. Có thể cung kính thì sẽ không ngạo mạn, sẽ chẳng bất kính đối với nhân dân. Cho nên: “Tại thượng bất kiêu, tắc cao nhi bất nguy dã”. Đoạn này rất đặc sắc, là lời giáo huấn của Đại Vũ chuyển lại cho hậu thế. Đây là bảo vật mọi người nâng niu. Các vị thật sự trân trọng mang về nhà thì gia đình của các vị sẽ phồn thịnh, đoàn thể của các vị cũng sẽ phồn thịnh.

“Kỳ nhị viết”, câu này là do chúng tôi chọn lựa ra. “Huấn hữu chi”, đây là chỉ Đại Vũ.

Lời giáo huấn của Hoàng tổ: “Nội tác sắc hoang, ngoại tác cầm hoang”. Nghĩa là đã mê loạn, say đắm trong dục vọng.

Cam tửu thị âm, tuấn vũ điêu tường, hữu nhất vu thử”. Chỉ cần phạm vào một dục vọng nào, thị hiếu, “vị hoặc phất vong”, sáu việc được đề cập ở phía trước nếu có một điều sẽ bị mất nước. Các vị chú ý xem sáu điều này, mỗi một vị vua bị mất nước không chỉ phạm một điều mà phạm cả toàn bộ sáu điều.

Chúng ta xem điều thứ nhất: “Nội tác sắc hoang, tham đồ sắc dục”. Tổ tiên dạy chúng ta tiết dục, dục vọng phải có sự tiết chế, không nên phóng túng. Hoàng đế thiên tử nếu như các vị ấy chẳng biết tiết chế, chẳng khống chế được chuyện nữ sắc nơi hậu cung, cuối cùng thì bị mất nước. Sức khỏe đã bị suy sụp, thọ mạng bình quân của hoàng đế hình như chỉ khoảng bốn mươi – năm mươi tuổi mà thôi. Mọi người nghĩ xem, phước báu của hoàng đế có lớn hay không? Lớn nhưng mà không hưởng được, kết quả là đoản mạng. Có liên quan đến việc háo sắc. Vì vậy thời đại này rất nguy hiểm, sát đạo dâm vọng của truyền hình rất là nhiều. Cho nên trẻ em hiện nay ngay từ nhỏ đã bị ảnh hưởng cái xấu rồi, biết phóng túng với những dục vọng. Hễ phóng túng dục vọng thì thân tâm đều bị tổn hại. Hiện nay rất ít thấy người nam có thể sống hết tuổi thọ và chết an nhiên, làm cho sức khỏe hao mòn. Các quý cô phụ nữ xin đừng cười, các cô cũng phải biết, như vậy mới biết yêu thương một nửa của mình, biết được đạo lý làm sao để chăm sóc tốt cho một nửa của mình.

“Ngoại tác cầm hoang”, nghĩa là họ thích săn bắn, vui chơi. “Cam tửu”  là thích uống rượu vô cùng, hễ uống thì chẳng thể dừng được. “Thị âm”, thường xuyên muốn nghe âm nhạc hoa lệ hay là lã lướt, vừa uống rượu vừa thưởng thức những điệu ca múa này, vui quên đường về, hàng ngày chỉ là tiêu phí thời gian trong dục vọng. Họ đâu còn chí khí. “Tuấn vũ” là chỉ muốn ở trong phòng ốc xa hoa. “Điêu tường”, trên tường đều phải khắc rồng vẽ phụng, phải vẽ hình cho thật là đẹp, rất là phù phiếm. Sáu điểm này, “hữu nhất vu thử”, không có điều nào mà không mất nước.

Mọi người chú ý xem, hiện nay thanh niên lập chí là lập ở chỗ nào? Nếu tôi có tiền thì tôi phải làm gì? Phải ăn chơi, phải sung sướng một tí, đều phạm những điều này. Vì vậy, nếu không có những đạo đức này, không có Kinh điển chỉ dẫn, thì con cái của chúng ta sa vào trong những dục vọng này, không có cách nào thoát ra. Các vị xem hiện nay có bao nhiêu thanh thiếu niên buông thả dục vọng? Cha mẹ không có cách nào để chỉnh đốn. Hiện nay tình trạng phá thai vô cùng nghiêm trọng, cho nên việc ngăn chặn ngay từ ban đầu quan trọng vô cùng. Sự giáo dục về nhân quả, giáo dục về tiết chế dục vọng, thậm chí là từ thai giáo. Ngay từ lúc bé đều phải dưỡng chánh khí cho các cháu, chánh khí có đủ thì tà khí chẳng thể xâm nhập. Giống với đạo lý miễn dịch của cơ thể.

Các vị xem, các cháu ngay từ nhỏ đã xem trọng việc hưởng lạc dục vọng, sự mê hoặc dụ dỗ vừa xuất hiện thì các cháu khống chế bản thân mình không được. Cho nên từ lúc nhỏ phải luyện tập vững vàng định lực; từ lúc nhỏ thì sự vui chơi nào, món ăn ngon nào cũng phải tránh né, không nên tranh giành cho mình. Cho nên tư tưởng, quan niệm, giá trị quan một – hai thế hệ của chúng ta bị thiên lệch khá nghiêm trọng, xem những lời giáo huấn này chúng ta vốn là yêu thương con cái, ngược lại là không ngừng làm tăng trưởng dục vọng của chúng, cuối cùng là chẳng thỏa mãn được nên chúng oán trách chúng ta. “Học quý lập chí”, trước tiên là nên lập chí lớn. Đối với gia đình thì phải biết làm cho rạng rỡ tổ tông, đối với xã hội phải có trách nhiệm thì họ mới chẳng bị sa vào trong những dục vọng đó. Các vị nói xem một người có trách nhiệm thì chẳng ngừng nỗ lực, chẳng ngừng nâng cao bản thân mình, thời gian còn không có đủ nữa thì họ làm gì có thời gian để ăn chơi, đúng không? Các vị xem chúng ta hiện nay ngay cả việc đọc “Quần Thư Trị Yếu” còn không có đủ thời gian, các vị hình như không có phản ứng gì, các vị vẫn còn phải đi mua sắm phải không? Cho nên khổ nạn đều là do không nghe lời người già mà ra.

“K tam viết, duy bỉ đào đường, hữu thử kí phương, kim thất quyết đạo, loạn kỳ kỷ cương, nãi để diệt vong”. Điều này đã nói đến. Từ câu nói này chúng tôi lại cảm nhận được điểm đặc biệt của dân tộc chúng ta đặc biệt xem trọng lịch sử. Đây là đời nhà Hạ. Cái đạo lý nói ra là nói ai? Vua Nghiêu. Cho nên không chỉ có Khổng Tử noi gương của vua Nghiêu vua Thuấn, lời giáo huấn của Đại Vũ dành cho hậu thế của ông đều là lấy những vị cổ Thánh tiên Vương này làm gương, nên gọi là đạo chính thống, truyền thừa lại một mạch chẳng bị gián đoạn. Điều này nói đến vua Nghiêu, Đường Nghiêu, ông đã có một nơi tên là Ký Châu để ông hành đại đạo. Toàn thể chư hầu, người dân gọi ông là thiên tử, chính là ở chỗ này. Mà các vị hiện tại “kim thất quyết đạo”, là chỉ Thái Khang đã mất quyết đạo, “loạn kỳ kỷ cương”, không có tuân theo vua Nghiêu, không có tuân theo những quy củ, kỷ cương của tổ tiên, nguyên lý, nguyên tắc trị quốc. “Nãi để diệt vong”; chữ “để” này nghĩa là dẫn đến, cuối cùng chiêu cảm đến sự diệt vong.

K tứ viết, minh minh ngã tổ, vạn bang chi quân, hữu điển hữu tắc, di quyết tử tôn, hoang tùy quyết tự, phú tông tuyệt tự”. Hai chữ “minh minh” này miêu tả tổ tiên là Đại Vũ vô cùng sáng suốt như bậc thánh, hơn nữa ông ấy là quốc quân thiên tử của nhiều nước. Ông ấy “hữu điển hữu tắc”, những quy luật trị quốc, những sách vở xưa để lại cho chúng ta. “Di” nghĩa là lưu lại. Mà các vị chẳng tuân thủ Thái Khang, đã xao lãng, làm trái ngược lại, tạo thành “phú tông tuyệt tự”, đã phá hủy thái miếu của tổ tông. “Tuyệt tự” là chẳng thể truyền thừa lại cho đời sau. Bởi vì quốc gia đã bị Hậu Nghệ cướp mất rồi. “Kỳ ngũ viết”, hai chữ “ô hô” này cùng với hai chữ than ôi tương thông với nhau. “Ô hô hạt quy”, chúng ta nên hướng về đâu, quốc gia thì chẳng còn nữa. “Dư hoài chi bi”, trong tâm chúng ta vừa nghĩ đến điều này thì vô cùng đau xót. “Vạn thế thù dư”; “vạn thế”, người dân thậm chí là thế hệ sau  sẽ oán trách chúng ta. “Dư tương trù y”; chữ “y” này là nương tựa vào. Lúc bấy giờ quốc gia chẳng còn nữa, chúng ta phải nương tựa vào ai, sau này làm sao khôi phục quốc gia? “Uất đào hồ dư tâm”; chữ “uất” này cùng với chữ “uất” của uất muộn là giống nhau, trong tâm vô cùng âu sầu, phiền muộn. “Nhan hậu hữu nựu ni”, phía sau hai chữ “nựu ni” có giải thích, nghĩa là trong tâm rất là xấu hổ, xấu hổ với chánh nhân hiền sĩ. Là do lúc bấy giờ cả quốc gia phải trở thành như vậy, gặp phải những vị chánh nhân hiền sĩ thì chẳng dám ngước mặt nhìn, rất xấu hổ. “Phất thận quyết đức”, bởi vì không cẩn thận nên bạn hoại đức hạnh của bản thân mình. “Tuy hối khả truy”, lúc bấy giờ có hối hận cũng chẳng kịp. Được rồi, đây là “Ngũ Tử Chi Ca”. Thái Khang đã mất nước, những người em trai của ông cũng đành phải chịu.

Nghĩ đến lời giáo huấn của Đại Vũ đã viết thành “Ngũ Tử Chi Ca”, đây là câu thứ nhất nói đến. Năm câu này có thể làm mất nước, đảm bảo là sẽ bị tan nhà mất mạng. Cho nên bản thân chúng ta trước tiên phải lấy làm giới, nếu có một dục vọng nào thì nhanh chóng hạ công phu từ bỏ ngay.

Vật cách nhi hậu tri chí, chi chí nhi hậu ý thành, ý thành nhi hậu tâm chánh”. Con người ai cũng có tâm dục vọng cần phải chấn chỉnh, đây là việc bất khả thi. Khi đã bị dục vọng khống chế rồi thì tâm làm sao mà chánh, ý làm sao mà thành, không thể được, thân thì càng không thể tu sửa được.

HẾT TẬP 7 – Xin xem tiếp tập 8 – Quẩn Thư Trị Yếu 360


Chia sẻ bằng cả trái tim. Công đức vô lượng!