Chia sẻ bằng cả trái tim. Công đức vô lượng!

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360 GIẢNG GIẢI – TẬP 46

Chủ giảng: Thầy giáo, Tiến sĩ Thái Lễ Húc
Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ, Mộ Tịnh Cư Sĩ, Phước Tịnh Cư Sĩ
Thuyết minh: Hạnh Quang
Download toàn bộ MP3



Quần thư trị yếu 360 – Tập 46

TU THÂN – TỀ GIA – TRỊ QUỐC – BÌNH THIÊN HẠ

Kết quả Trương Huyền Tố nêu ra, các vị cũng phải tấm gương của Trương Huyền Tố mà học tập. Về sau, khi các vị muốn khuyên cấp trên của mình thì phải từng điều từng điều một tự mình suy nghĩ kỹ trước, không nên đến lúc bắt đầu nói thì quýnh quáng, đột nhiên nghĩ không ra lại bắt đầu hồi hộp cuống lên. Hãy nên viết ra một tờ giấy nhỏ mang theo, tốt nhất là phải suy nghĩ thật rõ ràng, cố gắng không dùng đến giấy nhắc nhở đó. Chẳng qua khi thật sự không nhớ ra thì đem ra nhìn qua một chút cũng được. Giả như bạn là lãnh đạo, nhìn thấy cấp dưới đến khuyên bạn còn đem giấy nhắc theo, thì bạn phải cảm thấy là người đó rất có dụng tâm, đã đắn đo suy nghĩ lắm mới dồn lấy dũng khí mà đến khuyên bạn.

Kết quả, Thái Tông đã nói với Huyền Tố, “này ái khanh, khanh cảm thấy trẫm không bằng Tùy Dạng Đế hay sao? Vậy thì trẫm so với Hạ Kiệt, Thương Trụ thì sao?”. Tuy rằng Thái Tông không có nổi giận, nhưng cũng cảm thấy vẫn chưa sẵn sàng để tiếp nhận hoàn toàn. “Khanh dám đem ta ra để so sánh với Tùy Dạng Đế sao? Vậy thì ta so với Hạ Kiệt, Thương Trụ thì sao?”. Huyền Tố tiếp tục nói: “Nếu như cái cung điện này tiếp tục xây dựng nữa, thì tin chắc rằng đất nước nhất định sẽ nguy vong, sẽ loạn mất. Trương Huyền Tố rất cao minh. Các vị xem, Thái Tông hỏi, “vậy thì ta so với Hạ Kiệt, Thương Trụ thì sao? Khanh nói nghe ra trẫm còn không bằng Tùy Dạng Đế nữa. Trương Huyền Tố nói: “Hoàng thượng chỉ cần tiếp tục xây tiếp thì đất nước nhất định sẽ loạn. Có chút gì như nước đổ đầu vịt hay không? Các vị xem, hoàng thượng thì có chút gì đó không thể tiếp nhận hoàn toàn, đây chỉ là tâm tình nhất thời, không nên để ý làm gì, không nên xung đột trực tiếp, vẫn là tiếp tục nói điều trọng yếu, tiếp tục nhắc nhở. Các vị xem, ông rất có định lực, tiếp tục dùng ánh mắt chân thành để khuyên Thái Tông. “Bẩm hoàng thượng, nếu cứ tiếp tục thì sẽ loạn”. Có thể phần kiên trì nhắc nhở này khiến Thái Tông phải thở một hơi dài, ây da, chắc là trẫm vẫn chưa suy nghĩ một cách chu đáo mới tạo nên kết quả trước mắt như vậy. Cho nên, người thần tử này rất có định lực, rất có nhẫn nại, không thể nói khuyên một lần không nghe rồi bỏ cuộc. “Khuyên không nghe, vui can tiếp”.

Vào thời Triều Tống, Triệu Phổ là tể tướng. Tể tướng có tiến cử nhân tài, có nhiệm vụ quan trọng là tìm kiếm nhân tài cho đất nước. Có một lần, Triệu Khuông Dận đã hạ chỉ bảo Triệu Phổ đem danh sách đến. Kết quả là danh sách này khi Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận xem qua thì liền không vui, trở về làm lại. Lần thứ hai đưa đến, vừa mở ra thấy vẫn là như vậy, Thái Tổ rất tức giận, “không phải trẫm đã bảo khanh làm lại sao?, liền xé bỏ vứt xuống đất. Lần thứ ba, Triệu Phổ lại đem tới. Vừa mở ra, vẫn là danh sách lần trước, vả lại những phần bị xé rách đã được dán lại rồi. Lúc đó, Tống thái tổ không cười ra nổi, “khanh làm gì lại tự làm khổ mình như thế”. Thế là ngay lúc đó Triệu Phổ nói, “bẩm hoàng thượng, người bảo hạ thần tuyển chọn nhân tài cho đất nước, người không bảo hạ thần phải nhìn sắc mặt của người mà tiến cử. Tiến cử nhân tài là vì đất nước, không thể có lòng riêng tư, làm sao có thể thuận theo ưa ghét của hoàng thượng mà tiến cử nhân tài, việc này là không công bằng. Tin rằng Tống Thái Tổ nghe xong có lẽ cả đời không quên được sự nhắc nhở của vị đại thần này. Thái Tông có thể cũng là không thay đổi được sự kiên nhẫn và lòng trung thành này của Huyền Tố. Sau cùng, tự mình cũng thừa nhận lỗi lầm, sau đó quay đầu nhìn lại Phòng Huyền Linh nói, “hôm nay Huyền Tố thượng đã thượng biểu nói Lạc Dương không thể xây cung điện, vậy thì việc này không tiến hành nữa. Cho dù tới lúc trẫm đi vi hành ở Lạc Dương, lúc đó cứ ở bên ngoài, ở ngoài đồng thì cũng không sao, ít nhất có thể khiến cho đất nước được an định. Cho nên, đã hạ lệnh khiến cho tất cả lao dịch đều ngừng lại. Thái Tông thật sự không đơn giản. Sau khi tiếp nhận liền nói: “Các khanh là cấp dưới mà khuyên cấp trên như ta đây xưa nay thật là khó khăn, không phải thật trung thành, chính trực thì làm không được. Cho nên Thái Tông tiếp theo lại nói: “Lời bợ đỡ của nhiều người không bằng lời khó nghe của một kẻ sĩ”. Lại nêu ra cái điển tích này. Bao nhiêu là thần tử đều là vâng vâng dạ dạ, không ai khuyên can, 100 thần tử như vậy cũng không bằng một thần tử trung thành chính trực, lập tức hạ lệnh ban thưởng cho Huyền Tố 200 con ngựa. Các vị xem, ông không những là tiếp nhận mà còn lập tức công nhận sự trung thành của Huyền Tố.

Tiếp theo, “Ngụy Trưng thán viết”. Các vị xem, đoạn này đọc ra nghe rất là tinh túy, bao nhiêu trung thần cùng nhau diễn một vở kịch, lập tức tán thán các đồng sự của mình thật không dễ dàng. Nói, “Trương Công toại hữu hồi thiên chi lực”. “Trương công”, là ý nói Trương Huyền Tố tiên sinh. “Hồi thiên”, nghĩa là đem ý chí của hoàng thượng xoay chuyển trở lại. Chữ “hồi thiên” ở đây quan trọng nhất là, sự lợi ích của quảng đại lão bá tánh. “Khả vị nhân nhân chi ngôn”. Những lời nói, sự chính trực đều đến từ tấm lòng nhân từ đối với lão bá tánh.

Cho nên “Luận Ngữ” nói: “Người nhân tất có dũng, người dũng không nhất định có nhân”. Người chân thật có nhân từ, họ nhất định vô cùng trung dũng, khi cần nói thì nào sợ nguy hiểm đến tính mạng, việc đáng làm họ đều làm. Cho nên, “kỳ lợi bác h. Đoạn khuyên can này của họ lợi ích của nó đối với đất nước rất lớn. Cho nên cái nghĩa “quân thần” này, chúng ta trong các câu chuyện vừa qua có thể cảm nhận được.

Vào thời Xuân Thu chiến quốc, vẫn còn một ví dụ. Dân tộc của chúng ta đời đời đều có Thánh Hiền biểu diễn, thật sự đạo chính thống đều là thông qua chính bản thân mình để nỗ lực thực hành, biểu diễn ra, lưu truyền lại. Khi đó, Triệu Quốc là Triệu Giản Tử, ông có một thần tử gọi là Chu Xá. Có một hôm, đứng ở trước cửa của Triệu Giản Tử, đứng rất lâu ở đó, đứng liên tục hết ba ngày, đều không có rời đi. Triệu Giản Tử cảm thấy rất là kỳ lạ, liền cho gọi Chu Xá vào trong nói, “ái khanh à, khanh làm như vậy là có ý gì?”. Kết quả, Chu Xá nói: “hạ thần muốn làm một thần tử chính trực”. Các vị xem, “Thương Vũ vì nghe lời chính trực mà hưng thịnh”. Các vị xem thẳng thắn vô tư như vậy, thật sự là một thần tử thật thà đến như vậy. Ông nói: “Hạ thần muốn làm một thần tử chính trực”, Triệu Giản Tử nhìn thấy như vậy rất cảm động. Sau đó Chu Xá lại nói: “Hạ thần mỗi ngày cầm cây bút lên, viết hết lỗi lầm của hoàng thượng lên những tấm gỗ, mỗi ngày đều ghi nhớ, ngày ngày đều ghi nhớ, tin rằng sau một tháng sẽ rất có hiệu quả, sau một năm thì sẽ thu hoạch lớn. Bởi vì, như vậy thì người lãnh đạo mới có sự cảnh giác, họ mới “đức tiến dần, lỗi ngày giảm”. Đương nhiên họ một khi được lợi ích, một khi có đức rồi, vậy thì lão bá tánh càng có phước. Kết quả, Giản Tử nhờ có Chu Xá đốc thúc và phò trợ mà tiến bộ rất nhiều. Chẳng qua là thời gian không bao lâu, Chu Xá đã qua đời. Có một hôm, sau khi Chu Xá qua đời được khoảng ba năm, Giản Tử cùng một số vị đại thần ăn cơm, mở yến tiệc mời các quan đại thần. Đúng lúc có mặt nhiều vị quan như vậy thì Triệu Giản Tử lại khóc. Nhìn thấy quân vương đang khóc, các vị thần tử liền rất hoảng sợ, liền nói với hoàng thượng, họ đã phạm tội đáng chết, thật đáng tội chết, đã khiến hoàng thượng đau buồn đến như vậy. Nhưng mà các thần tử không biết là mình đã sai ở chỗ nào, thỉnh cầu hoàng thượng nói ra. Triệu Giản Tử liền cho họ ngồi xuống, tiếp đến nói, “trẫm đột nhiên nhớ đến Chu Xá. Bởi vì ông ấy ngày trước ngày ngày đều ghi chép lỗi của trẫm, khiến trẫm không ngừng sửa đổi, nhưng mà suốt ba năm nay không có một ai nêu ra sai xót của trẫm, trẫm không có cách nào để biết lỗi lầm của mình để mà sửa đổi lỗi lầm của mình. Một vị quân vương không biết lỗi, không sửa lỗi thì đất nước này sớm muộn gì cũng sẽ diệt vong, cho nên ba năm ta đều không biết lỗi của mình, cũng không có ai khuyên ta, đất nước có thể có sự nguy vong rồi. Ta chỉ nghĩ đến đây thôi thì đã không cầm được nước mắt”. Cho nên câu nói, “muốn làm thần tử chính trực”, chúng ta cũng hy vọng ở trong đoàn thể cũng có thể dũng cảm đưa ra lời khuyên can như một trung thần. Mà người làm lãnh đạo cũng phải có thể vì có được những thuộc cấp chính trực như vậy mà cảm thấy vui mừng, tiến đến là trân trọng họ.

Tiếp theo, chúng ta xem câu phía sau là, “Đỗ Sàm Tà”. Cái trọng điểm này ngăn chặn gièm pha, ngặn chặn những lời ly gián của các hoạn thần. Ở quyển thứ 10, trang 1314, vị trí nằm ở chính giữa. Kinh văn từ: “Văn ngôn vị thẩm”. Chúng ta cùng nhau đọc qua một lần.

“Nghe theo ngôn luận mà không thẩm đoán rõ ràng, đã dễ dãi luận định thiện ác, thị phi thì sẽ điên đảo, thói giảo ngôn biện xảo sẽ ngày càng hưng thịnh”.

Trong phần Kinh văn đã nói đến: “Văn ngôn vị thẩm”. Tiếp nhận những lời ngôn luận, lời góp ý. Chữ “vị thẩm” này, chính là vẫn còn chưa thẩm đoán, trước khi phán đoán rõ ràng. “Nhi dĩ định thiện ác”, nghĩa là vô cùng xem nhẹ sự luận định, xem có phải là tình trạng thật sự hay không, có phải là thiện hay là ác. Có thái độ không thẩm đoán như vậy mà đã lập tức phán đoán, rất có thể sẽ tạo thành phong khí không tốt như thế nào vậy? Đó là, “tắc thị phi hữu thác”. Sự phán đoán đúng – sai có thể sẽ bị đảo lộn. “Nhi sức biện xảo ngôn chi lưu khởi h. Chính là những thứ giảo ngôn biện xảo này, phong khí hẹp hòi này, sẽ ngày một hưng thịnh.

Hôm nay nghe những thứ ngôn luận này, không có phán đoán tính chân thật của nó, như vậy có thể sẽ hiểu lầm người ta, thậm chí là sẽ giết lầm người, trách lầm người, vậy thì kẻ sàm tấu những ngôn luận bất thực này không phải là đã đạt được ý đồ rồi sao? Vào lúc này, họ biết được người lãnh đạo có thái độ, tính cách không được thỏa đáng, họ liền lợi dụng sơ hở, đều dùng những thứ “giảo ngôn, biện xảo” này. Chính là rất biết dùng ngôn ngữ để ngụy trang, thậm chí là vừa nói vừa quan sát thái độ của quân vương hoặc là người lãnh đạo. Hễ xem thấy chúng ta vừa nghe thấy liền nổi giận, họ liền mau mau đổ dầu thêm vào lửa. Vậy thì sau cơn thịnh nộ, có thể đã đưa rất nhiều quyết sách sai lầm, sẽ trách lầm rất nhiều trung thần. Vì vậy, “thượng hữu háo giả, hạ tất thậm yên”. Nghĩa là người cấp trên không phân biệt thị phi, ưa thích nghe những lời sàm tấu, thì bên dưới phong khí này sẽ càng ngày càng thịnh. Giả như cấp trên rất điềm tĩnh, có thể phân biệt trung hay gian, thiện hay ác, thậm chí là phán đoán ra có điều vô thực, lại có thể kịp thời trừng phạt những kẻ gian thần, cái phong khí đó sẽ không phát sinh.

Trong sự tiếp nhận lời khuyên can của Ngụy Trưng đối với Thái Tông thì chúng ta cũng đã học tập qua rồi, đó là “Gián Thái Tông Thập Tư Sớ”. Trong đó có một câu, cũng có liên quan đến sự sàm tấu, “tưởng sàm tà, tắc tư chính thân dĩ truất ác”. Nghĩ đến việc có phong khí sàm tấu của những kẻ gian, vậy thì làm thế nào để ngăn chặn?. “Tắc tư chính thân dĩ truất ác”. Bản thân có sự tu dưỡng rất tốt, rất có trí huệ, thì sẽ có thể phân biệt được rõ ràng, sau đó có thể phán đoán được những lời sàm tấu này, tiếp đến là bài trừ và xa lánh những người ác này. Cho nên, vẫn là trở lại với chính bản thân mình, với chính công phu tu thân của mình. Xưa nay, người làm quân vương tâm nghi ngại quá nặng, tiếp theo là tính khí quá nóng nảy, những lời sàm tấu này mà khởi tác dụng, mới nghe thì đã đùng đùng nổi giận hết mức. Khi nghe người khác nói, phải dùng tâm bình khí hòa để nghe mới có thể phân biệt được rõ ràng. Một người nếu có thể không nghe lời sàm tấu, vậy thì tương đối có định lực và trí huệ.

Trong “Luận Ngữ”, Khổng Tử có nói: Những lời gièm pha ngấm dần dần những lời tố cáo ở ngoài. Chẳng tác động đến, có thể được gọi là sáng ấy vậy. Những lời gièm pha ngấm dần dần, những lời tố cáo ở ngoài chẳng tác động đến, có thể được gọi là cao xa hơn nữa”. Một con người nếu thật sự sáng suốt, nhìn sự việc là có thể nhìn được rất xa. Biểu hiện ở đâu vậy? Biểu hiện ở chỗ họ có thể phán đoán những lời gièm pha, ly gián. Chữ “trấm” và chữ “tố” này, đều là thuộc về phần dâng lời sàm tấu. Trong câu này, thí dụ những lời sàm tấu giống như đang ngấm dần, giống như nước đang ngấm vào trong một vật gì đó, trong bất tri bất giác nó dần dần bị nước thấm hết vào bên trong những lời tố cáo ở ngoài. Đem lời gièm pha thí dụ như là bụi dính ở trên da thịt, mọi người mỗi ngày đều tắm rửa, trên da có dính bụi bẩn hay không? Có đúng không? Vậy nó dính lên đó từ khi nào vậy? Không thể nhận thấy. Cho nên, những lời gièm pha có thể là một lần, hai lần, ba lần, trong vô tình dần dần sinh ra ảnh hưởng. Có thể hoàn toàn bình tĩnh để không bị ảnh hưởng thì thật là không dễ.

Có một câu chuyện nói về việc Tăng Tử giết người. Tăng Tử là người con chí hiếu. Có một hôm, có một người chạy đến nói với mẹ của Tăng Tử, “Tăng Tử đã giết người”. Người mẹ của Tăng Tử nghe xong chẳng có mảy may dao động, dáng vẻ điềm tĩnh, không có ảnh hưởng gì, tiếp tục dệt vải. Qua một chút sau, lại có một người khách chạy đến nói: “Tăng Tử đã giết người rồi”. Mẹ của Tăng Tử trả lời một câu: “Con của tôi nhất định sẽ không giết người”, sau đó lại tiếp tục dệt vải của mình, cầm con thoi lên và tiếp tục dệt. Lại qua một khoảng thời gian, lại có một người khác đến nói với bà, “Tăng Tử giết người rồi”. Lúc đó mẹ của Tăng Tử có chút hoảng hốt lo sợ, cầm con thoi dệt vải của bà ném xuống đất, liền đứng dậy trốn đi mất, trong tâm liền bất an. Kết quả là nước Trịnh có một người cùng tên, cùng họ, cũng tên là Tăng Tử, không phải là con của bà. Câu chuyện này, có một vị đại thần đã kể lại cho hoàng thượng của ông nghe.

Kể xong, ông nói với hoàng thượng, thần không có hiền đức như Tăng Tử, vả lại sự tín nhiệm trong mối quan hệ của hoàng thượng và hạ thần cũng không bằng của mẹ Tăng Tử đối với Tăng Tử. Sự hiền đức không bằng, sự tín nhiệm cũng không bằng, vả lại người nói hạ thần chắc chắn sẽ vượt hơn ba người, vậy thì đến lúc đó hoàng thượng có thể sẽ không còn tín nhiệm hạ thần nữa?”. Cho nên, vị thần tử này đã dùng câu chuyện này giống như một mũi thuốc vắc xin. Hoàng thượng, người bây giờ phái thần đi, sau này đừng đem đầu hạ thần mà chặt đi, người đừng có nghe tin những lời gièm pha của những người ở bên cạnh. Sau cùng, vị vua đó cũng nhận lời ông. Sau đó, thật sự là đã phát sinh ra sự việc, ông liền mau mau truyền tin về nhắc với hoàng thượng, hoàng thượng, người quên câu chuyện mà lần trước hạ thần đã kể với người rồi hay sao?. Hoàng thượng mới dần dần có chút nhớ lại câu chuyện đó. Chẳng qua sau đó hoàng thượng đã băng hà, con trai của ông vẫn là nghe lời sàm tấu, sau cùng vị đại thần này vẫn bị đối xử lạnh nhạt. Cho nên, việc không nghe lời gièm pha thật là không dễ dàng. Chẳng qua, nếu như bạn là vị thần tử đó thì cũng đừng quá đau lòng. “Há có thể tận hết ý muốn của người, nhưng cầu không hổ thẹn với lòng mình”. Cuộc đời có thể tận sức là được, tùy duyên, tùy phận, tùy sức, cũng không nên cưỡng cầu. Cưỡng cầu đến sau cùng có thể là, “mượn rượu giải sầu, lại càng sầu hơn”. Nếu thật sự không có cơ hội, vậy thì cũng không sao, mở trường tư thục dạy học, phải không?

Các vị xem người xưa, gặp phải thời loạn lạc đành toàn tâm toàn lực bồi dưỡng cho thế hệ sau, đợi cơ duyên thành thục rồi, những học trò mà họ dạy ra lại có thể khiến cho xã hội khôi phục sự an định trở lại. Cho nên, tiến cũng được mà thối cũng được, đều là suy nghĩ cho lão bá tánh. Mà giữa quân thần, giữa con người với nhau, quý ở tại hiểu nhau, đều có thể rất thấu hiểu chí hướng của đối phương, sự thành tâm của đối phương, nhân cách của đối phương. Bạn phải tin tưởng điều này, tin tưởng sự phát tâm của họ, tin tưởng nguyện tâm của họ, thậm chí có một số khuyết điểm, tật xấu. “Người không phải Thánh Hiền, ai mà không lỗi”. Cũng không nên vì người nào đó nói những khuyết điểm của họ mà liền có thành kiến đối với họ, như vậy thì có thể sẽ làm tổn thương lòng của đối phương. Cho nên, khi đối diện với những lời sàm tấu này đều có thể luôn ghi nhớ với tâm địa và những thái độ đáng quý của họ, có như vậy thì mới không bị ảnh hưởng bởi những lời gièm pha. Thậm chí là người nói lời gièm pha đó, bạn có thể mượn cơ hội này nhắc nhở chánh niệm cho họ, “anh xem, họ cũng rất tốt mà, sao anh lại không thấy được điều đó. Họ hiện tại có khuyết điểm, chúng ta đều phải cùng khuyên thiện, cùng lập đức, không nên cứ phê bình họ, càng không nên người ta rớt xuống giếng mình lại ném thêm đá xuống. Có nhiều lúc, nói điều không tốt của người ta cũng là một loại tập khí, người tu dưỡng có lúc cũng khó tránh khỏi việc này. Nhân lúc lãnh đạo, nhân lúc đồng tham đạo hữu bên cạnh nhắc nhở, thì bạn dần dần phát giác ra và đem nó sửa đổi trở lại.

Kỳ thực, có lúc người ta phê bình người khác, nói chuyện nói đến mức không ý thức được, họ cứ nói cứ nói rồi thành ra phê bình người khác, bản thân họ cũng không ý thức được nói đến mức đó là không tốt, người khác nhắc nhở họ họ cũng không phát giác. Anh đang nói người đó chỗ này không tốt, chỗ kia không tốt, những người này anh đều chưa gặp họ nữa mà, anh đang chướng ngại duyên phần của người này với những người khác. Đến lúc người ta đối với người mà mình chưa gặp mặt lần nào đó lại có tâm thành kiến với họ, như vậy thì ngôn ngữ đã tạo khẩu nghiệp rồi, như vậy thì thật không tốt. Mở miệng phải ra hoa, ra ngọc thì mới tốt.

Đặc biệt chúng ta sống trong thời đại này, giáo dục của văn hoá Trung Hoa đã bị gián đoạn ba – bốn thế hệ rồi, mọi người đều không có nền móng. Cho nên phải, “ẩn ác dương thiện”, thì mới được. Dương thiện để mọi người từ từ học tập noi theo. Ngược lại, bạn mà nói cái ác của họ, đoạn mất cái tâm hướng thiện của họ, vậy thì không được rồi. Vì sao vậy? Họ thẹn quá hóa giận, họ cảm thấy, “anh cứ nói tôi cái này không tốt, cái kia không tốt, vậy thì tôi sẽ xấu xa luôn cho anh xem. Việc này Khổng Tử cũng đã có nói đến.

Vào thời “Trinh Quán”, chúng ta xem Thái tông đã đối phó với những lời sàm tấu như thế nào? Thượng thư Hữu Phốc Xạ Đỗ Như Hối thượng tấu; vị tả phốc xạ và hữu phốc xạ này kỳ thực chính là tể tướng nói, “giám sát ngự sử Trần Sư Hợp đã dâng một bản tấu sớ, gọi là “Bạt Sĩ Luận”. “Bạt Sĩ Luận”, là đề bạt những người đọc sách, nói đến việc suy nghĩ của con người là có giới hạn, sự suy nghĩ, tinh thần, và năng lực của họ là có hạn. Một người không thể luôn có thể hiểu được để đảm nhận một lúc mấy chức vụ, cho nên cần đề bạt thêm một số người để đảm nhận những công việc này”. Đỗ Như Hối đã nói: “Đoạn hội thoại này có l là đang nói chúng ta. Đỗ Như Hối, Phòng Huyền Linh, đây đều là những đại thần tả và hữu phốc xạ, kiêm nhiệm mấy chức vụ quan trọng này của đất nước. Kết quả, Thái Tông nói với Đới Trụ, “ta là dùng sự chí công để trị vì thiên hạ”, không phải vì ta và các thần tử này có mối quan hệ tốt mà ta giao công việc quan trọng, không phải như vậy. Tuy rằng họ từ khi ta còn là Tần vương, trước khi ta vẫn còn chưa làm hoàng đế thì đã đi theo ta rồi, nhưng mà bởi vì họ thật sự có tài năng và đức hạnh, cho nên họ nói như vậy, kỳ thực là đang hủy báng, đang ly gián mối quan hệ quân thần chúng ta. Trong quá khứ, A Đẩu con của Lưu Bị, tuy bất tài nhưng bởi vì không có chút hoài nghi đối với Gia Cát Lượng cho nên quốc gia của ông có thể được an định. Hôm nay ta bởi vì có những thần tử như Đỗ Như Hối nên mới có thể khiến xã tắc được an định, cho nên những lời này là cố ý ly gián mối quan hệ quân thần. Thế là liền cho lưu đày Trần Sư Hợp, lưu đày đi đến vùng đất Lĩnh Nam. Tuy rằng Thái Tông thường gợi ý mọi người đến khuyên can ông, nhưng khi ông tiếp nhận lời khuyên can vẫn phán đoán được những lời nào là đúng – sai, tà – chánh.

Vào khoảng năm Trinh Quán thứ ba, Thái Tông lại nói với Phòng Huyền Linh và Đỗ Như Hối là, ông nghe được từ xưa đến nay những đế vương hợp với lòng trời, nghĩa là họ đều lấy lòng nhân từ của ông trời để trị nước mà có thể khiến cho thiên hạ thái bình. Ngoài sự nhân từ của họ ra, mấu chốt cũng là nhờ những đại thần đắc lực phò trợ, cho nên ông đã thể hội được điểm này, liền mở rộng cánh cửa tiếp nhận lời khuyên để cho thần tử khuyên ngăn. Kỳ thực, việc rộng mở cánh cửa lời khuyên này là phải biết được tự mình có làm điều gì sai hay không? Bá tánh có bị sự oan khuất gì hay không? Kết quả, gần đây phát hiện tất cả những người dâng tấu thảo luận sự việc đều là đang tố cáo việc riêng tư của người ta, nói chuyện khuyết điểm của người ta, nói chuyện riêng tư và khuyết điểm của bá quan, hơn nữa những việc bàn luận đó nó nhỏ nhặt đến mức căn bản không đáng để nói, và đối với với sự an định của quốc gia cũng không có liên quan gì, trở thành quá nhiều đều là đang phê phán sự riêng tư của người khác. Kết quả Thái Tông đã nói, ông đã nghiên cứu tìm hiểu rất nhiều vị hoàng đế, đều là vì công kích những chuyện riêng tư của người khác, tạo thành việc hoàng đế hoài nghi thần tử, hoàng đế không tin tưởng thần tử, tình hình bên dưới không thể phản ánh lên trên. Cho nên, “dục tận trung cực lự”. Nghĩa là muốn vì đất nước mà tận lực, vì chính sách của đất nước mà dốc hết sức để lo nghĩ, thì làm không được nữa, bởi vì hoàng đế đã hoài nghi đối với những vị thần tử. Ở đây đã nhấn mạnh, quân vương không thể hoài nghi đối với thần tử. Mà sự hoài nghi này lại vì những người không có kiến thức này, chuyên đi tố cáo việc riêng của người khác, tấu lên những lời sàm ngôn, làm đảo lộn mối quan hệ quân thần, đối với đất nước không có một chút giúp ích nào. Cho nên Thái Tông đã nói, từ nay về sau, nếu như có người nào dâng tấu mà công kích đối với chuyện riêng tư hay tật xấu của người khác thì sẽ quy kết lỗi nói lời sàm ngôn của người đó thành tội. Thái Tông lập tức xử lý, cho nên phong khí này không thể phát triển. Cho nên tuy rằng tiếp nhận lời khuyên can, nhưng cũng trong những lời khuyên ngăn này có thể phân biệt được đâu là tà – chánh.

Tiếp theo, chúng ta lại xem quyển thứ 10, trang 1238, đếm ngược hàng thứ 2. Chúng ta cùng nhau đọc qua một lần, từ đoạn Quân vương không ai không sủng hạnh…”.

 “Quân vương không ai không sủng hạnh những người yêu thích mình, nhưng lại không biết được thực ra những người yêu thích mình thì không đáng được sủng hạnh. Cho nên, quân vương thường bị gian thần nịnh bợ, mê hoặc mà không thể phế bỏ bọn họ, quên mất rằng những người đối nghịch với tâm ý của mình lại là người có ích cho mình mà lại không thể trọng dụng họ”.

Ở đây đã nêu ra chữ “phu” trong Kinh văn, nghĩa là lời mở đầu. “Nhân chủ mạc bất ái ái k. Người quân vương không có ai lại không sủng ái những người yêu thích chính mình. “Nhi mạc tri ái kỉ giả chi bất túc ái dã”. Nhưng ngược lại không biết được rằng những người yêu thích mình thực ra không đáng được tin tưởng sủng ái, những người yêu thích mình có thể đều là vì tình cảm riêng tư, hoặc giả là vì tư lợi của họ, cho nên đối với hoàng thượng họ đặc biệt nịnh nọt, bợ đỡ, tán thán, ngược lại cũng không đưa ra những lời khuyên bảo can ngăn. Bởi vì yêu thích những nịnh thần này, mà những nịnh thần này cũng đặc biệt ưa thích nói những lời gièm pha sàm tấu, thậm chí là những nịnh thần này có tư lợi tương đối lớn, trong khi trung thần lại là người đại công vô tư, bởi vì họ có lợi ích nhóm, thường hay phê phán lên án những vị trung thần. Tiếp đến nói: “Cố hoặc tiểu thần chi nịnh”. Bởi vì quân vương yêu thích họ, cho nên quân vương liền bị những gian thần tiểu nhân này mê hoặc. “Nhi bất năng phế dã”. Bị mê hoặc rồi lại nhìn không thấy rõ được những người này, họ là đang làm loạn cả một nền chính trị. “Bất năng phế”, chính là lại không thể sa thải họ. Vậy những vị gian thần này ở bên cạnh của hoàng thượng, ở trong triều đình; còn những người bị loại trừ, bị hãm hại, lại chính là những vị trung thần. Mà, “vong vi k chi ích k. Là quên mất, nhìn không thấy. Kỳ thực, người đi ngược lại tâm ý của chính mình thật ra là có ích đối với chính mình. Không chỉ đối với chính mình có ích, mà đối với đất nước và nhân dân cũng có ích. Chữ “vi kỷ”, là trái nghịch, trái nghịch ý của quân vương. Vì sao lại trái nghịch? Vì cách nghĩ của quân vương đã sai. Hoặc giả quân vương có buông thả đối với dục vọng của mình, việc này không nói thì không được. Nhưng mà cứ luôn trái nghịch ý muốn của quân vương thì sẽ khiến quân vương không vui, sẽ nổi giận, liền gạt bỏ trung thần, sau cùng là không muốn nhìn thấy họ nữa, cũng có thể sẽ bị giáng chức.

Đoạn này, lúc trước chúng tôi cũng đã nói với mọi người về Đường Huyền Tông. Khi xưa Hàn Hưu, Trương Cửu Linh, những vị trung thần như vậy khuyên can, Đường Huyền Tông vẫn còn có thể tiếp nhận. Ông biết những vị trung thần này là vì lão bá tánh, tuy rằng tự mình thường bị phê bình, soi gương thấy mình gầy ốm đi, nhưng mà ông nghĩ, ốm một mình ta mà mập mạp cho người thiên hạ cũng đáng lắm. Cho nên, Huyền Tông ở trên những thái độ như vậy cũng là khiến cho chúng ta nghe xong rất cảm động. “Mạc dĩ thành bại luận anh hùng”. Ông về sau gặp phải cảnh giới cao hơn, nhưng không vượt qua được sự khảo nghiệm. Đương nhiên, những điều mà ông làm tốt ở phía trước cũng đã đem lại sự khải thị rất tốt cho cuộc sống của chúng ta. Mà, “hoặc tiểu thần chi nịnh”, chính là lời sàm ngôn của những vị nịnh thần này đã sản sinh ra tác dụng, vậy thì quốc gia đó sẽ phải chịu tai họa. Cho nên có một câu nói: “Sàm ngôn thận mạc thính”. Chữ “thận” này, chính là rất thận trọng để phán đoán. “Thính chi họa ương kết”, “quân thính thần đương chu”. Quân vương nghe những lời sàm ngôn này thì trung thần có thể sẽ bị sát hại. “Phụ thính tử đương quyết”. Cha mẹ mà nghe lời sàm ngôn thì có thể sẽ đoạn tuyệt quan hệ với con cái. “Phu phụ thính chi ly”. Giữa vợ chồng mà nghe lời sàm ngôn của người khác có thể dẫn đến đường ai nấy đi. “Huynh đệ thính chi biệt”. “Biệt”, nghĩa là chia rẻ, anh em sẽ phân chia, không qua lại với nhau. Những lời sàm ngôn rất là lợi hại. “Bằng hữu thính chi sơ”. Bạn bè nghe lời sàm ngôn thì sẽ lạnh nhạt với nhau. “Cốt nhục thính chi tuyệt”. Cốt nhục mà nghe lời sàm ngôn thì có thể sẽ tuyệt diệt.

Chúng ta nói đến chỗ này, nghĩ lại cuộc đời của chính mình đã có sự tan vỡ nào đối với thân bằng quyến thuộc hay không? Nếu như có, thứ nhất cuộc đời này có nghe lời sàm ngôn hay không, thứ hai tại sao những người bên cạnh không có người nào khuyên. Đương nhiên người ta đều không khuyên. “Hành hữu bất đắc, phản cầu chư kỷ”. Không nên sau hôm nay sau khi trở về lại nói, “mọi người tại sao không có một ai khuyên tôi hết vậy?”. Trở về bắt đầu tính toán, việc này cũng không tốt. Chúng ta từ đầu đến cuối có một câu nói không thể nào quên, chính là “hành hữu bất đắc, phản cầu chư kỷ”.

Đoạn thoại này phía sau nói: “Đường đường thất xích khu, mạc thính tam thốn thiệt”. Thiệt thượng hữu long tuyền, sát nhân bất kiến huyết”. Chữ “long tuyền” ở đây, là nói tên của một thanh bảo kiếm, nghĩa là những lời sàm ngôn rất lợi hại. Biết bao mối quan hệ gia đình, biết bao trung thần, chính cũng vì sau khi nghe ba tấc lưỡi, mà đã gây ra họa hại. Chúng ta vừa mới nói đến: “Huynh đệ thính chi biệt”, “phụ tử thính chi quyết”. Những tình trạng này, nhưng chúng ta thấy được Thánh Hiền họ không bị ảnh hưởng. Trong Luận Ngữ, Phu Tử đã tán thán Mẫn Tử Khiên, “hiếu tai, Mẫn Tử Khiên, nhân bất gián ư kỳ phụ mẫu côn đệ chi ngôn”. “Côn đệ”, là chỉ anh em. Câu chuyện của Mẫn Tử Khiên thì chúng ta tương đối quen thuộc. “Mẹ ở một mình con lạnh, mẹ đi ba anh em chịu rét”. Sự thành tâm và chí thành này của ông đã khiến cho mẹ kế thức tỉnh được lương tri. Mà phần chí thành đó của ông cũng có được từ việc ông không nhìn vào lỗi lầm của người mẹ kế. Con người chỉ cần chất chứa điều không tốt của người khác ở trong lòng mình, thì sẽ tạo thành thành kiến mà không có cách nào đạt được sự chí thành. Không có cách nào chí thành thì sẽ không thể cảm thông, không thể hóa giải được sự đối lập và bất mãn của đôi bên. Cho nên vào lúc đó, người cha phát hiện ra mẹ kế dùng bông cây lau để làm quần áo cho Mẫn Tử Khiên cho nên mới bị lạnh cóng như vậy, ông nổi giận một trận rồi đuổi người mẹ kế đi. Khi đó, Mẫn Tử Khiên chỉ biết suy nghĩ đến gia đình, chính là nghĩ đến mẹ kế và hai người em khác mẹ, niệm niệm đều vì mẹ kế và hai người em suy nghĩ. Đây là chí thành. Sau cùng, cảm động được người mẹ và hai đứa em trai, cả nhà lại đoàn kết vui vẻ. Bởi vì tình thân đó của họ là vô cùng thân mật, vô cùng tín nhiệm, không có mảy may hoài nghi. Bởi vì không có kẻ hở nên người khác không thể ly gián mối quan hệ của họ. Ở đây cũng đã nhắc nhở chúng ta, sẽ có những lời sàm ngôn gây ly gián, nhưng nguồn căn vẫn không phải ở những người nói lời sàm ngôn này, căn nguyên vẫn là ở chúng ta với người thân, giữa quân – thần, những mối quan hệ này chưa đủ sự tín nhiệm.

Có một câu tục ngữ nói: “Sàm bất tự lai, nhân nghi nhi lai”. Bởi vì có lòng hoài nghi, cho nên mới chiêu cảm những lời sàm ngôn này đến. “Gián bất tự nhập”, những lời ly gián này cũng không phải là tự nó thâm nhập vào. “Thừa khích nhi nhập”. Có một số thành kiến, bất mãn, do đó lời sàm ngôn mới có thể thâm nhập. Kỳ thực, cuộc đời có rất nhiều đạo lý đều tương ưng với việc này.

Các vị xem, trong hôn nhân khi xuất hiện người thứ ba. Người thứ ba này không đúng, nhưng vì sao lại sinh ra? Trong đó có một nguyên nhân, đó là giữa vợ chồng không hoàn toàn tin tưởng lẫn nhau, không có một lòng, không có một thể. Trong lịch sử, người anh của Chu Văn Xán sống ở tại nhà của ông, ăn cùng ông, ở cùng ông. Có một hôm, người anh đi ra ngoài uống rượu trở về, có một chút mất kiểm soát nên đã đánh ông. Rốt cuộc hàng xóm lân cận nhìn thấy không chấp nhận được, kéo nhau đến mắng người anh của ông. Kết quả là, Văn Xán đã lập tức ngăn cản những người hàng xóm lại, “các người đừng có nói xấu anh của tôi, các người đừng ly gián tình cảm anh em chúng tôi”. Các vị xem, hàng xóm của ông nghe được những lời này đều lộ vẻ xúc động. Có người em như vậy thật không đơn giản, chăm sóc người anh cảm thấy đó là việc nên làm. Người anh đánh ông, ông không hề tính toán với anh mình. Chúng ta hãy suy nghĩ xem, khi anh của ông tỉnh dậy, hiểu ra được tình hình thì sẽ rất xấu hổ, có phải không? Con người đều có lương tâm. Chúng ta đều chân thật dùng một sự chí thành, sớm muộn gì thì, “lòng thành cảm động, đá vàng cũng tan”. Giả như Văn Xán này, người anh vừa đánh ông, ông lại nói “anh ăn cơm của tôi, dùng đồ của tôi, anh còn dám đánh tôi nữa à”, vậy thì càng đánh sẽ càng nghiêm trọng, có phải không? Vì vậy, trong cuộc sống chúng ta, tất cả mối quan hệ đều là đạo nghĩa, làm gì cứ bỏ ra cái gì đều ghi nhớ ở trong tâm, cái này đều là thuộc về lợi hại, không phải đạo nghĩa. Tiết học hôm nay tạm thời chúng ta nói đến đây! Xin cảm ơn mọi người!

HẾT TẬP 46 – Xin xem tiếp tập 47 – Quần Thư Trị Yếu 360


Chia sẻ bằng cả trái tim. Công đức vô lượng!