HÁI DÂU NUÔI MẸ (THÁI THUẬN)
Đời nhà Hán, có một cậu học trò tên là Thái Thuận, mẹ của cậu thích ăn quả dâu. Có một ngày, Thái Thuận đi hái dâu, cầm theo hai chiếc làn, một làn đựng quả màu đen và chiếc còn lại đựng quả tím, ngoài ra có một làn khác đựng qua có màu hơi đỏ. Vì sao phải chia thành hai chiếc làn vậy? Bởi vì dâu hơi chín là màu đen, màu tím, còn quả đã rất chín là màu đỏ. Thái Thuận trên đường về nhà gặp phải đám cướp.
Đám cướp cũng rất băn khoăn, bèn bắt cậu lại và hỏi:
“Tại sao người lại chia quả dâu thành hai bên vậy?”. Cậu liền nói: “Vì dâu chín sẽ ngọt thì để phần mẹ tôi ăn, còn bên đây không chín lắm thì để tôi ăn”.
Đám cướp nghe xong rất cảm động, bèn thả cậu đi về. Đám cướp đều là giết người không chớp mắt, vì sao lại thả cậu ra? Bởi vì tấm lòng hiếu thảo của Thái Thuận đã làm thức dậy sự hiếu thảo nơi họ. Cho nên, chúng ta phải tin rằng “Nhân chi sơ, tính bản thiện”, chỉ cần chúng ta có đức hạnh tốt, thì người có rất xấu đi nữa cũng sẽ được cảm hóa. Khi chúng ta đối diện với người xấu, có nên đi chửi mắng họ không? Không cần đâu, điều quan trọng là chúng ta làm cho tốt để ảnh hưởng họ, ảnh hưởng xã hội.
Đám cướp vì rất cảm động, nên đã lấy một ít gạo và một số thứ khác tặng cho Thái Thuận để cậu đem những thứ này về nuôi mẹ. Nhưng Thái Thuận lại không lấy, giả sử cậu có cầm về vừa để ở nhà, đột nhiên quan phủ đến. Vừa vào nhà đã thấy: Gạo của nhà họ Trường tại sao lại ở nhà ngươi? Thức ăn của nhà họ Lý sao lại ở nhà ngươi? Đây là tang chứng vật chứng, có trăm cái miệng cũng không giải thích nổi. Cho nên, nếu lấy đồ của bất cứ người nào, nhất định phải xem xét nguồn gốc của đồ vật có rõ ràng không đã. Khổng Phu Tử đã nói “Quân tử hữu cửu tư”, có nghĩa là người quân tử có chín điều phải luôn luôn quán chiếu, luôn luôn tự hỏi. Trong “cửu tư” này có đề cập đến “có lợi phải xem xét đạo nghĩa”, khi chúng ta muốn có được bất cứ thứ gì, trước hết phải xem xét đến nguồn gốc của đồ vật có hợp đạo nghĩa hay không.
Giả sử có đi ngược với đạo nghĩa, thì tuyệt đối không được chạm vào. Câu nói “Quân tử thích tài, muốn có phải hợp đạo nghĩa”. Khi chúng ta kể mỗi một câu chuyện cho con trẻ, trong đó đều hám chứa rất nhiều đạo lý. Đạo lý đầu tiên mà câu chuyện này bao hàm là “Cha mẹ thích, dốc lòng làm”. Đạo lý thứ hai là “Nhân chi sơ, tính bản thiện”, chúng ta phải dùng đức hạnh để cảm hóa. Đạo lý thứ ba là “có lợi phải xem xét đạo nghĩa”, “Quân tư thích tài, muốn có thì phải hợp đạo nghĩa”. Khi chúng ta giảng cậu chuyện cho học sinh, giả sử không khai mở rõ những đạo lý này, thì ấn tượng để lại cho học sinh chỉ là cảm thấy nghe được một câu chuyện. Giả sư chỉ đơn thuần là nói nên đạo lý mà không kể chuyện, thông thường người ta nghe đạo lý nhiều quá sẽ rất có thể bị hôn trầm. Cho nên, lý và sự phải dung hòa với nhau, lý và sự phải hòa hợp để kể chuyện. Có như thế, học sinh mới rất dễ tiếp thu đạo ký hàm chứa trong đó.
CÂU CHUYỆN NHỎ - TRÍ HUỆ LỚNTrích lục các câu chuyện trong 120 lần diễn giảng của Thầy giáo Thái Lễ Húc (Cẩn dịch: Hạnh Trần)