DƯỚNG CHẤN CHÊ VÀNG
Thời nhà Hán có một người tên là Dương Chấn. Ông làm quan vô cùng thanh bạch, mà còn thường tìm người tài có đức độ cho đất nước, để phục vụ cho nước nhà. Khi ông làm Thái Thú ở Đông Lai, có tiến cử một học nhân tên là Vương Mật, đề cử ông làm huyện lệnh Xương Ấp, là quan huyện của Xương Ấp. Vương Mật rất cảm kích ông, cho nên một buổi tuối đem vàng đến tặng ông, Dương Chấn nhìn thấy ông đưa vàng đến, liền nói với Vương Mật: “Tôi rất hiểu ông nên mới tiến cử ông làm quan, ông làm thế này là không hiểu tôi rồi, lại còn tặng vàng cho tôi sao?”. Vương Mật nói: “Không sao đâu, đây chỉ là chút lòng thành của tôi, tuyệt đối không có ai biết đâu”. Dương Chấn liền nói “Sao lại không có ai biết chứ? Trời biết, đất biết, anh biết, tôi cũng biết mà”. Cho nên, đức độ của một người ở đâu thì dễ thấy nhất. Là ở chỗ mà không ai thấy được thì mới biểu hiện được sự liêm chính của một người. Khi Vương Mật nghe xong, cảm thấy rất day dứt, liền mang vàng đi. Vì Dương Chấn vô cùng liêm khiết, tấm gương này cũng truyền lại cho con cháu đời sau của ông. Con cháu ông là Tôn Tử Tứ, Tăng Tôn Bưu đều làm đến ba chức quan lớn của triều đình, đều là rường cột của đất nước.
CÂU CHUYỆN NHỎ - TRÍ HUỆ LỚNTrích lục các câu chuyện trong 120 lần diễn giảng của Thầy giáo Thái Lễ Húc (Cẩn dịch: Hạnh Trần)