Chia sẻ bằng cả trái tim. Công đức vô lượng!

MỘT NGÀY ĐỆ TỬ QUY (23) – Ở CƠ QUAN

Nói chuyện thì phải “chớ nói nhanh, chớ mơ hồ”

Lời nói là cầu nối quan trọng của sự giao lưu giữa chúng ta và người khác, ở trong cơ quan, khi trao đổi với lãnh đạo, với đồng nghiệp, với khách hàng phải “chớ nói nhanh, chớ mơ hồ”. “Pháp Ngôn” có chép rằng: “Cố ngôn, tâm thanh dã” (Lời nói, ấy là âm thanh của tâm vậy), lời nói là âm thanh của tâm linh, là phải để cho người khác hiểu rõ ý của mình, cho nên nói chuyện tuyệt đối tránh quá vội vàng, tốc độ quá nhanh sẽ khiến cho người nghe không tiếp ứng được, càng nghe càng hoảng hốt, không có cách gì hiểu được rõ ràng ý mà chúng ta muốn biểu đạt, cho nên khi nói chuyện thì tốc độ không được quá nhanh.

Ngoài việc chú ý về tốc độ nói chuyện ra, còn phải “chớ mơ hồ”, nhả chữ phải rõ ràng, có thể tránh rất nhiều hiểu lầm, hơn nữa khi mơ hồ không rõ thì cũng khiến cho người nghe vất vả, người ta không biết mình đang nói gì, gây bất tiện cho người ta. Ở đây cũng là nhắc nhở chính mình, nếu không có cách gì hiểu rõ ý của đối phương, tốt nhất là nhờ người ta nói lại, hoặc giả là chính mình thuật lại những gì mà đối phương đã nói, hỏi lại người ta xem có phải ý như vậy không, để tránh khỏi bị hiểu lầm.

Mục đích trao đổi với người khác là phải để cho người khác hiểu rõ cách nghĩ của mình, cho nên cần phải “chớ nói nhanh, chớ mơ hồ”. Không những thể hiện sự tu dưỡng của mình, mà còn là sự tôn trọng đối với người ta.

Cảm ơn sự ủng hộ của các bạn!

MỘT NGÀY ĐỆ TỬ QUY
Chia sẻ bằng cả trái tim. Công đức vô lượng!