Chia sẻ bằng cả trái tim. Công đức vô lượng!

MỘT NGÀY ĐỆ TỬ QUY (5) – ĐỌC SÁCH

Đọc sách buổi sáng: Cách đọc sách, có ba điểm; Tâm mắt miệng, tin đều trọng.

“Đệ Tử Quy” là cuốn sách thuyết minh cụ thể những sinh hoạt thường ngày, nói buổi sáng thức dậy phải “sáng dậy sớm”, mặc quần áo thì phải “mũ phải ngay, nút phải gài, vớ và giày, mang chỉnh tề”, sau đó là gấp chăn màn giường chiếu “nón quần áo, để cố định”, tiếp theo phải đánh răng rửa mặt thì “sáng rửa mặt, phải đánh răng”. Sau khi thức dậy làm vệ sinh cá nhân sạch sẽ rồi thì tốt nhất có thể có thời gian đọc sách buổi sáng, đặc biệt là trẻ nhỏ, càng phải nên dưỡng thành thói quen đọc sách buổi sáng từ khi còn nhỏ. Buổi sáng sớm khoan khoái dễ chịu, là thời gian tốt nhất cho sức ghi nhớ, có thể dùng ít sức hơn mà khởi tác dụng nhiều hơn, nên khéo dùng. Đương nhiên thời gian làm việc và nghỉ ngơi của mọi người không giống nhau, có thể dùng thời gian để đọc sách buổi sáng ngắn dài không như nhau, nhưng có thể dưỡng thành thói quen là quan trọng nhất, nếu như có thể kiên trì, cho dù mỗi ngày chỉ có 5 phút để đọc sách thôi, nhưng tích luỹ dần dần thì một tháng cũng có thể nhẹ nhàng đọc xong “Luận Ngữ”, có thể thấy “thời gian ít, cần chăm chỉ”, phải xác định mục tiêu đọc sách buổi sáng cho chính mình, lựa chọn một bộ kinh điển, căn cứ vào tình hình thực tế để vạch ra kế hoạch thật tốt, đồng thời kiên trì thực hiện.

Phương pháp đọc sách, trong “Đệ Tử Quy”“cách đọc sách, có ba điểm, tâm mắt miệng, tin đều trọng”, đây là phương pháp cụ thể để đọc sách, trước hết phải có tư thế ngồi lành mạnh, tốt nhất là có thể ngồi thẳng lưng ưỡn ngực, không được dựa vào lưng ghế, tư thế ngồi lành mạnh sẽ càng giúp cho việc nâng cao trạng thái tinh thần, có ích đối với sức tập trung. Tiếp theo, sách cũng phải ngay ngắn, sắp xếp sách vở thật gọn gàng chỉnh tề, ngay ngắn đối với cơ thể. Tiếp theo là bám theo chữ để đọc tụng, dùng “tâm đáo, nhãn đáo, khẩu đáo” (để tâm, để mắt, để miệng), dùng phương pháp “tam đáo” để đọc tụng, khi đọc to thì tốc độ chậm lại một chút, không nên mơ hồ không rõ ràng, phải tròn chữ, đọc sao cho từng chữ âm thanh sáng rõ, không thừa cũng không thiếu một chữ nào. Hơn nữa cũng phải nghe thật rõ ràng những âm thanh mình đọc, đây là nhiếp tâm, càng dễ ghi nhớ những văn tự mình đang đọc.

Trong sách “Quan Thư” của Vu Khiêm tiên sinh có chép: “Cuốn sách đa tình tựa cố nhân, sáng tối vui buồn thường bên thân“.Đó là nói đọc sách không mỏi mệt, vui ở trong đó, quan trọng chính là thông qua quá trình tích luỹ lắng đọng và nội hoá vào bản thân trong thời gian dài, liền có thể cảm nhận được niềm vui khi đọc sách, từ đó trở thành điều không thể thiếu trong cuộc sống, đem việc đọc sách buổi sáng thành một loại thói quen sinh hoạt, khiến cho việc đọc sách hoà quyện vào đời sống của chúng ta!

Cảm ơn sự ủng hộ của các bạn!

MỘT NGÀY ĐỆ TỬ QUY
Chia sẻ bằng cả trái tim. Công đức vô lượng!